Diễn biến bồi lắng lòng hồ theo không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 61 - 67)

Sau 24 năm hồ tích nước đến cao trình bình thường, tổng lượng nước về hồ là 1.319,9 tỷ m3, trung bình 55,5 tỷ m3/năm. Với lượng nước khổng lồ này đã tạo ra

52

tổng lượng cát bùn bồi lắng lòng hồ là 1.387,1 triệu m3, trung bình 57,8 triệu m3/năm.

Hiện trạng bồi lắng lòng hồ Hòa Bình được thể hiện trong hình 2.22.

Phân tích hình 2.22 cho thấy: Sau thời gian dài hồ tích nước điều tiết, bãi bồi

được hình thành rất rõ tại khu vực trung lưu của hồ, đỉnh của bãi bồi di chuyển về khu vực Suối Lúa - Nà Giang (mặt cắt 19) cách đập 83,3 km; đuôi trên của bãi bồi tại Bản Khộc, huyện Bắc Yên, Sơn La (mặt cắt 37) cách đập 139,3 km. Như vậy bãi bồi có chiều dài tương đương khoảng 56,1 km.

(Nguồn: Từ đề tài VT/UD-03/13-15) Hình 2.22:Biểu đồ phân bố lượng bồi lắng theo không gian dọc hồ năm 2013

Với sự hình thành của bãi bồi ở khu vực trung lưu của hồ, ta sẽ chia không gian hồ thành 3 khu vực chính:

+ Khu vực 1: từ thượng lưu hồ về đến Bản Khộc (mặt cắt 37);

+ Khu vực 2: từ Bản Khộc (mặt cắt 37) về đến suối Lúa - Nà Giang (mặt cắt 19) - khu vực bãi bồi;

+ Khu vực 3: từ suối Lúa - Nà Giang (mặt cắt 19) về đến cửa đập. * Khu vực 1 (thượng lưu hồ)

Khu vực này có chiều dài 53 km. Vào mùa mưa lũ, tại khu vực này địa hình lòng sông có đặc điểm gần giống với sông thiên nhiên (khi chưa có hồ): cao trình đáy sông lớn, dao động từ 88 -114 m, độ dốc đáy sông lớn mà độ rộng lòng sông

53

lại nhỏ, dao động từ 200 - 350 m (ứng với cao trình mực nước 120 m) nên lượng bùn cát giữ lại ở khu vực này không nhiều.

Trong suốt thời kỳ hoạt động của hồ chứa, tổng lượng bùn cát lắng đọng ở đây là 80,12 triệu m3 chiếm khoảng 5,78% tổng lượng bùn cát lắng đọng trong toàn tuyến hồ.

Do từ năm 1998 trở về sau này không đo đạc đoạn hồ từ Tạ Bú (mặt cắt 56) đến Bản Trang (mặt cắt 60). Vì vậy, ta sẽ chia đoạn hồ này ra làm hai đoạn tương ứng với từng khoảng thời gian khác nhau:

+ Đoạn từ Bản Trang về đến Tạ Bú: thời gian đo đạc 8 năm (1990 - 1997); chiều dài 8,5 km; cao trình đáy sông từ 101 - 114 m; chiều rộng trung bình mặt hồ khoảng 200 - 230 m (ứng với cao trình mực nước 120 m). Lượng bùn cát giữ lại trong hồ chiếm khoảng 0,65% tổng lượng bùn cát trong toàn tuyến hồ, tương đương 9.016.215 m3. Sau 8 năm lớp bùn cát lắng đọng trung bình tại khu vực này của hồ dày khoảng 0,43 m.

+ Đoạn từ Tạ Bú về đến Bản Khộc: Chiều dài khoảng 50 km, cao trình đáy sông từ 88 - 101 m; độ rộng trung bình mặt hồ khoảng 320 m (ứng với cao trình mực nước 120 m); Lượng bùn cát bồi lắng chiếm 5,13% tổng lượng bùn cát toàn tuyến hồ, tương đương 71.158.743 m3. Lớp bùn cát lắng đọng trung bình tại đoạn này dày khoảng 16,5 m.

* Khu vực 2 (trung lưu hồ)

Tính từ mặt cắt 19 (suối Lúa - Nà Giang) đến mặt cắt 37 (Bản Khộc), dài 56,1 km. Đây là khu vực nước vật di động; cao trình đáy sông từ 60 - 88 m; trong giai đoạn tích nước ở cao trình mực nước 115 – 117 m: độ rộng trung bình khoảng 490 m (ứng với cao trình mực nước 120 m).

Tại khu vực này lượng bùn cát bồi lắng không chỉ phụ thuộc vào lượng nước về hồ, lượng phù sa của dòng chính mà còn phụ thuộc vào lượng nước và lượng phù sa gia nhập khu giữa. Do đó, lượng phù sa tập trung ở đoạn này tương đối lớn. Khu vực này có lượng bùn cát bồi lắng lớn nhất trong toàn tuyến hồ, chiếm 77,9% tổng lượng bùn cát bồi lắng trong toàn tuyến hồ và tương đương 1.080,48 triệu m3.

54

Ở khu vực này hình thành bãi bồi với chiều dài khoảng 56 km, đỉnh bãi bồi tại mặt cắt 19 cách đập 83,3 km, đuôi bãi bồi cách đập 139,3 km (tại mặt cắt 37). Tính trung bình mỗi năm bãi bồi di chuyển xuống hạ lưu khoảng 3,9 km. Lớp bùn cát lắng đọng tại khu vực này khá lớn, trung bình khoảng 40 m. Như vậy tại đoạn hồ này cao trình đáy sông đã được nâng lên trung bình khoảng 40 m, có nơi lên đến 48 m (tại vị trí mặt cắt 22).

