Chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại quốc tế của hoa kì và bài học cho việt nam (Trang 25 - 36)

a. Khái niệm

Bán phá giá là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất hoặc là bán thấp hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài.Một cách tổng quát, bán phá giá là việc một doanh nghiệp bán hàng ở thị trường nước ngoài thấp hơn giá trị hợp lý, căn cứ vào giá bán ở thị trường nước nhà hay chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Một lập luận chống lại việc bán phá giá cho rằng các nhà xuất khẩu hàng được bảo hộ ở thị trường nước nhà và sử dụng lợi nhuận thu được để trợ giá cho việc bán mặt hàng đó ở nước nhập khẩu. Do vậy, ngành sảnxuất mặt hàng tương tự ở nước nhập khẩu phải đối mặt với sự cạnh tranh thiếu công bằng và có thể bị mất thị phần.

Bán phá giá nhằm:

- Tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa. - Dành thị phần để kiểm soát thị trường.

Để khắc phục tình trạng chống bán phá giá, các quốc gia thường sử dụng thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá được áp dụng lần đầu tiên ở Canada vào năm 1904 và ngày càng được áp dụng phổ biến không những ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, EU, Úc mà cả các nước đang phát triển như Brazil, Arhentina, Mexico, Ấn độ, Malaysia và gần đây là Trung Quốc.

b. Chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá sớm nhất (từ năm 1906). Đến năm 1930, Luật về Thuế quan của Hoa Kỳ đã có các quy định chi tiết về vấn đề này. Và việc các quy định về phòng vệ thương mại như một công cụ “rào cản nhập khẩu” hợp pháp được đưa vào Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1947 trên thực tế cũng là hệ quả của nhiều sức ép, tong đó đáng kể là Hoa Kỳ. Các hiệp định về phòng vệ Thương mại của Mỹ hiện tại được phát triển từ các quy định tương đối đơn giản trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT năm 1947 nói trên. Quá trình chi tiết hóa các quy định tại GATT 1947 trong khuôn khổ vòng đàm phán tại Uruguay thực chất là quá trình đàm phán, thương lượng giữa các nhóm nước muốn sử dụng công cụ này ( đứng đầu là Mỹ) và các nước không muốn sử dụng chúng ( chủ yếu là các nước đang phát triển nhờ vào xuất khẩu).

Các Hiệp định này ra đời như là biểu hiện rõ nét của sự thỏa hiệp giữa hai xu hướng này. Một mặt các Hiệp định này thừa nhận tính hợp pháp của việc sử dụng công cụ chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ; mặt khác các Hiệp đinh cũng đưa ra những quy tắc nhằm hạn chế sử dụng các công cụ này trong khuôn khổ nhất định và có thể kiểm soát được.

Từ năm 1999 đến những năm gần đây, Mỹ là “vô địch” trong việc dùng các biện pháp chống bán phá giá. Cho đến 30.6.1999, chẳng hạn, trên số 1121 biện pháp đang hiện hành lúc đó được thông báo lên Ủy ban chống bán phá giá của WTO, 300 biện pháp là của Mỹ, tức là hơn một phần tư tổng số. Chính sách chống bán phá giá của Mỹ bị nhiều nước phản đối là điều dễ hiểu nhưng chính trong nội bộ nước Mỹ, đấy cũng là một đề tài tranh cãi gay gắt. Sự bất đồng này có nhiều lý do kinh tế, chính trị, lịch sử và cả tâm lý xã hội.

