Đặc điểm hiện trạng trượt lở bờ hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 41 - 53)

Năm 1986- 1987, khi mực nước hồ mới dâng đến cao trình 45m và tồn tại trong thời gian 3 tháng, trong phạm vi đới dao động mực nước đã xảy ra hiện tượng trượt lở bờ. Các khối trượt xảy ra phổ biến trong tầng eluvi - deluvi có thành phần á sét lẫn dăm sạn. Trên sườn dốc 30 - 500 bên bờ phải sông Đà thuộc khu vực tuyến Làng Gia - Suối Rút, xuất hiện một khối trượt cao 3m, rộng 5m, sâu 1m, trượt từ lớp đá vôi bị phong hoá và nứt nẻ mạnh thuộc hệ tầng Đồng Giao (T2 đg). Ở một số vị trí khác các khối trượt lở thường khoét sâu vào tầng đá phong hoá mạnh.

Cuối năm 1987 và đầu năm 1988, mực nước hồ chỉ dâng lên cao trình 45m trong 3 tháng rồi rút xuống mực nước sông Đà bình thường. Từ Bản Mực về đến đập có 6 đoạn bờ sông Đà bị sạt, trượt lở. Các khối trượt có kích thước trung bình cao 10 - 20m, rộng 5 - 20m, sâu 2 - 4m; thường phát triển trong đới eluvi - deluvi, ít khi vào đới phong hoá dập vỡ. Đoạn bờ trái dài 1.500m gần Thác Bờ bị sạt lở rất mạnh. Trên đoạn bờ phải gần tuyến Làng Gia, dài khoảng 500m, số lượng và quy mô sạt đều tăng mạnh hơn trước. Trên đoạn bờ phải sông Đà đối diện Xóm Lau, dài 700m, xác nhận được nhiều khối trượt quy mô khác nhau. Đoạn bờ trái sông Đà vùng tuyến Làng Trương dài 1.200m trước kia rất ổn định nay bị sạt lở mạnh gồm nhiều khối sạt phân bố liên tiếp nhau. Đoạn từ suối Vôi đến tuyến đập trước đây hoàn toàn không bị sạt nay gặp 3 khối ở cả hai bên bờ. Các bờ suối lớn: suối Rút, Ngòi Hoa, suối Chiêu và suối Hiền Lương cũng phát triển rầm rộ hoạt động sạt lở trong đới dao động mực nước. Tại phà Bờ cạnh Làng Gia, khu vực thị trấn Đà Bắc, Chợ Bờ cũng xảy ra các hiện tượng sạt lở với mức độ đáng kể.

Năm 1989 mực nước hồ dao động từ cao trình 84m đến 89m, các khối sạt quan sát được trước đây hoàn toàn chìm ngập trong nước. Tháng 6/1989, theo kết quả khảo sát của Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 1 cho thấy, dọc hai bên bờ hồ từ Bản Mực đến Bản Vàn (Chiêm Vàn) đã có tới 16 khối sạt lở lớn nhỏ, trong đó có 2 khối

