Nguyên tắc xây dựng bản đồ tai biến địa chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 87 - 92)

Trong nghiên cứu đánh giá TBĐC nói chung, tai biến TLBH và BLLH nói riêng, ngoài nghiên cứu lịch sử - hiện trạng, nhiệm vụ rất quan trọng là nghiên cứu dự báo sự phát sinh và phát triển về mặt không gian và thời gian của tai biến TLBH và BLLH. Trong khoa học tự nhiên nói chung, các khoa học về Trái đất nói riêng, xây dựng bản đồ là công cụ phổ biến, quan trọng, không thể thiếu. Xây dựng bản đồ thường được xem vừa là phương pháp nghiên cứu, vừa là phương tiện thể hiện các kết quả nghiên cứu một cách hữu hiệu nhất. Các bản đồ dự báo TBĐC phản ánh những dự đoán về sự phát sinh và phát triển của TBĐC trong tương lai cả về mặt không gian, thời gian và các thông số đặc trưng độ nguy hiểm của TBĐC. Mặt khác, xây dựng bản đồ là công cụ phổ biến, quan trọng, không thể thiếu. Xây dựng bản đồ thường được xem vừa là phương pháp nghiên cứu, vừa là phương tiện thể hiện các kết quả nghiên cứu một cách hữu hiệu. Cũng như trong các lĩnh vực khác, theo nội dung, một cách chung nhất, các bản đồ TBĐC có thể phân làm 3 loại:

- Các bản đồ hiện trạng TBĐC phản ánh sự phân bố trong không gian (có khi cả thời gian) các TBĐC đã xảy ra theo những dấu hiệu nào đó, thường và hay nhất là các thông số đặc trưng cho độ nguy hiểm của TBĐC.

78

- Các bản đồ dự báo TBĐC phản ánh những dự đoán về sự phát sinh và phát triển của TBĐC trong tương lai cả về mặt không gian và thời gian và các thông số đặc trưng độ nguy hiểm của TBĐC.

- Các bản đồ phân vùng TBĐC, phản ánh quy luật phát sinh, phát triển và độ nguy hiểm của TBĐC trong không gian và thời gian. Có bản đồ phân vùng hiện trạng TBĐC, cũng có bản đồ phân vùng dự báo TBĐC. Nhưng thường phát triển nhất là loại thứ hai.

Không nên và không thể đồng nhất 3 loại bản đồ nói trên, đặc biệt là 2 loại bản đồ sau. Có thể ví (tất nhiên, mọi sự ví bao giờ cũng có những khập khiễng nhất định) sự khác nhau giữa bản đồ dự báo TBĐC và bản đồ phân vùng TBĐC như sự khác nhau giữa bản đồ địa chất thuỷ văn và bản đồ phân vùng địa chất thuỷ văn, giữa bản đồ địa chất công trình và bản đồ phân vùng địa chất công trình, giữa bản đồ địa mạo và bản đồ phân vùng địa mạo. Bản đồ dự báo TBĐC (bản đồ nguy cơ) dự báo sự phát triển trong không gian (trước hết) theo một thông số (cũng có thể một thông số tổng hợp) nào đó trên những đơn vị từ nhỏ nhất mà kỹ thuật bản đồ có thể phản ánh được, phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ. Các đơn vị diện tích lớn nhỏ khác nhau với 5, 7 cấp độ nguy hiểm khác nhau, phân bố đan xen nhau, nhiều khi rất phức tạp, tuy rằng, nói chung, có quy luật, nhưng phải qua một quá trình phân tích nhất định, trong nhiều trường hợp, rất khó khăn mới nhận ra được. Quá trình phân tích nhận ra quy luật phân bố không gian của TBĐC và phản ánh quy luật đó trên bản đồ chính là nghiên cứu, phân vùng và xây dựng bản đồ phân vùng. Bản đồ dự báo chỉ phản ánh sự phân bố không gian TBĐC theo dự báo, còn bản đồ phân vùng dự báo phản ánh quy luật của sự phân bố TBĐC được dự báo. Bản đồ phân vùng rõ ràng là đơn giản hơn, nhưng trí tuệ hơn. Các TBĐC cũng như nhiều quá trình tự nhiên khác, thường phân hoá một cách có quy luật thành nhiều tầng, nhiều cấp khác nhau từ thấp đến cao. Phản ánh quy luật ấy, bản đồ phân vùng TBĐC cũng có nhiều cấp khác nhau từ thấp đến cao. Người xây dựng bản đồ phải ý thức được quy luật ấy để xây dựng bản đồ phân vùng với nhiều cấp, phản ánh đúng quy luật phân hoá của tự nhiên, không nên xây dựng đơn giản trong một cấp, trừ trường hợp rất hiếm hoi, trong thực tế tự nhiên chỉ có thế.