Mỹ dùng đến biện pháp chống bán phá giá nhiều thì cũng gặp phải sự kháng cự mạnh. Mỹ là nước bị kiện nhiều nhất về chống bán phá giá trước GATT/WTO, với 16 vụ trên 41 vụ kiện ở WTO cho tới nay. Gần đây và quan trọng nhất là vụ kiện về Đạo luật bù trừ các biện pháp tài trợ và bán phá giá tiếp diễn (Continued Dumping and Subsidy Offset Act of 2000), gọi tắt là CDSOA hoặc Byrd Amendment vì xuất phát từ một dự luật của Thượng nghị sĩ Robert Byrd. Ngày 28.10.2000, Tổng thống Clinton ký sắc lệnh ban hành luật này qua đó các số tiền thu được qua thuế chống bán phá giá sẽ được chia lại cho các công ty Mỹ thắng kiện. Vì mức thuế chống bán phá giá có thể lên tới 400% nên có thể là một nguồn lợi đáng kể, ngay cả cho một anh sản xuất một mặt hàng khiêm tốn như nến: công ty Candle-lite, tại Cincinnati, nhờ thắng kiện một công ty TQ, đã được chia 15,6 triệu đô-la tiền thuế thu trong năm 2002 và dự kiến sẽ còn nhận thêm 39 triệu đô-la trong năm nay. Món lộc béo bở này khiến một số công ty chế tạo nến khác cũng nhảy vào, đòi được hưởng một phần của số tiền 65 triệu đô la thuế sẽ thu năm nay. Trong năm 2002, Hải quan Mỹ đã chia lại cho khoảng 1 200 công ty tổng cộng 329 triệu đô la thu vào qua thuế AD.

Ví dụ tiêu biểu nhất về thuế chống bán phá giá của Mỹ với Việt Nam là vụ kiện cá tra, cá basa. Ngày 27.1.2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty VN bán phá giá cá tra tại Mỹ, và ấn định các biên độ phá giá từ 37.94% đến 61,88 % cho các công ty này, tùy theo trọng lượng của mỗi công ty, và một mức chung 63,88% cho toàn VN. Ngay hôm sau, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót hay điểm bất hợp lý trong phân tích của DOC. Nhờ vậy, tháng 3.2003, DOC đã quyết định sửa lại mức thuế AD sẽ áp dụng cho các công ty tham gia vụ kiện (thí dụ từ 61,88% xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88% cho các công ty không tham gia.

Sau đó DOC trực tiếp điều tra thực trạng nuôi trồng cá basa tại Việt Nam và đề nghị Việt Nam thảo luận về thỏa thuận đình chỉ vụ và thay bằng việc áp dụng hạn ngạch và giá đối với việc xuất khẩu mặt hàng này. Tuy thế tháng 5.2003 thì thỏa thuận về đình chỉ vụ kiện bị đổ vỡ và ngày 17.6, khi đại diện của VASEP có mặt tại phiên họp của ITC để điều trần thì DOC công bố quyết định mới, tăng trở lên lại, tuy là không nhiều lắm, các biên độ dumping cho hầu hết các công ty, tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp đối với công ty Nam Việt và đưa thêm 5 công ty vào trường hợp này. Bước diễn tiến mới này rất bất lợi, và theo luật sư Lê Công Định, của văn phòng White & Case bào cãi cho VN, kết luận mới của DOC là một cú

sốc đối với tất cả các thành viên trong đoàn Việt Nam tham dự phiên điều trần trước ITC và đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản đang làm ăn với Mỹ. Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào phán quyết của ITC về vấn đề tổn hại, dựa trên ý kiến của DOC và phần trình bày của hai bên (VASEP và CFA). Ngày 24.7.2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh nghiệp VN đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, và ấn định mức thuế suất bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%.

Như vậy, chống bán phá giá là một biện pháp thường xuyên được mỹ áp dụng và còn áp dụng rất hiệu quả. Chính sách này vừa đem lại cho nước Mỹ nguồn thu lớn từ thuế chống bán phá giá, vừa giúp Mỹ loại bỏ các mặt hàng cạnh tranh của các nước khác với mặt hàng trong nước của Mỹ.

