A. Nội dung:
1.4. Vệ sinh, tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ nuôi gà
1.4.1. Vệ sinh, sát trùng máng ăn và máng uống
Sau mỗi đợt nuôi gà ta chuyển tất cả máng ăn, máng uống ra bể rửa, để ngâm nước, dùng bàn chải hoặc giẻ lau cọ rửa từng cái một sạch sẽ. Rửa lại bằng nước lã lần nữa cho thật sạch, tiếp theo ngâm máng vào bể thuốc sát trùng có dung dịch formol 1% trong thời gian 10 – 15 phút. Lấy ra tráng lại bằng nước lã sạch đem phơi nắng để khô hoàn toàn
1.4.2. Vệ sinh, sát trùng chụp sƣởi và quây gà
- Quây gà: Quét sạch bụi bẩn bám vào quây, cọ rửa bằng vòi nước có áp suất cao, sát trùng lại bằng formol 2% hoặc crezin 3%.
1.4.3. Vệ sinh, sát trùng ổ đẻ
Quét sạch bụi bẩn, nạo phân dính bết, nạo phân ở góc và các vách ngăn, sau đó dùng nước có áp suất cao để phun rửa. Sau khi để khô ta tiêu độc bằng forrmol 2%.
1.4.4. Vệ sinh, sát trùng hệ thống cung cấp và chứa nƣớc
- Cần có lượng dự trữ nước đủ cho trại phòng khi hệ thống nước chính hỏng. Lý tưởng nhất là trại có nguồn cung nước đủ cho nhu cầu trong tối đa 48 tiếng. Công suất chứa nước phụ thuộc vào số lượng gà và lưu lượng cần thiết cho bơm vào làm mát.
Nếu nguồn nước là giếng hoặc bể chứa, công suất của máy bơm cần đáp ứng được với lượng tiêu thụ nước tối đa của gà và lượng tối đa cho hệ thống phun sương và hoặc hệ thống làm mát.
Bể chứa cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lứa gà. Ở vùng khí hậu nóng, bể cần đặt dưới bóng mát vì nhiệt độ nước cao sẽ làm giảm tiêu thụ nước. Nhiệt độ nước lý tưởng để duy trì mức uống đủ là 10 - 14 °C.
- Vệ sinh hệ thống cung cấp nước: Ngừng cung cấp nước vệ sinh sạch sẽ máy bơm nước và khu vực xung quanh.
- Vệ sinh hệ thống chứa nước: Ngừng việc cung cấp nước vào hệ thống chứa (bể, thùng…) và hệ thống ống dẫn, múc hết nước trong bể chứa, cọ rửa sạch sẽ thành bể, trần bể, loại hết nước bẩn còn lại trong bể, rửa lại bằng dung dịch formol 2% trong 1 giờ. Sau đó đòng nắp bể thường xuyên.
1.5. Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi gà 1.5.1. Chuẩn bị hố sát trùng 1.5.1. Chuẩn bị hố sát trùng
Các hố và khay đựng thuốc sát trùng dùng bàn chải và dao cạo rác bẩn sau đó rửa sạch và sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc crezine 3%.
1.5.2. Vệ sinh, tiêu độc khu vực xung quanh chuồng nuôi
- Phát quang bị rậm, cây cối và làm sạch cỏ xung quanh chuồng nuôi 10 – 15m để chuồng trại được thông thoáng mát mẻ, không cho chồn chuột, cáo còn nơi cư trú để phá hoại sản xuất.
- Phun thuốc sát trùng, hoặc rắc vôi bột
1.5.3. Quy định đối với công nhân, khách thăm quan
Tất cả mọi người vào khu vực chăn nuôi bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị chuyên dùng có sẵn ở mỗi khu chăn nuôi như quần áo, giầy dép, mũ ủng đã được khử trùng.
Khách thăm quan vào khu vực chăn nuôi phải được phun sát trùng, mặc quần áo bảo hộ lao động, khi vào trại đi lại theo đúng quy định.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Kể tên các công việc cần thực hiện chuẩn bị chuồng nuôi gà sinh sản công nghiệp?
- Kể tên các công việc cần thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi gà sinh sản công nghiệp?
- Mô tả các bước thực hiện công việc chuẩn bị chuồng nuôi gà sinh sản công nghiệp?
- Mô tả các bước cần tiến hành thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi gà sinh sản công nghiệp?
- Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi gà sinh sản công nghiệp của trại trường? - Tính lượng thuốc sát trùng (formol 2%) cần thiết để phun sát trùng 300m2 chuồng nuôi gà sinh sản?
