Thực trạng vấn đề thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 41)

Việt Nam hiện nay.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, việc học tập và quán triệt những tư tưởng, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí là một vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách để phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững.

Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức nghiêm trọng. Một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới đất nước chính là tệ tham nhũng. Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, làm xói mòn long tin của nhân dân, là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta.

Mặc dù, nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng cũng như lãng phí hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, ngày càng tinh vi, có nguy cơ lan tràn ở mọi ngành, mọi cấp. Thậm chí, tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Văn

kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: “ Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn rất nghiêm trọng; kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm”1.

Trước hết có thể nói khái quát rằng, tình trạng tham nhũng hiện nay đang trong chiều hướng phát triển và đã trở thành một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Trước kia tham nhũng chỉ dừng lại như những hành vi tiêu cực của một số ít cán bộ, đảng viên hư hỏng, thoái hóa biến chất, những hành vi mang tính chất nhỏ lẻ của những người trực tiếp quản lý tiền, tài sản của Nhà nước. Cho nên, trong thời gian trước thập kỷ 90, thế kỷ XX, chũng ta không mấy khi dùng khái niệm “ tham nhũng”, một khái niệm chỉ những việc tham ô, hối lộ lan tràn đến mức trở thành một tệ nạn, một căn bệnh của bộ máy nhà nước. Từ đầu năm 1990, tham nhũng đã phát triển đến mức báo động không chỉ là những hiện tượng nhỏ lẻ đáng phê phán mà đã trở thành tệ nạn và được nhìn nhận như một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

Có thể đánh giá khái quát thực trạng tệ tham nhũng ở một số điểm sau:

Một là, mức độ tham nhũng ngày càng lớn. Qua kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử, cho thấy các vụ tham nhũng được phát hiện hoặc đưa ra xét xử có xu hướng tăng về quy mô: thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, lãng phí, thất thoát. Từ năm 1993 đến 2004, riêng lực lượng công an đã phát hiện 9960 vụ, việc về tham nhũng,

1 Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb.CTQG, 2004, tr.188. Nxb.CTQG, 2004, tr.188.

gây thiệt hại 7558 tỷ đồng. Trong đó có nhiều vụ án lớn như: Vụ tham nhũng ở Chi cục hải quan cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng Sơn ), Vụ Lã Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty Tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tiền thất thoat hoặc bị tham ô lên đến hơn 70 tỷ đồng; Vụ Ngô Thanh Lam- nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tham ô trên 4,6 triệu USD; Vụ mua bán hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may ở Bộ Thương mại, v.v..

Hai là, phạm vi tham nhũng ngày càng lan rộng, phổ biến. Ngoài các lĩnh vực nhạy cảm hay xảy ra tham nhũng như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý tài chính công, thuế, hải quan… tham nhũng đã lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay rất được coi trọng về đạo đức như giáo dục, y tế, chính sách thương binh, liệt sỹ, các chính sách nhân đạo, phúc lợi xã hội… Thậm chí tham nhũng xảy ra ở ngay các cơ quan bảo vệ pháp luật – những cơ quan cầm cân nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội như kiểm sát, xét xử.

Ba là, tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi. Tham nhũng ngày càng có tổ chức, lien quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, thậm chí đã mang đặc tính tội phạm xuyên quốc gia thông qua ký kết hợp đồng thương mại, phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài và các dự án khác để nhận tiền, gửi giá, chuyển tiền vào tài khoản mở ở nước ngoài hoặc mua tài sản, bất động sản ở nước ngoài, như vụ buôn lậu xăng dầu dưới hình thức tạm nhập, tái xuất hình thành đường dây khép kín từ Xingapo vào Việt Nam sang Campuchia của công ty TNHH Thành Phát ( Tiền Giang ), trong đó đối tượng nhận hối lộ cả tòa biệt thự, tàu chở dầu trị giá hàng tỷ đồng; Vụ Ngô Thanh Lam công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lợi dụng kỹ thuật máy tính để tham ô; Vụ 4 sỹ quan quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh đã móc nối với

người nước ngoài để lắp đặt trái phép 3 trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ để chuyển lưu lượng điện thoại quốc tế trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam, thu lợi bất chính và gây thiệt hại trên 9 triệu USD…

Bốn là, sự móc nối giữa các phần tử thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước với những phần tử tội phạm bên ngoài, giữa khu vực công và khu vực tư đang là vấn đề nhức nhối, có xu hướng phát triển nhanh hết sức nguy hiểm. Tình trạng này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong lĩnh vực trật tự xã hội, đó là việc bảo kê, che chắn cho các hành vi phạm pháp có tổ chức của bọn xa hội đen, vụ “ Khánh trắng”, “Phúc bồ” (Hà Nội) những năm trước kia, nà điển hình nhất là vụ “Năm cam”, rất nhiều cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật đã tiếp tay cho bọn tội phạm ngang nhiên hoành hành.

Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý các dự án đầu tư, sự móc nối giữa doanh nghiệp nhà nước, quan chức nhà nước với doanh nghiệp tư nhân để chuyển lợi nhuận vào túi tư nhân, để dễ dàng cho việc ăn chia và đối phó với cơ quan điều tra. Như vụ việc tại PMU.18 Bộ Giao thông vận tải vừa qua là một điển hình.

Như vậy, có thể thấy nạn “ Tham ô” như Hồ Chí Minh đã cảnh báo, đề cập đến trước đây, giờ đã và đang chuyển sang một giai đoạn mới, với hình thức và những biểu hiện tinh vi hơn, mà ngày nay chúng ta gọi nó với một mức độ cao hơn đó là “ Tham nhũng”. Hàng loạt các vụ tham nhũng ở nước ta trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn chúng ta bước vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền bạc, thời gian, công sức của nhân dân. Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát cũa mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỷ đồng. Đó là những con số khổng lồ, và càng đáng lo ngại hơn nữa nếu so sánh số tài sản bị thất thoát, lãng phí bởi

nạn tham nhũng và số thu ngân sách hàng năm của nước ta. Số thiệt hại do một công ty cấp quận như Tamexco gây ra cũng tương đương với tổng thu ngân sách trong một năm của cả một tỉnh.

Trong điều kiện là một nước đang phát triển, mọi nguồn lực cần phải huy động tối đa cho sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải chắt chiu cho việc xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác thì việc lãng phí, thất thoát tài sản, tiền của, thời gian, công sức do tham nhũng cần phải được coi là một thứ tội ác cần phải đấu tranh và xử lý mạnh mẽ. Bởi hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà hơn nữa, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân. Vì lợi ích cá nhân mà những kẻ tham nhũng sẵn sàng nhập cả một dây chuyền sản xuất đã lạc hậu hay một con tàu mua về chỉ có thể bán sắt vụn, những công trình xây dựng chưa sử dụng đã hư hỏng…

Ngoài ra, trong nhiều vụ, việc Nhà nước đầu tư cho một chương trình phát triển quy mô lớn hoặc đầu tư để xây dựng cơ sở đường sá, cầu cống, đê điều bị tham nhũng; một mặt, đội giá của chương trình hoặc công trình lên cao hơn rất nhiều so với giá trị thực, hơn nữa, còn làm chậm tiến độ, giảm chất lượng của công trình. Điều đó dẫn đến việc đầu tư của Nhà nước không hiệu quả trong khi kinh phí ngân sách lại rất tốn kém.

Cùng với tham nhũng, một thứ quốc nạn ở nước ta hiện nay, lãng phí cũng là vấn đề gây nhiều tác hại lớn về kinh tế, làm giảm lòng tin của nhân dân, tạo ra những bức xúc trong xã hội. Lãng phí gắn liền với quan liêu, tham nhũng. Nhiều khi do quan liêu mà lãng phí, quan liêu để xảy ra tham nhũng. Cả lãng phí và tham nhũng đều gây thất thoát lớn tiền của, tài sản,

công sức của Đảng, Nhà nước và nhân dân.Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta có thể hiểu lãng phí là sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, thời gian... vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định. Từ nhận thức cơ bản ấy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xem xét ở các lĩnh vực chính như: sử dụng các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước hoặc đơn vị trong đầu tư, quản lý xây dựng cơ bản; trong quản lý sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ và tài nguyên thiên nhiên; trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản; trong quản lý sử dụng thời gian, sức lao động, nguồn nhân lực...