2.3.1.6. Các biện pháp khác

a. Giấy phép nhập khẩu :

Giấy phép nhập khẩu được xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép không được bóp méo thương mại do sử dụng không thích hợp các thủ tục đó. Các qui tắc đối với thủ tục cấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập và được quản lý theo một cách thức công bằng và hợp lý.

Mặt khác, cần phải công khai các thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép trong thời hạn 21 ngày trước khi chúng có hiệu lực. Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính. Trường hợp đặc biệt không được quá ba cơ quan. Nhà nhập khẩu hàng cần giấy phép có thể tiếp cận ngoại tệ cần thiết trên cùng một cơ sở với hàng nhập khẩu không cần giấy phép.

Cấp phép nhập khẩu tự động: khi tất cả đơn đều được chấp thuận, không hạn chế khối lượng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhập khẩu, được chấp thuận trong vòng 10 ngày.

Cấp phép nhập khẩu không tự động: là thủ tục cấp phép không phải là cấp phép tự động. Cấp phép không tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mại hơn mức các điều kiện do yêu cầu cấp phép đặt ra. Các thủ tục cấp phép không tự động cần phải tương ứng về phạm vi và thời hạn với biện pháp mà chúng được sử dụng để thực hiện, và sẽ không đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cần thiết để quản lý biện pháp đó. Trong trường hợp đòi hỏi cấp phép không vì mục đích quản lý số lượng, các thành viên phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở để cấp phép.

b. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu

Mỹ áp dụng việc áp thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường. Luật mới này có một số ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.

Theo trang web của tổ chức tư vấn luật Mayer Brown, ngày 13-3, dự luật cho phép chính phủ Mỹ áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường (NME) đã được Tổng thống Mỹ Obama ký để trở thành luật.Tháng 12- 2011, liên quan đến việc áp thuế chống trợ cấp đối với lốp xe ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc, Toà phúc thẩm liên bang Mỹ ra phán quyết rằng luật hiện hành của Mỹ không cho phép áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước NME. Phán quyết này đã vô hiệu hoá hàng chục yêu cầu cũng như các cuộc điều tra chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Theo một đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), luật mới này chính thức cho phép Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu từ nền kinh tế phi thị trường. Theo đó, khi luật này có hiệu lực, sẽ không có tranh chấp về việc liệu Mỹ có được áp thuế chống trợ cấp lên hàng hoá nhập khẩu từ các nước NME hay không. Và, các nước cũng không thể phản đối và kiện lên toà án Mỹ với lý do rằng luật pháp nước này không cho phép áp thuế chống trợ cấp đối với NME. Còn về việc liệu luật này có làm tăng nguy cơ bị kiện chống trợ cấp của Mỹ lên hàng hoá của Việt Nam hay không, thì vị đại diện này cho rằng nguy cơ bấy lâu đã cao rồi, và vẫn như thế khi luật này có hiệu lực. Trên thực tế, trước đây, dù chưa có quy định mới, thì túi nhựa PE của Việt Nam vẫn bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá vào tháng 5-2010.

Tuy nhiên, luật mới này cũng có một quy định được đánh giá là tích cực. Đó là, trước đây, đối với hàng hoá bị áp đồng thời thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá, thì doanh nghiệp xuất khẩu xem như bị đánh hai lần thuế chống trợ cấp. Lý do là, bản thân trong thuế chống bán phá giá áp dụng cho các nước NME đã có xử lý luôn vấn đề trợ cấp.

Với luật mới, Bộ Thương mại Mỹ sẽ bù trừ để tránh việc đánh hai lần thuế chống trợ cấp. Theo đó, đối với các vụ việc bị áp đồng thời thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá trong tương lai, luật mới có thể giúp giảm đáng kể tổng thuế suất của thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá cho Việt Nam. Tuy nhiên, theo đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh, để tránh bị đánh thuế hai lần, doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm gánh nặng là làm sao chứng minh được những khoản nào bị đánh thuế hai lần và tính toán được mức thuế bị tính hai lần đó.

c. Luật thuế bù giá

Luật thuế bù giá quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần trợ giá của sản phẩm nước ngoài, mà việc bán sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại các nhà sản xuất những hàng hoá giống hoặc tương tự của Mỹ. Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá phải bù lại có thể do chính phủ nước ngoài trực tiếp trả, nhưng luật này cũng áp dụng đối với loại trợ giá gián tiếp bị phát hiện sau khi điều tra theo luật thuế bù giá.