32

trượt khá lớn (khối Vạn Yên và khối Bản Mực) khoét sâu vào đá gốc. Hai khối này hình thành từ những năm trước, nay phát triển lên cao. Khối trượt Bản Mực có chiều rộng 20 - 22m, cao 10 - 15m, sâu 3 - 5m, xảy ra trong tầng eluvi - deluvi và đới phong hoá mạnh của đá phiến sét mầu xám trắng phân lớp mỏng, cát bột kết hệ tầng Sông Mua (D1 sm). Nhiều chỗ đất đá bị vò nhàu, dập vỡ. Ngoài ra còn gặp các khối trượt lở nhỏ có chiều cao 5 - 10m, rộng 1 - 2m, sâu 0,3m thường nằm trong đới dao động mực nước. Các khối trượt tập trung chủ yếu trong vùng phân bố các đá phiến sét, cát bột kết, đá phiến xerixit, phiến lục. Trượt lở chủ yếu xảy ra trong tầng eluvi- deluvi và đới phong hoá dập vỡ. Đầu năm 1991 mực nước dao động trong phạm vi cao trình 101 - 110m đến cuối năm thì mực nước đạt đến cao trình 115,4m. Các hiện tượng nứt- trượt đất dọc theo bờ hồ quan sát thấy ở Làng Ngòi, Tà Phù, Nánh, suối Lúa các vết nứt đã mở rộng và phát triển sâu hơn so với năm 1990. Từ đập lên đến Bản Vàn gặp 8 khối sạt ở mép nước, trong đó có 4 khối đã hình thành từ khi mới tích nước hồ và tiếp tục phát triển lên cao. Đáng chú ý là các khối trượt lở lớn ở mũi nhọn Vạn Yên, Bản Mực và Tạ Khoa, trong đó khối trượt ở mũi nhọn Vạn Yên có kích thước lớn, dài 30m, phát triển cao lên trên mép nước 10m, sâu 3 - 4m, trượt xảy ra trong lớp đất đá phong hoá của đá phiến sét, phiến lục hệ tầng Cẩm Thuỷ (P2 ct). Năm 1992 mực nước hồ được giữ ở mực nước trước lũ 90m. Hiện tượng sạt lở diễn ra mạnh hơn nhiều so với các năm trước. Từ tuyến đập lên đến Bản Vàn gặp gần 100 điểm sạt lở. Bên bờ phải hồ tại Làng Gia, sạt lở lớn xảy ra từ cao trình 120 - 128m kéo dài xuống mép nước. Khối rộng chừng 50m, cao tới 50m; xảy ra trong đá cát kết, bột kết phong hoá vỡ vụn hệ tầng Sông Mua (D1 sm). Tại cửa suối Sinh Vinh xuất hiện khối sạt rộng 30m, cao 20 - 30m, sâu 1- 3m. Sạt xuất hiện trong tầng cát kết, bột kết lẫn dăm sạn kết bị phong hoá mạnh và nứt nẻ mạnh của hệ tầng Sinh Vinh (O3- S sv). Ở đây hệ thống khe nứt chính gần như cắt vuông góc với mặt lớp có thế nằm nghiêng về phía hồ, tạo nên các khối đá có thể tích 0,3- 1m3, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng sạt lở bờ phát triển mạnh. Ở Khủa, quan sát được một khối trượt rộng 40 m, sâu 3 - 6m, cao tới sát mực nước dâng bình thường. Đá gốc là đá phiến sét, bột kết phong hoá mạnh, nứt nẻ nhiều thuộc hệ tầng Bó Hiềng (S2- D1 bh). Đặc biệt trên

33

đoạn bờ hồ từ Suối Lúa đến bến phà Vạn Yên đã xảy ra sạt lở mạnh. Đoạn này bờ hồ có độ dốc khá lớn, cấu thành bởi đá bazan bị ép phiến thuộc hệ tầng Cẩm Thuỷ (P2 ct). Trượt lở mạnh xảy ra trong đới phong hoá, dập vỡ. Có thể coi khối trượt ở mũi nhọn Vạn Yên là lớn nhất trong khu vực hồ Hoà Bình (rộng 70m, cao 30 - 40m, sâu trên 10m). So với năm 1991, trượt lở xảy ra ở mũi nhọn Vạn Yên trong thời gian này mạnh hơn. Một điểm trượt lở đáng kể khác ghi nhận được ở cạnh cửa suối Tạ Khoa. Đất đá ở đây là đá phiến sét xen kẹp cát kết phong hoá mạnh có thế nằm thuộc hệ tầng Tạ Khoa (D1- 2 tk). Đới phong hoá bị dập vỡ nhiều dễ dàng bị sạt lở. Năm 1992, ở độ cao 130m hình thành khối sạt rộng 50m, sâu 3- 6m, cao tới 40m. Các khu vực phát triển mạnh là các đoạn: Hạt- Kế, suối Lúa- Vạn Yên, Bản Mong- Bản Tranh, Bản Tranh- Tạ Khoa. Một số công trình xây dựng ven bờ hồ bị nứt cũng đã quan sát thấy như ở Trạm Quản lý đường sông Vạn Yên, Trụ sở cơ quan Môi trường Vạn Yên. Năm 1995 trượt lở hai bên bờ hồ vẫn phát triển và đặc biệt mạnh mẽ sau mùa mưa. Những đoạn bờ hồ đã bị sạt lở và những điểm sạt lở cũ vẫn tiếp tục phát triển. Năm 1996 - 1997 cả hai bên bờ hồ ít bị trượt lở hơn năm trước và tạm thời ổn định. Những khu trượt lở mạnh vẫn tiếp tục phát triển song ở mức độ thấp. Phần lớn là các trượt lở có quy mô trung bình và nhỏ. Trong năm 1998- 1999, 2001 - 2002 Viện Địa chất đã tiến hành khảo sát hiện tượng trượt lở dọc bờ hồ Hoà Bình, từ Pa Vinh về đập. Đã quan sát được 65 điểm trượt lở, sạt lở, trong đó một số điểm lớn giống như đã được mô tả ở trên. Mỗi điểm thường bao gồm nhiều điểm trượt lở nhỏ tạo thành các cụm điểm, cách nhau vài mét đến vài chục mét và kéo dài trên một đoạn bờ khoảng vài trăm mét. Năm 2013, Tác giả tham gia cùng đoàn công tác Viện Địa chất đã tiến hành khảo sát bổ sung và theo dõi diễn biến các khối trượt cho thấy diễn biến trượt lở vẫn giống như các năm từ 1998-2002. Tuy nhiên, do nhiều lần mực nước hồ hạ thấp nên hiện tượng trượt lở ở mép hồ thuộc các phần đất mới được tích tụ vào những năm trước cũng diễn ra mạnh ở một số nơi đặc biệt là các vùng đã trượt lở lớn từ trước, vật liệu tích đọng do trượt lở ở ngay dưới sườn bờ ngầm nay hạ thấp mực nước ngầm sâu nên các thành tạo này lại tiếp tục trượt mạnh.

