Thƣ̣c trạng về thị phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông - Chi nhánh Trung Việt (full) (Trang 57)

6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.2.2. Thƣ̣c trạng về thị phần

Rõ ràng, phát triển DVNH bán lẻ là một vấn đề không mới đối với các ngân hàng ở những nƣớc phát triển, nhƣng lại là mới ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, vì thế nó luôn nhận đƣợc sự quan tâm của hầu hết các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong các tham luận cũng nhƣ trong thảo luận, các chuyên gia cũng đã rất thẳng thắn nêu lên các quan điểm của mình, thậm chí có ý kiến trái chiều. Song, tất cả các đại biểu đều khẳng định bán lẻ dịch vụ sẽ là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Một thị trƣờng Việt nam đầy tiềm năng với hơn 86 triệu dân, trong đó hơn nửa là dân số trẻ, nhƣng mới chỉ có khoảng 10% dân số mở tài khoản tại ngân hàng, rõ ràng, “room” cho phát triển DVNH bán lẻ ở Việt nam thực sự là rất lớn. Để khai thác thị trƣờng này, các ngân hàng Việt nam sẽ không chỉ cạnh tranh với nhau mà họ còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính lớn và bề dày kinh nghiệm trong phát triển DVNH bán lẻ. Áp lực cạnh tranh này sẽ tạo ra sức ép không nhỏ đối với các ngân hàng trong nƣớc, nhƣng sức ép này sẽ là động lực buộc các ngân hàng Việt Nam phải tự vƣơn lên, nếu không muốn “thua” ngay tại thị trƣờng nội. Các đại biểu tham gia hội thảo cũng đƣa ra các quan điểm khá thống nhất về vai trò của công nghệ thông tin, tính đa dạng cùng với chất lƣợng và tiện ích của sản phẩm, dịch vụ, kỹ năng bán sản phẩm của các giao dịch viên và môi trƣờng pháp lý trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ… và coi đây là vấn đề mấu chốt để có đƣợc sự thành công trong phát triển dịch vụ này tại Việt nam.

Các ngân hàng Việt Nam đã từng nỗ lực giành các khoản tiền gửi nhỏ lẻ bằng việc nâng cao lãi suất, cung cấp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm với các tài khoản cá nhân. Các ngân hàng cũng đã từng tung ra hàng loạt

49

các chƣơng trình khuyến mại và hàng loạt các dịch vụ mới. Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Agribank) triển khai huy động tiết kiệm dự thƣởng “ba chữ A” với tổng giá trị dự thƣởng lên tới 440 cây vàng AAA, NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) triển khai chiến dịch khuyến mại tặng quà cho khách hàng gửi tiết kiệm, NHTMCP Sài Gòn (Sacombank) đƣa ra chƣơng trình gửi tiết kiệm chỉ với 5 triệu đồng và đƣợc phiếu rút thăm trúng thƣởng 100%... Nhìn chung, các ngân hàng đã cạnh tranh nhau gay gắt và không đƣa ra các giải pháp lãi suất hoặc phi lãi suất để huy động nguồn vốn từ dân cƣ và các doanh nghiệp một cách tối đa. Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Thống đốc NHNN lãi suất trần huy động bắt buộc của tất cả các ngân hàng là 14%/năm và lãi suất huy động cho các loại tiết kiệm không kỳ hạn và dƣới 1 tháng là không qua 6%/năm (áp dụng từ ngày 01/10/2011). Điều này làm giảm sức nóng về cạnh tranh lãi suất trên thị trƣờng hiện nay và tạo môi trƣờng công bằng cho các ngân hàng trong việc khai thác các khả năng cạnh tranh của mình trên các phƣơng diện khác ngoài lãi suất.