Việc điều tra theo luật thuế bù giá thường được tiến hành do có đơn khiếu nại của các ngành công nghiệp trong nước trình lên Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại Quốc tế, tuy nhiên Bộ Thương mại có thể tiến hành độc lập một luật thuế.

Bộ Thương mại và Ủy ban Thương mại Quốc tế đều có thể tiến hành điều tra. Bộ Thương mại điều tra để xác định xem có sự trợ giá "chịu thuế" trực tiếp hoặc gián tiếp ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ cho việc chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm là đối tượng bị điều tra hay không.

Ðiều tra của Ủy ban Thương mại Quốc tế xác định xem việc khiếu nại của ngành công nghiệp Mỹ bị thiệt hại vật chất hoặc đe doạ thiệt hại vật chất, hoặc các cơ sở kinh doanh của một ngành có bị thiệt hại vật chất hay không do hàng nhập khẩu được trợ giá. "Thiệt hại vật chất" được định nghĩa trong luật không phải là những thiệt hại nhỏ, vô hình, hoặc không quan trọng. Ðể áp đặt thuế bù giá, bộ Thương mại phải xác định phần trợ giá chịu thuế bù giá và

Ủy ban Thương mại Quốc tế phải tìm ra những thiệt hại. Luật thuế bù giá còn đề cập đến cả các loại "trợ giá ngược chiều" -- những hình thức trợ giá cho sản xuất các yếu tố đầu vào được tính vào sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang Mỹ.

2.3.2 Công cụ, biện pháp hỗ trợ 2.3.2.1 Công tác xúc tiến thương mại

Hoa Kỳ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại từ rất sớm. Hoa Kỳ khuyến khích thương mại tự do giữa các đồng minh của mình trong suốt Chiến tranh lạnh. Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Mỹ vẫn tiếp tục thúc đẩy tự do thương mại .

Hoa Kỳ hiện đã kí hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương/đa phương với: Israel (bao gồm cả quyền Palestine; 1985), Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) (bao gồm cả Canada và Mexico (1994), Jordan (2001), Úc (2004), Chile (2004), Singapore (2004), Bahrain (2006), Morocco (2006), Oman (2006), Peru (2007), Cộng hòa Dominica, Trung Mỹ Hiệp định Thương mại tự do (DR-CAFTA, bao gồm Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, và Cộng hòa Dominica; 2005), Panama (2011), Colombia (2011), Hàn Quốc(2011).

Và đề xuất kí hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương/đa phương với: Khu vực Mậu dịch tự do châu Mỹ (FTAA, bao gồm tất cả các nước trên Tây bán cầu ), Mỹ - Trung Đông Khu vực Thương mại Tự do (US-MEFTA; bao gồm hầu hết các nước trong khu vực Trung Đông ), Khu thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TAFTA, Liên minh châu Âu ),Thái Lan, New Zealand, Ghana, Indonesia, Kenya, Kuwait, Malaysia, Mauritius, Mozambique, Đài Loan, United Arab Emirates, Liên minh Nam Phi (US-SAUC, bao gồm Nam Phi , Botswana , Lesotho , Swaziland , và Namibia ; giữ lại từ năm 2006 do nhu cầu về quyền sở hữu trí tuệ, quyền mua sắm chính phủ và đầu tư), Ecuador, Qatar.

Các hiệp định này không những mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động thương mại quốc tế của

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại quốc tế của hoa kì và bài học cho việt nam (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w