34

Người hướng dẫn: TS. Phạm Quang Sơn, Học viên: Doãn Đình Hiến

TS. Phạm Văn Hùng

Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng trượt lở bờ hồ Hòa Bình (trên ảnh Landsat-2010)

Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng trượt lở bờ hồ thủy điện Hòa Bình

STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước 1 20,7998 105,097 TB 82 20,8956 104,986 L 2 21,0609 104,719 L 83 20,8773 104,999 N 3 21,2051 104,372 N 84 20,918 104,981 N 4 21,038 104,714 TB 85 20,9213 104,973 L 5 20,7527 105,255 N 86 20,9157 104,955 N 6 20,7558 105,257 L 87 20,9403 104,945 L 7 20,7488 105,252 TB 88 20,9296 104,944 TB 8 20,7467 105,25 L 89 20,9392 104,934 TB

35

STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước 9 20,7461 105,235 TB 90 20,9665 104,927 N 10 20,7517 105,229 TB 91 20,9586 104,932 L 11 20,7515 105,226 N 92 20,9567 104,935 N 12 21,4784 104,035 L 93 21,0322 104,873 L 13 21,4997 104,018 N 94 21,1574 104,672 L 14 21,4448 104,025 TB 95 21,4983 104,014 N 15 21,3169 104,18 L 96 21,5156 104,023 L 16 20,8256 105,234 TB 97 21,4946 104,01 TB 17 20,7817 105,158 L 98 21,2766 104,267 TB 18 20,8464 105,045 TB 99 21,2716 104,269 TB 19 21,0554 104,644 TB 100 21,2884 104,218 L 20 21,0917 104,591 L 101 21,2946 104,216 N 21 21,0295 104,744 L 102 21,299 104,213 L 22 21,0222 104,805 TB 103 21,4245 104,126 N 23 20,8747 105,011 N 104 21,4244 104,129 N 24 20,862 105,027 N 105 21,4292 104,141 N 25 20,7533 105,065 L 106 21,4939 104,023 TB 26 20,75 105,075 N 107 21,4908 104,027 TB 27 20,8004 105,226 L 108 21,5154 104,028 TB 28 20,8371 105,278 L 109 20,7783 105,215 N 29 20,7505 105,154 TB 110 20,8104 105,248 L 30 20,7558 105,167 L 111 21,4745 104,039 L 31 20,7561 105,097 TB 112 21,2698 104,249 TB 32 20,7484 105,131 TB 113 21,3243 104,173 TB 33 20,8307 105,279 N 114 21,3476 104,18 L 34 21,4894 104,099 TB 115 21,3644 104,179 TB 35 20,7941 105,325 L 116 21,2521 104,29 TB