* Khu vực 3 (Hạ lưu hồ)

Từ tuyến đập đến mặt cắt 19 (suối Lúa - Nà Giang), dài 83,3 km. Đây là khu vực có cột nước cao từ 80 - 100 m, độ cao đáy sông thấp khoảng từ 15 - 60 m, độ dốc đáy sông nhỏ, độ rộng trung bình mặt hồ lớn, khoảng 930 m (ứng với cao trình mực nước 120 m) . Đồng thời tại khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc điều tiết hồ nên lượng bùn cát lắng đọng tại đây nhỏ, tính đến thời điểm 2013 chiếm khoảng 16,3% tổng lượng bùn cát toàn hồ, tương đương 22,657 triệu m3. Chiều dày lớp bùn cát lắng đọng trung bình chỉ khoảng 3,9 m.

Từ khi hồ hoạt động (1990 - 2013) ta thấy hầu hết diện tích ướt tại các mặt cắt từ 19 đến 38 bị thu nhỏ lại rất nhiều, trung bình mỗi một mặt cắt tại đoạn này diện tích ướt đã bị giảm khoảng 33,4%. Tuy nhiên, một vài mặt cắt ở thượng lưu diện tích ướt mở rộng ra như 47a, 47, 52 (khoảng 10%).

(Nguồn: Từ đề tài VT/UD-03/13-15) Hình 2.23: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích tại các mặt cắt (1990-2013)

55

Kể từ khi hồ tích nước lên đến cao trình bình thường (115 - 117 m), tổng lượng bùn cát bị giữ lại trong hồ tương đối lớn 1.423,11 m3 (có tính năm 1989), cao trình đáy

sông đã bị nâng lên rất nhiều, trung bình toàn tuyến hồ khoảng 6 m (hình 2.24). Nếu

xét về mặt thời gian, giai đoạn trước 1997 - thời kỳ đầu của sự bồi lắng (bồi điền trũng),

lượng bùn cát giữ lại trong hồ lớn, lòng sông bị nâng cao đáng kể (hình 2.23). Từ 1997-

2009, lượng bồi lắng đã đi vào ổn định, lượng bùn cát giữ lại trong hồ giảm, sự nâng lên của lòng sông cũng chậm lại, sự dịch chuyển của bãi bồi về phía hạ lưu không nhiều. Từ năm 2009 - 2013 khi mà hồ thủy điện Sơn La chính thức đi vào hoạt động, lượng bùn cát chuyển về hồ Hòa Bình giảm đi rất nhiều, trung bình khoảng 13,7 triệu m3/năm, sự nâng lên của lòng sông không đáng kể. Diễn biến bồi lắng lòng hồ Hoà Bình trong suốt quá trình hoạt động diễn ra rất phức tạp. Ở mỗi một giai đoạn tổng lượng phù sa bồi lắng đều khác nhau, phụ thuộc vào lượng bùn cát cửa vào hồ, lượng gia nhập khu giữa, các trận lũ xảy ra ở thượng nguồn, sự vận hành điều tiết của hồ.

+ Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 1996, bãi bồi đã được hình thành ở phía thượng lưu, sau đó di chuyển chậm dần về phía hạ lưu, trung bình mỗi năm di chuyển khoảng 3,9 km. Năm 2013 bãi bồi ở phần trung lưu của hồ với đỉnh tại mặt cắt 19 (Suối Lúa - Nà Giang) cách đập 83 km, đuôi trên của bãi bồi tại mặt cắt 37 (Bản Khộc) cách đập 139,3 m .

(Nguồn: Từ đề tài VT/UD-03/13-15) Hình 2.24: Biểu đồ mặt cắt dọc hồ Hòa Bình qua các thời kỳ (1990 - 2013)

56

Tóm lại, Quá trình TLBH phân bố phổ biến dọc bờ hồ, tập trung thành từng

đoạn có mật độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Các vụ trượt lở lớn ít xảy ra trong các năm gần đây, nhưng lại có sự gia tăng các hiện tượng trượt lở quy mô nhỏ - trung bình.

Về không gian: lượng bồi lắng được phân thành 3 khu vực rõ rệt:

+ Khu vực 1: từ Bản Trang về đến Bản Khộc có độ dài 53 km, lượng bồi chiếm 5,78%, trung bình cao trình đáy sông nâng lên 16,5 m.

+ Khu vực 2: từ Bản Khộc về đến Suối Lúa có độ dài 56,1 km, lượng bồi chiếm 77,9%, lớp bồi dày trung bình khoảng 40 m, có nơi lên đến 48 m.

+ Khu vực 3: từ Suối Lúa về đến Đập có độ dài là 83 km, lượng bồi chỉ chiếm 16,3%, lớp bồi dày trung bình là 3,9 m.

+ Sau hơn 20 năm hồ chứa Hòa Bình đi vào vận hành và khai thác tài nguyên nước, tổng lượng cát bùn được giữ lại trong hồ là 1.423,11triệu m3 (1989 - 2013). Với khối lượng cát bùn khổng lồ đã bồi lấp mất 37% dung tích chết, ở khu vực bãi bồi (trung lưu hồ) đã bồi lấp cả phần dung tích hữu ích.

57 Chương 3

ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG BỜ HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động bờ hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ viễn thám và GIS (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)