Biểu hiện của lãng phí rất đa dạng. Có thể lãng phí một nguồn lực, một tài sản vì lý do nào đó không được khai thác, hoặc chậm sử dụng. Lại có thể do sử dụng khai thác không hết năng lực, cầm chừng, bỏ dở hoặc "đắp chiếu" không đưa vào sử dụng, làm hao phí vô hình. Cũng có thể đầu tư cho một dự án, một chương trình phát triển kinh tế - xã hội không khả thi, không đúng mục đích, không đúng nhiệm vụ, chất lượng kém phải phá đi, làm lại hoặc làm xong không sử dụng được, bỏ phí. Cũng có thể do sai lầm ngay từ ban đầu khi lập phương án, luận chứng thuyết minh không sát thực tế, thiếu điều tra cơ bản. Người và cơ quan cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt lại chủ quan, quan liêu, thiếu trách nhiệm, nóng vội hoặc vì lý do nào đấy mà chuẩn y thiếu đầy đủ các căn cứ, đến khi thực hiện không thành công hoặc kết quả thấp cũng gây ra lãng phí. Cũng có thể lãng phí do phô trương, hình thức, chi phí quá mức cần thiết, hoặc không cần thiết...Có nhiều phương diện khác nhau, để xem xét, xác định tình trạng lãng phí, song có thể căn cứ ở mấy điểm chính sau:

Lãng phí do những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác trên mức hợp lý. Hoặc không đạt được mục tiêu, kết quả đã xác định, nếu có thì chất lượng, hiệu quả ở mức thấp hơn yêu cầu đặt ra. Do những hư hao, tổn thất không đáng có hoặc không thể được phép. Khái quát lại, những điểm nêu trên do hành vi chủ quan của cá nhân, tập thể đều được gọi là hành vi lãng phí.Lãng phí có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ trung ương xuống cơ sở; các cơ quan hành chính nhà nước; các doanh nghiệp, các cơ quan sự nghiệp; các tổ chức chính trị -xã hội; trong các gia đình và từng người dân. Lãng phí có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi đối tượng: cán bộ, nhân dân, người lớn, trẻ em, người ở bất kỳ cương vị công tác, sản xuất, sinh sống như thế nào, ở đâu. Lãng phí trong lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt tiêu dùng. Lãng phí về tiền của, tài sản, thời gian, sức lực, tài nguyên môi trường. Lãng phí có thể tác hại đến xã hội, cơ quan, đơn vị, cá nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài, thấy được hoặc khó thấy... Cho nên chống lãng phí là việc làm cần thiết, toàn diện, triệt để, hệ thống, đồng bộ, thường xuyên. Nó phải trở thành ý thức tự giác đối với mọi người trên cơ sở có nhận thức đúng về bản chất, tác hại của lãng phí đối với xã hội và cá nhân.

Lãng phí có thể từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều tùy theo tính chất và phạm vi của nó. Lãng phí có khi thành thói quen do chủ thể gây ra mà không hề nhận thức được như lãng phí thời gian, đi muộn về sớm, làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm, hiệu quả thấp. Thói quen tiêu xài, sinh hoạt trên mức thu nhập của bản thân, gia đình làm lãng phí tiền của, thời gian, sức khỏe. Có khi lãng phí một cách có chủ định nhằm phô trương hình thức trong hội họp, kỷ niệm, tổng kết, lễ hội, ma chay, cưới hỏi... Cũng có trường hợp không muốn lãng phí, không thể lãng phí do túng thiếu nhưng vì do

những tập tục, thói quen mà sinh ra lãng phí. Người tổ chức biết rõ sự lãng phí nhưng vẫn làm với mục đích cá nhân hay động cơ trước mắt hoặc bởi một lý do nào đấy. Tất nhiên họ có đủ "lý lẽ" để ngụy biện cho sự "cần thiết" của việc làm lãng phí mà họ gây ra. Dù ở hình thức và phạm vi nào, hậu quả của lãng phí là thiệt hại tài sản, tiền của, thời gian, sức lực của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, nhân dân, gây ra những tiêu cực xã hội về nhiều mặt.

Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, không phung phí sức lực, thời gian, của cải và có thể để dành được do biết chi tiêu, sử dụng đúng mức trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt. Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn mang lại kết quả cụ thể, vẫn đạt được mục đích đã xác định. Tiết kiệm cũng có thể sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức, quy định, chế độ nhưng đạt hiệu quả, chất

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 41)