C. Ghi nhớ:
- Chuẩn bị chuồng nuôi gà sinh sản công nghiệp
Bài 2: Chọn giống gà nuôi sinh sản công nghiệp Mục tiêu
- Xác định được đặc điểm các giống gà sinh sản. - Xác định được giống gà sinh sản cần nuôi
- Chọn được gà con 1 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn giống
- Chọn được gà hậu bị 35, 42, 49, 56 và 63 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn giống - Chọn được gà đẻ 133, 140 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn giống
A. Giới thiệu quy trình và cách thức thực hiện công việc Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà công nghiệp Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà công nghiệp
- Kể tên được các giống gà công nghiệp đang nuôi ở Việt Nam.
- Xác định đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát dục và khả năng thích nghi của từng gống.
Bƣớc 2: Xác định giống gà nuôi
- Dựa trên đặc điểm các giống gà, tình hình thực tế của cơ sở để quyết định chọn giống gà gì để nuôi cho phù hợp.
Bƣớc 3: Xác định tiêu chuẩn con giống
- Xác định các tiêu chuẩn về con giống 1 ngày tuổi.
- Xác định các tiêu chuẩn về con giống ở 35, 42, 49, 56 và 63 ngày tuổi. - Xác định các tiêu chuẩn về con giống ở 133, 140 ngày tuổi.
Bƣớc 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi
- Tiến hành chọn gà con 1 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn.
Bƣớc 5: Thực hiện chọn gà hậu bị 35, 42, 49, 56 và 63 ngày tuổi
Bƣớc 6: Thực hiện chọn gà đẻ 133, 140 ngày tuổi.
- Tiến hành chọn gà đẻ 133, 140 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn giống đạt tiêu chuẩn giống.
Bƣớc 7: Ghi chép sổ sách theo dõi
- Ghi chép sổ sách theo dõi: Về số lượng, chất lượng con giống.
B. Các bƣớc tiến hành
Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà sinh sản công nghiệp * Các giống gà hƣớng thịt:
- Gà Hybro: Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, được nhập vào nước ta từ năm 1985, gồm các dòng trống A và V1, các dòng mái V3 và V5. Các công thức lai của gà Hybro được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp nước ta trong những năm 1985 - 1995, năm 1997 đã bị loại bỏ do không cạnh tranh được với các giống gà mới nhập sau này. Sau 3 năm nuôi, thích nghi tốt ở Việt Nam có tên gọi HV85. Lông màu trắng tuyền. Mào đơn, kém phát triển. Khi trưởng thành, con trống nặng 4,5- 5 kg, con mái 3,5 - 4 kg. Sức đẻ 150 - 170 trứng/mái/năm. Gà con lớn nhanh, 8 tuần tuổi nặng 1,8 - 2,2 kg. Dùng các dòng GH lai với nhau tạo con lai nuôi lấy thịt. Thịt mềm, thơm ngon.
- Gà BE 88: Giống gà thuần chủng gồm 4 dòng: Hai dòng trống B1, E1 và hai dòng mái B4 và E3 của Cu Ba được nhập vào nước ta từ năm 1993. Cũng giống như giống gà siêu thịt trên gà BE88 có lông màu trắng, chân cao, mào cờ, thân hình cân đối, khả năng cho thịt thấp hơn gà AA, ISA ...
Gà bố mẹ BE11 x BE34 cho con lai thương phẩm thịt có 4 dòng BE1134. Trọng lượng gà ở 49 ngày tuổi, con trống trung bình nặng 2,3kg, con mái 2,15kg. Sản lượng trứng bình quân 170 quả/mái/năm. Hiện nay giống gà BE88 được giữ giống thuần, tạo ra con mái lai với gà trống cao sản hơn để tạo ra số gà thương phẩm nhiều dòng và tăng khối lượng nhanh hơn gà thịt BE1134.
- Gà Arbor Acres (AA): Do hãng BC Partners cung cấp. AA là một trong những giống gà thịt cao sản, gồm có 4 dòng tạo ra ở Mỹ, gà bố mẹ được nhập vào Việt Nam. Gà có thân hình to cân đối, chân cao, đùi dài, ức phẳng, cho thịt nhiều, lông có màu trắng tuyền. Da chân, mỏ màu vàng nhạt, mào cờ (màu đơn).
Gà thịt AA sinh trưởng nhanh, gà thịt nuôi ở Việt Nam. Lúc 49 ngày tuổi, gà trống đạt 2,8 kg, gà mái đạt 2,6 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản lượng trứng 180 - 190 quả/mái/năm.