36

STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước 36 20,7549 105,06 TB 117 21,2254 104,305 L 37 20,7534 105,057 L 118 21,2147 104,33 TB 38 20,7446 105,07 TB 119 21,1455 104,424 L 39 20,7445 105,055 L 120 21,1531 104,422 N 40 20,7427 105,062 TB 121 21,1038 104,498 L 41 20,7431 105,074 TB 122 21,1329 104,457 L 42 20,8008 105,126 L 123 21,0706 104,52 L 43 20,7461 105,054 N 124 21,0715 104,541 L 44 20,7489 105,109 L 125 21,0834 104,557 N 45 20,7723 105,098 TB 126 21,0862 104,57 TB 46 20,7686 105,128 L 127 21,0507 104,573 TB 47 20,7686 105,122 TB 128 21,041 104,592 TB 48 20,7471 105,081 L 129 21,0416 104,606 N 49 20,7506 105,085 TB 130 21,0468 104,611 L 50 20,7482 105,076 TB 131 21,0726 104,577 L 51 20,7548 105,09 L 132 21,0562 104,601 L 52 20,7564 105,068 N 133 21,0639 104,546 N 53 20,7459 105,06 L 134 21,0188 104,677 L 54 20,7861 105,106 N 135 21,0184 104,648 L 55 20,7861 105,116 L 136 21,0279 104,666 TB 56 20,7872 105,1 TB 137 21,0136 104,686 L 57 20,7902 105,101 N 138 21,0967 104,693 TB 58 20,7933 105,1 L 139 21,0802 104,567 L 59 20,792 105,095 TB 140 21,0814 104,518 TB 60 20,7943 105,093 L 141 21,0778 104,706 L 61 20,7854 105,11 TB 142 21,0488 104,864 TB 62 20,7809 105,106 L 143 21,0247 104,869 N

37

STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước STT Vĩ độ Kinh độ Kích thước 63 20,781 105,144 N 144 20,9977 104,893 N 64 20,7818 105,097 N 145 20,8224 105,075 TB 65 20,7824 105,095 L 146 20,8086 105,111 N 66 20,7792 105,079 N 147 20,822 105,259 TB 67 20,7765 105,082 TB 148 20,7772 105,197 N 68 20,7776 105,087 TB 149 20,7341 105,206 N 69 20,7802 105,091 TB 150 20,7257 105,21 TB 70 20,7881 105,087 N 151 20,7396 105,187 L 71 20,7903 105,091 L 152 20,7079 105,224 L 72 20,8321 105,115 N 153 20,7414 105,196 L 73 20,8276 105,1 L 154 20,7288 105,162 TB 74 20,8188 105,088 TB 155 20,8452 105,26 TB 75 20,8272 105,112 N 156 20,81 105,277 N 76 20,8408 105,112 L 157 20,8033 105,288 N 77 20,8406 105,12 N 158 20,7838 105,286 L 78 20,8417 105,124 TB 159 20,7775 105,257 L 79 20,8655 105,003 TB 160 20,7903 105,262 N 80 20,9079 104,983 L 161 20,7555 105,239 L 81 20,8692 105,012 N Chú thích: N- Nhỏ, TB- Trung bình, L- Lớn

Dưới đây là những mô tả điểm trượt lở mới nhất còn quan sát được theo từng

đoạn hồ từ thượng lưu về đập (hình 2.1, bảng 2.1, hình 2.2-2.17):

- Đoạn từ Pa Vinh đến bản Lừm. Đoạn này lòng hồ tương đối hẹp, vách hồ khá dốc, về cơ bản vẫn giữ được những đặc tính cơ bản của phần sông Đà cũ. Phần lớn các sạt lở trên đoạn này là những trượt lở nhỏ, hoặc cụm trượt lở nhỏ xảy ra trong đá phong hoá hệ tầng Mường Trai, Cẩm Thuỷ. Mỗi cụm điểm thường là tập hợp 2 - 3

38

điểm trượt lở nhỏ. Các trượt lở dọc ven đường ra phà Tạ Bú, trên vách đồi quan sát được một số vết trượt 20 - 30m3.

