Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 30 - 33)

Trên địa hình bề mặt Trái Đất, các thung lũng sông, suối và các dạng địa hình do chúng tạo nên rất “nhạy cảm” với chuyển động tân kiến tạo và hiện đại, đặc biệt nhạy cảm với các đứt gãy hoạt động. Trong quá trình hình thành và phát triển

21

của thung lũng sông, suối, một trong những vai trò quyết định chính là chuyển động tân kiến tạo và hiện đại của vỏ Trái Đất. Vai trò đặc biệt quan trọng, chủ đạo và khống chế sự phát triển của thung lũng sông chính là các đới phá huỷ đứt gẫy tân kiến tạo. Do đó, phần lớn các thung lũng sông, suối tồn tại và phát triển trên bề mặt Trái Đất (có thể là một phần, có thể là từng đoạn) đều được đặt lòng theo các đứt gãy tân kiến tạo và đứt gãy đang hoạt động. Đặc điểm phân bố, hình thái, đặc điểm phát triển và hoạt động xâm thực hay tích tụ của các sông, suối chịu sự chi phối của đặc điểm hoạt động của các đới đứt gãy tân kiến tạo và đứt gẫy đang hoạt động.

Biến động bờ hồ diễn ra ở các hồ chứa chính là sự hình thành và phát triển của các quá trình trượt lở bờ hồ (TLBH) và bồi lắng lòng hồ (BLLH). Trượt lở bờ hồ và bồi lắng lòng hồ là các quá trình địa chất động lực, hình thành và phát triển trong bối cảnh tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội. Do vậy, để đánh giá biến động bờ hồ cần phải có cách tiếp cận đồng bộ và đúng đắn.

1- Tiếp cận không gian và thời gian: các tư liệu viễn thám kết hợp với các tài liệu thu thập được chứa đựng những thông tin một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất các yếu tố phủ trên bề mặt Trái đất trong không gian và theo thời gian. Các TBĐC diễn ra cùng các yếu tố tác động phát sinh chúng trên bề mặt Trái đất được chiết xuất từ ảnh viễn thám thể hiện theo cả hai hướng không gian và thời gian. Tiếp cận không gian cho phép đánh giá hiện trạng, dự báo TBĐC theo cấp quy mô. Tiếp cận thời gian cho phép đánh giá hiện trạng, dự báo TBĐC theo quy luật xuất hiện, phát triển.

2- Tiếp cận trực tiếp: khảo sát, đo vẽ chi tiết ngoài thực địa các đặc trưng của khối trượt bờ hồ, xác định các yếu tố phát sinh là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu cảnh báo nguy cơ và đề xuất giải pháp phòng tránh tai biến TLBH và BLLH. Trên cơ sở điều tra khảo sát đo vẽ chi tiết ngoài thực địa các đặc trưng về khối trượt (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, kiểu trượt), đặc điểm các yếu tố phát sinh tai biến, cho phép đánh giá quy mô, cường độ, tần xuất và vai trò của từng yếu tố trong phát sinh TLBH và BLLH.

22

các quá trình địa chất ngoại sinh, nội sinh và hoạt động KT-XH của con người. TLBH và BLLH được hình thành và phát triển trong một hệ thống mở, chịu sự tác động tương tác của các yếu tố thành phần. Mỗi yếu tố thành phần có tính đặc thù, mức độ tác động phát sinh TLBH và BLLH khác nhau. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng tai biến và đối sánh với mỗi yếu tố trong hệ thống mở đó, cho phép tiến hành đánh giá nguy cơ tai biến theo các yếu tố thành phần và tiến tới khoanh vùng cảnh báo nguy cơ tai biến TLBH và BLLH.

4- Tiếp cận lịch sử: trong lịch sử địa chất, tai biến địa chất thường diễn ra với tần suất, quy mô khác nhau. Từ những số liệu thống kê ghi nhận trong quá khứ, kết quả khảo sát thực địa các điểm TLBH và BLLH cổ và hiện tại, cho phép nhận dạng sự xuất hiện và diễn biến của chúng trong quá khứ, hiện tại và khả năng xuất hiện trong tương lai. Do đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử và những kết quả khảo sát hiện trạng trượt lở đất cho phép xác lập sự phân bố, diễn biến và quá trình phát triển của chúng.

5- Tiếp cận phát sinh, dựa vào nhận thức rằng, sự phát triển của TBĐC trong tương lai sẽ theo khuynh hướng nào, theo quy luật nào và ở độ lớn nào là do tác động tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của TBĐC đó quyết định. Với điều kiện công nghệ và kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là công nghệ GIS, người ta càng muốn và càng có thể đưa nhiều nhân tố vào đánh giá dự báo sự phát triển của TBĐC. Cần nhấn mạnh, cách tiếp cận phát sinh đơn thuần chỉ áp dụng trong trường hợp nghiên cứu đánh giá tai biến, thành lập các bản đồ tai biến ở tỷ lệ nhỏ, trung bình trong trường hợp thiếu hoặc không có các tài liệu về hiện trạng tai biến đó.

6- Tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: hậu quả của tai biến đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Do đó, để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác hiện trạng, các yếu tố tác động phát sinh cũng như hậu quả mà tai biến gây ra, đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như: Địa mạo, Địa chất, Khí tượng Thủy văn, Lâm nghiệp, Giao thông, Thủy lợi,.... Các cơ sở dữ liệu của các ngành, lĩnh vực nói trên

23

cho ta có một cách nhìn đầy đủ, tổng quan về vai trò của các yếu tố tác động phát sinh tai biến. Trên cơ sở đó, cho phép đánh giá vai trò của những yếu tố chính, yếu tố trực tiếp, yếu tố gián tiếp trong phát sinh, phát triển tai biến trên toàn vùng nghiên cứu. Từ đó giúp cho việc khoanh vùng cảnh báo nguy cơ, đi đến dự báo tai biến có độ tin cậy và phòng tránh chúng đạt được hiệu quả cao.

Quá trình hình thành và phát triển của thung lũng sông cũng như hồ thủy điện được ghi nhận và thể hiện rất rõ trên các dữ liệu ảnh viễn thám qua các thời kỳ. Do vậy, bằng tổng hợp các phương pháp phân tích viễn thám và bản đồ, các phân tích chuyên ngành và phân tích đánh giá tổng hợp cho phép xác lập quá trình biến động bờ hồ và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến sự bền vững của hồ thủy điện Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 30 - 33)