Đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm với việc chống tham ô, lãng phí.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 32)

1 Hồ Chí Minh: Thư gửi cán bộ ngân hàng, tháng năm 965.

2.4. Đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm với việc chống tham ô, lãng phí.

lãng phí.

Để phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng đến việc đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm mà Người cũng cho rằng tiết kiệm phải đi đôi với việc tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.

Khi bàn về những trở lực lớn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã coi tham ô, lãng phí ( gắn liền với tệ quan liêu, mệnh lệnh ) cũng là một trở lực cần phải kiên quyết chống, bởi vì, trong điều kiện và hoàn cảnh Đảng lãnh đạo chính quyền, cán bộ, đảng viên có cương vị, công việc hàng ngày gắn nhiều đến những nhu cầu, lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế ( tiền bạc, của cải, v.v..) của Nhà nước, của nhân dân ở các ngành, các cấp, đó chính là “ những viên đạn bọc đường” có thể bắn gục con người, kể cả những người đã rất kiên cường dũng cảm trong đấu tranh cách mạng, trong lao tù chống bọn xâm lược và tay sai trước đây với nhiều chiến công không nhỏ, được Đảng và nhân dân ngợi ca, khen tặng. Người nhấn mạnh: “ Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ”1. Hồ Chí Minh coi đó là hành động xấu xa nhất của con người, làm phương hại sự nghiệp xây dựng nước nhà, là “ giặc nội xâm”. Nạn tham ô, lãng phí và quan liêu không chỉ là một tở lực lớn, mà còn là nguy cơ dẫ đến sự sụp đổ đối với mọi chế độ xã hội. Chủ nghĩa xã hội là chế độ thực sự của dân, do dân và vì dân, là chế độ xã hội có bản chất và mục tiêu ưu việt hơn hẳn các chế độ xã hội khác, do đó mà càng không thể tha thứ cho nạn tham ô, tham nhũng của cán bộ, đảng viên có chức có quyền.

Do thấy rõ sự nguy hại của căn bệnh nói trên như thế, chỉ hơn một tháng sau khi giành được chính quyền, ngày 17-10-1945, trong Thư gửi Ủy

ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra và phê phán những biểu hiện của chúng trong bộ máy nhà nước vừa mới được thành lập. Đó là sự hủ hóa, ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức.

Năm 1946, trong bài Tự phê bình, Hồ Chí Minh cho rằng nhiều người làm việc tốt và thanh liêm, “ song các tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch”. Ngày 1-3-1947, trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, Hồ Chí Minh lại thẳng thắn chỉ ra một trong những khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Đó là “ lợi dụng địa vị và công tác của mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công. Đạo đức cách mạng thế nào, dư luận chê bai thế nào cũng mặc”1.

Theo Người: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Có lẽ trong các thứ giặc mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm thì “ giặc ở trong lòng” là hết sức nguy hiểm và khó bài trừ nhất. Do đó, Người cho rằng: “ Tham ô, lãng phí và quan liêu là kẻ thù của nhân dân của bộ đội, của chính phủ”, là một trong những nguy cơ đe dọa sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, là một lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Theo Hồ Chí Minh, tham ô không chỉ biểu hiện ở những người có chức có quyền mà ngay cả nhân dân cũng có thể mắc tội tham ô. Người nói: “ Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của công làm của tư; Đục khoét của nhân dân; Ăn bớt của bộ đội… Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”2. Như vậy, tham ô thực chất là ăn cắp của cải của xã hội, nó là một tội ác lớn trong khi nhân dân đang phải cần kiệm để phát triển kinh tế đất nước.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, t.5, tr.74.

Bên cạnh tham ô, thì một trong những lý do cản trở, làm chậm bước tiến của xã hội, làm chậm sự phát triển nền kinh tế đất nước đó là sự lãng phí. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, lãng phí có nhiều cách: “ lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của… Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”1. Nguyên nhân gây ra lãng phí, theo Hồ Chí Minh là do trình độ non kém, do thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm.

Hồ Chí Minh không chỉ làm rõ khái niệm, nội dung, tác hại, mà còn phân tích nguyên nhân dẫn đến tham ô, lãng phí, đó là bệnh quan liêu: “Có nạn tham ô và lãng phí là vì bệnh quan liêu. Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn”. Người cho rằng, bệnh quan liêu là chỉ gieo hạt vun trồng cho tham ô lãng phí nảy nở, “vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”. Người nhấn mạnh: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân. Đó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng việc của ta, nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh thường coi đó “là hành động xấu xa nhất của con người... Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà”,

là “giặc nội xâm”. Bởi vì, tham ô, lãng phí, quan liêu thường đi liền với nhau và luôn và một trở lực lớn, là nguy cơ sụp đổ đối với mọi chế độ xã hội. Vì thế, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng, cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”, và “muốn trừ sạch nạn tham ô lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”.

Nguyên nhân sâu xa, bao trùm của các căn bệnh nêu trên, theo Hồ Chí Minh là chủ nghĩa cá nhân - một thứ trở lực nằm ngay trong mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi con người. Người coi chủ nghĩa cá nhân là một trở lực nội tại và là một nguyên nhân gốc gây ra bao khuyết điểm, sai lầm và trở lực khác. Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân. Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”. Vì như Người phân tích: chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành ta đi xuống dốc... vì thế càng nguy hiểm”,... “chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng..., chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. Do đó, “phải ra sức gột rửa chủ nghĩa cá nhân”. Tuy nhiên, Người cũng lưu ý rằng, “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Đặc biệt, Người nhấn mạnh trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì “thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách ra thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Do vậy, phải thường xuyên rèn luyện và “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.

Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh còn đề ra những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả. Trong đó, biện pháp trước nhất là phải kiên quyết chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Người nhắc nhở mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ phải thật thà tự phê bình, sửa chữa những khuyết điểm của mình, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Người đòi hỏi phải giữ gìn kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới, Đảng phải luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài, phải chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, coi đó là biện pháp hữu hiệu để chống bệnh quan liêu và mọi khuyết điểm khác của cán bộ, đảng viên. Theo Người, kiểm soát khéo thì bao nhiêu khuyết điểm sẽ lòi ra hết, và kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi.

Như vậy, bên cạnh việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để phát triển kinh tế đất nước, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp, các ngành phải ra sức tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và quan liêu. Người nói: “ Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”.1

CHƯƠNG III: Vận dụng tư tưởng “ đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí” trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w