Bảng 2.7: Tổng nguồn vốn của một số ngân hàng trong khu vực

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chi nhánh Ngân hàng tại Đà Nẵng Tổng nguồn vốn (Tính đến 31/12/2011)

Ngân hàng Quân Đội 120.954

Ngân hàng Đại Dƣơng 57.377

Ngân hàng Công Thƣơng 420.212

Ngân hàng Nông Nghiệp 504.425

Ngân hàng Việt Á 17.846

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên)

Hiện nay tổng nguồn vốn của ngân hàng tính đến 31/12/2011 chỉ chiếm một phần nhỏ so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Ngân hàng Đại Dƣơng

50

chỉ mới thành lập vào tháng 8/2009 đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn lên tới 57.377 tỷ, một mức tăng khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu của các khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay chỉ mới chiếm khoảng 20% tổng dân số của thành phố Đà Nẵng. Và đây cũng sẽ là một thị trƣờng đầy tiềm năng cho sự phát triển trong thời gian tới. Để thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng của dịch vụ bán lẻ thì ngân hàng cần phải thực sự khai thác triệt để những ƣu điểm của mình và tăng thêm những tiện ích, chuyên nghiệp hơn trong việc đáp ứng khách hàng.

Vì vậy việc cạnh tranh lại đƣợc với các ngân hàng khác trong khu vực là điều mà lãnh đạo OCB Trung Việt cần đẩy mạnh quan tâm. Việc mở rộng thị trƣờng khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc cạnh tranh diễn ra giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống và với các ngân hàng khác ngoài hệ thống cũng khiến thị phần bị san sẻ.

Mặc dù ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách để phát triển dịch vụ bán lẻ và tăng thị phần nhƣ triển khai các dịch vụ cho vay mới, chƣơng trình ƣu đãi, khuyến mại hấp dẫn nhƣng chất lƣợng dịch vụ chƣa đảm bảo, nợ xấu vẫn tồn tại. Hiện nay tại thị trƣờng Đà Nẵng có khoảng 41 ngân hàng cả cổ phần và quốc doanh, và thị phần của OCB Trung Việt chiếm khoảng 2-3% tổng thị trƣờng hiện nay. Nhƣ vậy, thị phần của ngân hàng là chƣa thực sự ổn định vì có sự cạnh tranh gay gắt và nếu không biết tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì thị phần của ngân hàng sẽ giảm đi, và nếu chiến lƣợc của ngân hàng đƣa ra đúng đắn thì tập thể ngân hàng sẽ lớn mạnh hơn.

2.2.3. Thực trạng về qui mô dƣ nợ

OCB Trung Việt đang có lợi thế phát triển mạnh về hoạt động cho vay đối với các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Đây là cũng còn là một

51

thuận lợi để OCB Trung Việt đẩy mạnh phát triển dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh.

Các Doanh nghiệp lớn th ì doanh số cho vay không nhiều lắm , vì nếu OCB Trung Việt chỉ chú trọng tới hoạt động cho vay doanh nghiệp lớn thì sẽ không đảm bảo đƣợc chất lƣợng phục vụ các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vƣ̀a và nhỏ , tƣ̀ đây OCB Trung Việt sẽ mất đi một khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc cho vay đối với cá nhân và DNVVN. Năm 2009 số tiền cho các đơn vị tổ chức cá nhân vay là 780 triệu đồng, năm 2010 là 910 triệu đồng và năm 2011 là 1.085 triệu đồng.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn của OCB Trung Việt còn ở mức báo động, tuy nhiên cuối năm 2011 OCB Trung Việt cũng đã dùng mọi biện pháp xử lý và đã giảm mạnh xuống thấp.

Bảng 2.8: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ %

1. Nhóm 2 18,22 2,3% 8,68 1,0% 7,125 0,7%

2. Nhóm 3 5,4 0,7% 1,5 0,2% 2,7 0,2%

3. Nhóm 4 2,5 0,3% 2,8 0,3% 2,1 0,2%

4. Nhóm 5 4,3 0,6% 3,4 0,4% 4,2 0,4%

Tổng 30,42 3,9% 16,38 1,80% 16,125 1,5%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của OCB Trung Việt)

Thông qua bảng dƣ nợ quá hạn của OCB Trung Việt thì dƣ nợ quá hạn còn tƣơng đối cao, đặc biệt trong năm 2009 dƣ nợ quá hạn đã tăng lên 3,9% so với tổng dƣ nợ, đây là dƣ nợ quá hạn cần cảnh báo để ban giám đốc có hƣớng điều hành trong hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu dƣ nợ quá hạn xuống. Mặc dù dƣ nợ quá hạn chủ yếu nằm ở nhóm 2, đây là nhóm nợ cần chú ý, vì vậy rủi ro trong nhóm nợ này cũng tƣơng đối cao ảnh hƣởng đến chất lƣợng dƣ nợ tín dụng tại OCB Trung Việt. Trong năm 2011 dƣ nợ quá

52

hạn giảm dần xuống còn 16,125 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ 1,5% dƣ nợ quá hạn của OCB Trung Việt.