Hình 30: Gà Arbor Acres (AA)
- Gà Isa Vedette: Do hãng Merial cung cấp. Gà thịt ISA Vedette có 4 dòng được tạo ra từ Pháp, gà bố mẹ được nhập vào nước ta từ năm 1994. Giống như gà AA, gà ISA dạng lùn chân thấp, thân hình nhỏ hơn dạng cao chân, nhưng sản lượng trứng cao hơn, mào cờ. Lúc 49 ngày tuổi, gà trống nặng 2,5 - 2,6 kg, gà mái nặng 1,2 - 2,3 kg, tiêu tốn 1,9 - 2,0 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà ISA có thịt nhiều, phẩm chất thịt ngon, chắc, hiện được phát triển ở nhiều vùng nước ta. Gà mái có sản lượng trứng 170 quả/mái/năm.
- Gà Avian: Do hãng Avian Farms Inc cung cấp. Giống gà này được tạo ra từ Mỹ, nhập vào nước ta sau 1995 từ Thái Lan, giống gà này có tầm vóc, lông trắng tuyền, mào cờ. Gà Avian có năng suất thịt xấp xỉ như gà AA, lúc 49 ngày tuổi gà trống nặng 2,4 - 2,5 kg, gà mái nặng 2,2 - 2,3 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản lượng trứng 190 quả/mái/năm.
Hình 31: Gà Avian
- Gà Ross: Gà thịt Ross: Gồng có 3 giống, mỗi giống gồm có 4 dòng được tạo ra ở Aixơlen (Anh) và được nhập vào Việt Nam từ Hungải vào năm 1992, gà có lông màu trắng tuyền, chân cao vừa phải, ức ngực nở, cho nhiều thịt, mào cờ. Gà thịt nuôi ở Việt Nam lúc 56 ngày tuổi trùng bình trống mái đạt trọng lượng 2,3 kg, sản lượng trứng trong 9 tháng đẻ là 160 quả/mái. Giống gà này đang được ua chuộng ở Việt Nam, nhất là giống Ross 308.3- Gà thịt Ross: Gồng có 3 giống, mỗi giống gồm có 4 dòng được tạo ra ở Aixơlen (Anh) và được nhập vào Việt Nam từ Hungải vào năm 1992, gà có lông màu trắng tuyền, chân cao vừa phải, ức ngực nở, cho nhiều thịt, mào cờ. Gà thịt nuôi ở Việt Nam lúc 56 ngày tuổi trùng bình trống mái đạt trọng lượng 2,3 kg, sản lượng trứng trong 9 tháng đẻ là 160 quả/mái. Giống gà này đang được ua chuộng ở Việt Nam, nhất là giống Ross 308.
- Gà thịt Loman (Lohman meat): Giống gà thịt này được tạo ra từ Đức, gà bố mẹ được nhập vào nước ta năm 1997 từ Inđônêxia, gà có tầm vóc, màu lông mào giống như gà AA, ISA ... khối lượng cơ thể gà thịt lúc 49 ngày tuổi con trống nặng 2,6kg, con mái nặng 2,2kg. Ở Việt Nam đạt tương ứng 2,4kg và 2,2kg cùng lứa tuổi. Sản lượng trứng đạt 175 - 185 quả/mái/năm.
- Gà thịt Coob Hubbard: Gà Coob Hubbard của Mỹ được nhập vào nước ta sau năm 1990. Đặc điểm ngoại hình và năng suất tương tự hai giống gà AA và ISA. Giống gà này được nuôi nhiều ở các tỉnh phía Nam.
- Gà thịt ISA-MPK 30: Gà ISA-MPK 30 là gống gà thịt ở Pháp. Đặc điểm ngoại hình giống như gà ISA Vedette. Trọng lượng gà thịt ở 49 ngày tuổi con trống đạt trung bình 2,57kg, con mái 2,27kg. Sản lượng trứng 170 quả/mái/năm.
* Các giống gà hƣớng trứng:
- Gà Leghorn: Là giống gà chuyên cho trứng có nguồn gốc từ Italia, gà mầu lông trắng, mào đơn rất phát triển. Gà có tầm vóc nhỏ, con trống 2,2 - 2,5 kg, con mái 1,6 - 1,8 kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu 140 ngày tuổi, sản lượng trứng 240 - 260 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55 g, vỏ trứng mầu trắng. Hai
dòng gà Leghorn thuần chủng BVX và BVY nuôi tại Ba Vì đã được công nhận là giống quốc gia của Việt Nam.
- Gà Goldline: Gà Goldline gồm 4 dòng thuần của Hà Lan, các dòng thuần được lai với nhau nhằm tạo gà mái lai thương phẩm nuôi lấy trứng. Gà mái có bộ lông mầu nâu, sản lượng trứng 245 - 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 56 - 60 g, vỏ trứng có mầu nâu.