79

Bản đồ dự báo TBĐC thường chỉ phản ánh một thông số (hoặc thông số tổng hợp) trên một bình diện, một cấp phân vùng. Bản đồ phân vùng có thể phản ánh nhiều thông số của TBĐC trên nhiều bình diện, nhiều cấp, có quan hệ hữu cơ với nhau. Thông thường, trong nghiên cứu phân vùng TBĐC phải dựa vào các bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, nghĩa là phải trên cơ sở phân tích những bản đồ nói trên để tìm ra quy luật mà xây dựng bản đồ phân vùng. Trong một số trường hợp nhất định, người ta cũng làm ngược lại, dựa vào đánh giá môi trường phát sinh, dựa vào đánh giá tổng hợp các nhân tố quyết định sự phát triển TBĐC để phân vùng sơ bộ, trên cơ sở này tiến hành nghiên cứu dự báo, rồi sau đó, lại quay lại sửa chữa, hoàn chỉnh phân vùng. Ba loại bản đồ nói trên (hiện trạng, dự báo và phân vùng) mỗi loại có một ý nghĩa riêng và liên quan chặt chẽ với nhau. Bản đồ hiện trạng TBĐC cho người đọc hình dung được bức tranh đã phát triển của các TBĐC của lãnh thổ nghiên cứu, "Ôn cố tri tân", có thể dựa vào các tài liệu trên bản đồ này hoặc liên kết với các bản đồ phân tích các nhân tố quyết định phát triển TBĐC để thành lập các bản đồ dự báo.

Bản đồ dự báo giúp người ta thấy trước được sự phát triển của các TBĐC trong tương lai, giúp trả lời câu hỏi "Ở đâu?" "Khi nào?" và "Với độ nguy hiểm nào?". Bản đồ dự báo TBĐC có thể trả lời các câu hỏi nói trên đến từng vị trí cụ thể với mức độ chi tiết và chính xác, phụ thuộc vào tỷ lệ của bản đồ. Bản đồ dự báo TBĐC là cơ sở không thể thiếu để xây dựng bản đồ phân vùng TBĐC. Bản đồ phân vùng TBĐC giúp người ta nhìn tổng quát, nhận ra quy luật phân bố của TBĐC ở những tầng bậc khác nhau với độ nguy hiểm khác nhau trên từng đơn vị diện tích lớn của khu vực nghiên cứu. Các bản đồ phân vùng TBĐC đặc biệt cần thiết cho những nhà quản lí, quy hoạch, ra quyết định trong tất cả các lĩnh vực (khoa học, KT-XH, an ninh-quốc phòng, phòng chống thiên tai...) và ở tất cả các cấp khác nhau.

Bản đồ nguy cơ TBĐC tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các bản đồ TBĐC thành phần theo một quy tắc tổng hợp nào đó.

* Có thể, trên cơ sở xây dựng ma trận các cấp độ nguy hiểm với một thang điểm thống nhất và các TBĐC thành phần được được coi là có tầm quan trọng như

80

nhau (không cần xác định trọng số cho các TBĐC thành phần), ví dụ trường hợp bản đồ nguy cơ TBĐC tổng hợp (động đất và nứt đất) nói ở trên.

* Có thể, trên cơ sở xây dựng ma trận các cấp độ nguy hiểm với một thang điểm thống nhất và với các TBĐC thành phần có vai trò quan trọng khác nhau trong tác động tổng hợp. Để thể hiện vai trò khác nhau này, giống như khi xây dựng các bản đồ nguy cơ TBĐC thành phần, xác định trọng số cho các TBĐC thành phần có nhiều cách khác nhau.

Trên bản đồ này cũng phản ánh các cấp độ nguy hiểm theo thang thống nhất đánh giá độ nguy hiểm TBĐC thành phần nói trên. Trong trường hợp đơn giản, trên bản đồ này, ở mỗi kiểu kết hợp của các TBĐC thành phần được phản ánh bằng một tổ hợp chữ và số tương tự như khi thành lập bản đồ nguy cơ TBĐC thành phần. Cho đến nay, rất ít các tài liệu xuất bản nói về phân vùng tổng hợp TBĐC, cả về lý luận và phương pháp, ngay cả ở nước Nga, nơi có truyền thống lâu đời về các loại phân vùng. Vẫn chưa có một hệ thống các cấp phân vùng tổng hợp TBĐC tổng hợp được công nhận chung.