- Đoạn từ bản Lừm đến bản Chanh. Đây là khu vực có vận tốc trung bình dòng chảy nhỏ (0,02 - 0,14m/s), quá trình bồi lắng xảy ra mạnh mẽ nhất. Đất đá cấu tạo bờ chủ yếu là đá vôi xen kẹp phiến sét, phiến silic hệ tầng Tốc Tát, cát kết, đá phiến sét hệ tầng Tạ Khoa. Ở hạ lưu suối Tạ Khoa lộ đá xâm nhập granit phức hệ Điện Biên. Trên đoạn này quan sát được khá nhiều các vết trượt nhỏ đến trung bình, tập trung ở các khu vực Tạ Hộc, Bản Ngà, Bản Chao, Tạ Khoa. Tại Trạm Quản lý đường sông Tà Hộc sạt lở quy mô trung bình đã xảy ra ở khu vực mép nước trên tầng eluvi - deluvi của trầm tích hệ tầng Tốc Tát. Đá bị phân phiến, vò nhàu, dập vỡ mạnh. Trượt lở đã làm sân của Trạm bị nứt, các vết nứt rộng 1 - 3mm theo hướng 100 kéo dài liên tục 15 - 20m. Cách Tà Hộc khoảng 3km (gần Bản Chao) có 4 điểm trượt lở có kích thước trung bình 10m x 10 - 20m x 0,5m. Phía thượng lưu Tạ Khoa, bên bờ phải hồ gặp liên tục 6 điểm trượt lở ở mức độ trung bình. Mỗi điểm gồm nhiều điểm trượt lở nhỏ cách nhau vài chục mét kéo dài trên đoạn bờ 150m; chỗ trượt cao nhất 20 - 30m, sâu tới 1m. Trên đoạn từ Tạ Khoa đến Bản Chanh, hai bên bờ hồ phát hiện thấy 6 điểm trượt lở, tập trung ở gần cửa suối Nậm Khoa, phà Tạ Đo, Bản Mường Khoa, Bản Tranh. Hầu hết các điểm trượt lở đều gồm nhiều điểm nhỏ (10m x 10 - 15m x 0,5m), nằm trong phạm vi đới dao động của mực nước hồ. Các cụm điểm trượt lở cách nhau vài chục mét và kéo dài trên đoạn bờ tới 400 - 500m.

Hình 2.2: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại Mường La (Ảnh: Doãn Đình Hiến)

Hình 2.3: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại Mường La (Ảnh: Doãn Đình Hiến)

39

Hình 2.4: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại Mường La (Ảnh: Doãn Đình Hiến)

Hình 2.5: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại Vạn Yên (Ảnh: Doãn Đình Hiến)

Hình 2.6: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại bờ trái hồ Hòa Bình ở Bắc Yên (Ảnh: Doãn Đình Hiến) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.7: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại bờ trái hồ Hòa Bình ở Bắc Yên (Ảnh: Doãn Đình Hiến)

Hình 2.8: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại đầu cầu Tạ Khoa (Ảnh: Doãn Đình Hiến)

Hình 2.9: Trượt lở trong vỏ phong hóa tại đầu cầu Tạ Khoa (Ảnh: Doãn Đình Hiến)

40 - Đoạn từ bản Chanh đến đập

Đây là khu nước sâu và tương đối tĩnh, tốc độ dòng chảy rất nhỏ (0,01 -0,1m/s). Trên đoạn này có thể mô tả hiện tượng trượt lở bờ theo các phân đoạn sau:

- Từ Bản Chanh đến Bãi Tre

Lòng hồ hẹp, độ dốc sườn lớn. Khu vực trượt lở đáng kể là đoạn bờ hồ ở Bản Chanh. Tại đây có các điểm trượt lở nhỏ trong lớp bồi tích và lớp eluvi - deluvi của tầng cát kết, đá phiến sét hệ tầng Tạ Khoa (D1- 2 tk). Các điểm này kéo trên đoạn bờ dài vài trăm mét, cao tới từ 10 - 15m, sâu 0,5m. Ngoài ra còn gặp 2 cụm điểm trượt lở khác và 1 điểm trượt lở cũ (có lẽ đã xảy ra trong thời gian nhiều năm trước) bên bờ phải hồ có quy mô khoảng 100m x 70m x 20m. Ở khu vực gần Bãi Vàng gặp 5 điểm trượt lở. Ngoài ra ở bên phải hồ (đối diện Bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 41 - 53)