- Gà HyLine: Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp. Tương tự như gà Brown-Nick, gà mái đẻ trứng sớm (18 tuần tuổi), sản lượng trứng đạt 280 - 290 quả khi gà mái 76 tuần tuổi.
- Gà Isa Brown: Do hãng Merial cung cấp, gà mái có bộ lông mầu nâu, lúc 20 tuần tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50%, tới 76 tuần tuổi đạt sản lượng 329 quả/mái, khối lượng trứng trung bình 62,7 g, vỏ trứng mầu nâu.
- Gà Hisex Brown
Do hãng Lohmann Wesjohann Group (Mỹ) cung cấp. Gà mái đẻ cũng có lông màu nâu.
Sản lượng trứng 290-300 quả khi gà mái 76 tuần tuổi, khối lượng trứng 50-60 g.
Hình 32: Gà Hisex
Bƣớc 2. Xác định giống gà nuôi
- Tùy theo điều kiện từng cơ sở khác nhau, điều kiện kinh tế, từng vùng khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn các giống gà sinh sản khác nhau để chăn cho phù hợp.
- Khi chọn lựa giống gà nuôi cần tìm hiểu kỹ đặc điểm giống gà cần nuôi và khả năng thích nghi của chúng.
Bƣớc 3. Xác định tiêu chuẩn gà giống
- Tiêu chuẩn gà con ở 1 ngày tuổi
Tiêu chuẩn cần chọn Loại thải gà không đạt tiêu chuẩn
- Khối lượng sơ sinh lớn (35 - 36g/con) - Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát, thân hình cân đối.
- Mắt tròn sáng mở to
- Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo
- Khối lượng sơ sinh quá bé (< 32g/con)
- Yếu ớt, chậm chạp, thân hình không cân đối.
- Chân yếu không thẳng, ngón chân vẹo
- Lông khô, bông tơi xốp, sạch, mọc đều
- Đuôi cánh áp sát vào thân - Bụng thon và mềm
- Rốn khô và kín
- Đầu to cân đối, cổ dài và chắc
- Mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ khép kín.
- Lông dính ướt, không bông tơi xốp - Cánh xõa
- Bụng to xệ và cứng - Rốn ướt và không kín - Đầu không cân dôid
- Mỏ vẹo, 2 mỏ không khép kín.
- Tiêu chuẩn về con giống ở 42, 49, 56 và 63 ngày tuổi.
Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu
Đầu Rộng, sâu Hẹp, dài
Mắt To, lồi, mầu da cam, tinh nhanh Nhỏ, mầu nâu xanh
Mỏ Ngắn, chắc Dài, mảnh
Mào và tích tai Phát triển tốt có nhiều mao mạch Nhỏ, nhợt nhạt
Thân Dài, sâu, rộng Hẹp, ngắn, lông
Bụng Phát triển tốt, khảng cách giữa xương ức và xương háng rộng.
Phát triển kém, khảng cách giữa xương ức và xương háng hẹp.
Chân Mầu vàng, bóng, ngón chân ngắn
Mầu nhợt, thô giáp, ngón chân dài
Lông Mềm, sáng, phát triển tốt Xù, kém phát triển
Tính tình Ưa hoạt động Dữ tợn hoặc uể oải
- Tiêu chuẩn về con giống ở 133, 140 ngày tuổi.
Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu
Đầu Rộng, sâu, cân đối, to vừa phải và diện mạo khỏe
Hẹp, dài, méo và diện mạo không khỏe
Mào tích Màu đỏ tươi, phát triển tốt, láng bóng.
Nhợt nhạt, thô nhăn, vảy trắng, tím bầm và phát triển không tốt Mắt To, lồi, mầu da cam, tinh
nhanh
Nhỏ, mầu nâu xanh, sâu, lồi, đục, không tinh nhanh
Mặt Thon, nhẵn Thịt, nhăn
Mỏ Ngắn, chắc, mỏ trên mỏ dưới khép kín.
Dài, mảnh, ngắn, vẹo, phát triển không bình thường
Lưng Rộng, dài, thẳng Hẹp, vẹo, ngắn
Diều Thon, to vừa phải Xệ, treo, lệch
Thân Thẳng, cân đối, chắc khỏe Thân không bình thường, yếu Bụng Phát triển tốt, khảng cách
giữa xương lưỡi hái và xương háng rộng.
Phát triển kém, khảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng hẹp.
Cánh Lông cánh mọc đều, áp sát