NX =X-IM (7.1)
- Cán cân thương mại thặng dư khi xuất lớn hơn nhập (X>IM) và thâm hụt khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (IM>X).
- TỶ giá hội đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất khẩu ròng (NX'). - Tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế.
- Khả năng cạnh tranh về giá cả của một loại sản phẩm của một nước so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngoài được xác định theo công thức :
Khả năng cạnh tranh = E.P„P(7.2)
Trong đó :
P¿ — giá sản phẩm nước ngoài tính theo giá nước ngoài (ví dụ đồng đô-la) P - giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội địa (ví dụ đồng Việt Nam).
E - tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước ngoài tính theo đồng nội địa.
- Với P và Pa không đổi, khi E tăng, E.P, tăng —>Xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm đi.
- Khả năng cạnh tranh còn gọi là tỷ giá hối đoái thực tế. TỶ giá này phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa (E) và mối quan hệ giữa giá cả tương đương giiỮa hai nước (PP).
- Từ AD =C+I+G+NX (7.3), khi NX tăng, tổng cầu sẽ tăng lên và sản lượng
cân bằng cũng tăng lên, và ngược lại sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa Ố tỷ giá hối đoái thực tế sẽ tác động đến cân bằng cán cân thương mại (hay xuất khẩu ròng)
tác động đến sản lượng, việc làm, giá cả.
- Khi lãi suất tăng lên, đồng tiền nội địa trở nên có giá trị hơn, tỷ giá hối đoái của đỒng tiền nội địa do đó tăng lên, tư bản nước ngoài sẼ tràn vào thị trường trong nước, giả định cán cân thương mại là cân băng thì cán cân thanh toán sẽ kết dư (thặng dư).
- Nếu giá hối đoái của đồng tiền trong nước giảm, cán cân thanh toán sẽ thâm hụt. - Tỷ giá hối đoái là một biến số rất quan trọng, tác động đến sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân thanh toán, do đó tác động đến sản lượng, viỆc làm, cũng như sự cân băng của nền kinh tế nói chung.
- Phần lớn các nước theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái chỉ biến động trong một phạm vi nhất định, để ổn định và phát triển kinh tế.