Bảng 2.9: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu năm 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ %

2. Nhóm 3 5,4 0,7% 1,5 0,2% 2,7 0,2% 3. Nhóm 4 2,5 0,3% 2,8 0,3% 2,1 0,2% 4. Nhóm 5 4,3 0,6% 3,4 0,4% 4,2 0,4% Tổng 12,2 1,6% 7,7 0,85% 9,0 9,000 0,8%

(Nguồn: Báo cáo thường niên OCB – Trung Việt)

Dƣ nợ xấu tại OCB Trung Việt tƣơng đối cao đặc biệt trong năm 2009 chịu sự ảnh hƣởng chung của nền kinh tế và trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng lên 1,6% so với tổng dƣ nợ. Tuy nhiên trong năm 2010, năm 2011 với sự thuận lợi của nền kinh tế trong nƣớc, hệ thống tài chính ngân hàng, kết hợp với sự điều hành của Ban giám đốc đã chỉ đạo các phòng ban, nhân viên tích cực xử lý nợ xấu nên đã giảm đƣợc dƣ nợ xấu xuống đáng kể, lần lƣợt chỉ còn 0,85%, 0,8% tổng dƣ nợ.

Tuy nhiên, việc quản lý dƣ nợ tín dụng của chi nhánh còn mang tính đối phó, không làm theo chuẩn mực và quy trình cụ thể, dƣ nợ xấu đến đâu, xử lý đến đó. Điều này về lâu về dài sẽ ảnh hƣởng không tốt đến dƣ nợ tín dụng.

2.2.4. Thực trạng sự đa dạng của dịch vụ bán lẻ và phát triển sản phẩm mới

a) Dịch vụ cho vay của OCB Trung Việt

Tín dụng vốn là sản phẩm truyền thống của các NHTM và là dịch vụ chủ yếu bởi dịch vụ này đem lại thu nhập chính cho ngân hàng.

53

Hoạt động dƣ nợ cho vay bán lẻ chiếm một tỷ trọng khá cao so với tổng dƣ nợ (trên 80%). Điều này chứng tỏ rằng ngân hàng đã rất chú trọng đến mảng cho vay bán lẻ này theo đúng xu hƣớng chung của các NHTM trong cả nƣớc.

Khi ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng với những cải cách cơ bản về thủ tục vay, điều kiện vay đã thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên dịch vụ cho vay cho các DNVVN trong năm 2011 đã gặp rất nhiều rủi ro cho ngân hàng vì các doanh nghiệp hoạt động khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do giá tăng cao.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát vẫn ở mức cao tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp nhƣng với sự cố gắng của tập thể CBCNV ngân hàng, chính sách hỗ trợ tài chính cho cá nhân, DNVVN đã góp phần giải quyết về vốn cho khách hàng, đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10.Tỷ trọng cho vay bán lẻ/ Tổng dƣ nợ tín dụng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tổng dƣ nợ tín dụng 780 100% 910 100% 1.085 100% 2. Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ 700 89,74% 810 89,01% 965 88,94% - DN VVN 378,9 54,14% 490,1 60,5% 510,1 52,86% - Hộ SXKD 178,8 25,54% 167,6 20,69% 276,4 28,64% - Cá nhân 142,3 20,32% 152,3 18,81% 178,5 18,50%

54

Bƣớc qua năm 2009, nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ nên khối doanh nghiệp hoạt động tƣơng đối khá hơn tuy nhiên sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới vẫn chƣa chấm dứt ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế nƣớc ta. Đặc biệt là những tháng đầu năm 2011, tình trạnh lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên gây không ít khó khăn cho các DNVVN. Đó chính là lý do ngân hàng nhà nƣớc qui định mức trần lãi suất huy động để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, ngân hàng nào có chất lƣợng dịch vụ tốt sẽ đƣợc khách hàng quan tâm và tìm đến nhiều hơn.