Dựa theo cách làm của các nhà khoa học Nga, các tác giả đã xây dựng sơ đồ tiếp cận nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tổng hợp TBĐC. Theo sơ đồ này, việc phân vùng dựa trên 2 cơ sở: một mặt là phân vùng môi trường phát triển tổng hợp các TBĐC và mặt khác, hoặc là từ sự tổng hợp các phân vùng TBĐC thành phần, hoặc là từ sự phân tích bản đồ dự báo tổng hợp TBĐC, hoặc từ sự tổng hợp của cả 2 (cái này làm cơ sở, cái kia để kiểm tra, bổ sung). Khi xây dựng bản đồ phân vùng tổng hợp TBĐC lãnh thổ Việt Nam, các tác giả đã chọn cách sau cùng. Tổng hợp các bản đồ phân vùng TBĐC thành phần là cơ sở và dùng bản đồ dự báo tổng hợp TBĐC để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh. Các TBĐC phát sinh và phát triển trong môi trường tự nhiên cho nên phân vùng tổng hợp các tai biến này dựa vào phân vùng môi trường mà ở đấy chúng phát triển, thiết nghĩ là đúng đắn. Các nhà khoa học Nga đã đưa ra một mô hình khá lí thú về phân vùng môi trường phát triển tổng hợp TBĐC gồm 3 môi trường thành phần với nhiều cấp khác nhau. Ở mô hình này có thể nêu ra 2 nhận xét chính:

81

- Cho rằng môi trường phát triển tổng hợp TBĐC phải gồm 3 thành phần cơ bản (địa chất khu vực, đới khí hậu, kĩ sinh) là tương đối đúng đắn. Tuy nhiên, có lẽ không phải chỉ 3 thành phần nêu trên mà là 6 thành phần (nếu kể cả môi trường kĩ sinh) với khái niệm mở rộng hơn ở mỗi môi trường thành phần. Trong bảng phân loại các TBĐC, chính các nhà khoa học Nga đã tính đến ít nhất 3 lớp TBĐC (khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển) và trong phần nói thêm, họ cũng cho rằng trong tương lai phải tính đến các TBĐC liên quan đến sinh quyển, vũ trụ. Hiện nay, sự liên kết giữa 3 môi trường thành phần dường như vẫn mang nhiều tính chất cơ học, cần phải tìm ra cách liên kết hữu cơ giữa chúng.

- Các cấp phân vùng trong môi trường địa chất khu vực có lẽ có nhiều điều cần bàn. Riêng việc gọi tên "Địa chất khu vực" cũng không hoàn toàn thoả đáng. Ngay trong mô hình đưa ra, các tác giả đã tính đến không phải chỉ các điều kiện địa chất và ít ra cả địa mạo. Các tiêu chuẩn dựa vào đấy để phân chia các cấp trong hệ thống phân vùng môi trường phát triển TBĐC là điều cần bàn trước tiên. Ví dụ, dựa vào tính chất địa chấn để phân chia các đơn vị cấp I (đại khu vực), dựa vào tính chất phân cắt sâu để phân chia các đơn vị cấp III (miền).... vị tất đã hợp lí. Phân chia và gọi tên các đơn vị cấp II (khu vực-địa kiến trúc) còn mang dấu ấn của lý thuyết kiến tạo cổ...

Lấy bản đồ phân vùng môi trường phát triển các TBĐC làm cơ sở, dựa vào, các bản đồ phân vùng các TBĐC thành phần, bản đồ nguy cơ TBĐC tổng hợp và các tài liệu khác; phân tích, tổng hợp, đánh giá các đặc điểm phát triển đặc thù và tổng hợp của TBĐC trong từng cấp phân vùng và từng đơn vị của chúng trong bản đồ phân vùng môi trường phát triển TBĐC, tìm ra quy luật phân hoá của chúng, tiến tới khẳng định các cấp và các đơn vị phân vùng TBĐC, đó là cách xây dựng bản đồ phân vùng TBĐC (tổng hợp). Trong quá trình phát triển, tác động của TBĐC có vai trò khác nhau. Vì thế, cũng như khi xây dựng các bản đồ nguy cơ TBĐC thành phần, nguy cơ TBĐC tổng hợp; phân vùng các TBĐC tổng hợp, phân vùng các TBĐC thành phần, các tác giả thường áp dụng phương pháp "so sánh cặp thông minh" để tìm ra những trọng số phù hợp hơn, phản ánh đúng hơn vai trò của từng TBĐC. Lập bản đồ rủi ro (nguy cơ thiệt hại) là nhiệm vụ quan trọng sử dụng trong quản lý thiên

82

tai ở nước ta. Đây là nội dung quan trọng trong nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 87 - 92)