Bên cạnh DNVVN, thì hộ sản xuất kinh doanh và khách hàng cá nhân cũng không kém phần quan trọng. Các hộ sản xuất kinh doanh cũng phát triển khá nhanh, số lƣợng các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố tăng nhanh chóng đã góp phần mở rộng thị phần đối với khách hàng này. Sự linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh đã khiến cho nhu cầu vốn trở nên cấp thiết, nắm đƣợc vấn đề này, ngân hàng đã thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, thủ tục vay đơn giản. Tỷ lệ cho vay năm 2010 tăng 40% so với năm 2009, chứng tỏ nhu cầu vay vốn của cá nhân không ngừng nâng cao, đặc biệt là mua sắm phƣơng tiện đi lại.

Hiện nay, ngân hàng đang cung cấp một danh mục dịch vụ cho vay bán lẻ tƣơng đối phong phú, đƣợc chia thánh 5 nhóm dịch vụ chính:

1. Cho vay sản xuất kinh doanh

2. Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình 3. Cho vay mua phƣơng tiện đi lại

4. Cho vay hỗ trợ du học

5. Cho vay cầm cố các giấy tờ có giá

Trong mỗi nhóm, ngân hàng lại đƣa ra các dịch vụ khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là khi nhu cầu vốn của các

55

DNVVN phục vụ sản xuất kinh doanh đang khan hiếm và nhu cầu vốn để tiêu dùng của các cá nhân ngày càng tăng.

Bảng 2.11. Cơ cấu cho vay bán lẻ của ngân hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Sản phẩm cho vay bán lẻ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Vay sản xuất kinh doanh 402 57,42 511 63,08 546 56,58 2. Vay mua nhà, sửa chữa

nhà, mua sắm vật dụng 230 32,85 219 27,03 312 32,33 3. Vay mua phƣơng tiện đi lại 58 8,31 65 8,02 89 9,22

4. Vay hỗ trợ du học 0 0 0 0 0 0

5. Vay cầm cố giấy tờ có giá 10 1,42 15 1,87 18 1,87

(Nguồn: Báo cáo thường niên OCB – Trung Việt)

402 230 58 10 511 219 65 15 546 312 89 18 1 10 100 1000 2009 2010 2011

Cho vay sản xuất kinh doanh

Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng

Cho vay mua phƣơng tiện đi lại

Cho vay hổ trợ du học

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Hình 2.2:Biểu đồ biểu diễn cơ cấu cho vay bán lẻ của Ngân hàng

Trong tổng dƣ nợ bình quân tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thì cho vay kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Đối tƣợng chủ yếu là

56

các DNVVN và các hộ kinh doanh cá thể. Việc cung cấp tín dụng cho các đối tƣợng này nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn lƣu động thiếu hụt tạm thời, tài trợ vốn cho các hộ kinh doanh nhỏ. Năm 2009 cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 402 tỷ chiếm 57,42%, đến năm 2011 tăng lên 546 tỷ đồng (tăng hơn 35% so với năm 2009) nhƣng tỷ trọng của hoạt động này đã giảm xuống chỉ còn 56,58%. Điều này là do tổng dƣ nợ tín dụng của ngân hàng tăng cao hơn so với mức tăng của dịch vụ cho vay sản xuất kinh doanh. Và đó cũng do OCB Trung Việt đã thực hiện tốt khâu giao dịch và tiếp thị đối với khách hàng, có sự nhạy bén linh hoạt trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm cho vay để khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong các lĩnh vực khác ngoài vay cho sản xuất kinh doanh.

Hoạt động cho vay mua nhà, sửa chữa nhà đã trở nên quen thuộc với ngƣời dân nên quy mô tín dụng và tỷ trọng cũng chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu cho vay bán lẻ tại ngân hàng. Năm 2009 đạt 230 tỷ đồng, chiếm 32,85% nhƣng đến năm 2011 đã tăng lên 312 tỷ đồng, chiếm 32,33% trong tổng dƣ nợ. Đối tƣợng vay là các cá nhân đã lập gia đình có độ tuổi từ 23-40, trình độ là cao đẳng hoặc đại học, nghề nghiệp ổn định và thu nhập bình quân tối thiểu là 2,5 triệu đồng/tháng và có mở tài khoản tại ngân hàng. Khách hàng phải có tối thiểu 20% tổng số vốn đang cần và đƣợc hƣởng ƣu đãi trả 15% vốn gốc trong ¼ thời gian đầu và các ƣu đãi khác về thời hạn, lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông - Chi nhánh Trung Việt (full) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)