Thâm hụt thương mại của Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại quốc tế của hoa kì và bài học cho việt nam (Trang 44 - 56)

Đến cuối thế kỷ XX, thâm hụt thương mại gia tăng đã góp thêm vào mâu thuẫn của Mỹ đối với tự do hóa thương mại. Mỹ đã trải qua thời kỳ thặng dư thương mại trong hầu hết thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng những cú sốc giá dầu mỏ năm 1973-1974 và 1979-1980 cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo sau cú sốc giá dầu mỏ lần thứ hai đã làm cho thương mại quốc tế lâm vào trì trệ. Cùng lúc đó, Mỹ bắt đầu cảm thấy sự dịch chuyển trong cạnh tranh quốc tế. Vào cuối thập kỷ 1970, nhiều nước, đặc biệt là những nước công nghiệp hóa mới, ngày càng đẩy mạnh cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu quốc tế. Hàn Quốc, Hồng Công, Mêhicô, Braxin và nhiều nước khác đã trở thành những nhà sản xuất hiệu quả các sản phẩm thép, dệt may, giầy dép, phụ tùng ô tô và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.

Khi các nước khác trở nên thành công hơn, người lao động Mỹ trong các ngành công nghiệp xuất khẩu lo lắng rằng các nước sẽ làm ngập tràn nước Mỹ bằng hàng hóa của họ trong khi đó lại đóng cửa thị trường của chính mình. Người lao động Mỹ cũng buộc tội các nước khác đã trợ giúp những nhà xuất khẩu của mình một cách không công bằng để giành thị trường ở các nước thứ ba bằng việc tài trợ cho một số ngành công nghiệp nhất định, chẳng hạn như ngành thép, và bằng các chính sách thương mại thúc đẩy xuất khẩu quá mức so với nhập khẩu. Thêm vào những lo lắng của người lao động Mỹ, nhiều công ty đa quốc gia đặt tại Mỹ đã bắt đầu chuyển các công đoạn sản xuất ra nước ngoài trong giai đoạn này. Các tiến bộ công nghệ làm cho những hoạt động chuyển đi như vậy càng trở nên thực tế hơn, và một số công ty tìm kiếm lợi thế về mức lương thấp hơn ở nước ngoài, ít chướng ngại điều tiết hơn, và các điều kiện khác có thể làm giảm chi phí sản xuất.

Tuy vậy, một yếu tố còn lớn hơn dẫn tới thâm hụt thương mại của Mỹ phình lên là giá trị đồng đôla tăng quá cao. Từ năm 1980 tới 1985, giá trị đồng đôla tăng khoảng 40% so với các đồng tiền của những bạn hàng thương mại chính của Mỹ. Điều này làm cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tương đối đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài vào Mỹ tương đối rẻ hơn. Tại sao đồng đôla lại được đánh giá cao? Có thể tìm thấy câu trả lời trong việc khôi phục của Mỹ từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1981-1982 và những thâm hụt ngân sách liên bang khổng lồ của Mỹ, hai yếu tố này đã cùng phối hợp tạo ra một lượng cầu đáng kể về vốn đầu tư nước ngoài trong nước Mỹ. Điều đó lại dẫn tới đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao và làm tăng giá trị đồng đôla.

Năm 1975, xuất khẩu của Mỹ vượt hơn nhập khẩu từ nước ngoài là 12.400 triệu USD, nhưng đây là đợt thặng dư thương mại cuối cùng mà nước Mỹ có được trong thế kỷ XX. Vào năm 1987, thâm hụt thương mại của Mỹ đã lên tới 153.300 triệu USD. Khoảng cách thâm hụt thương mại bắt đầu giảm trong các năm kế tiếp khi đồng đô la giảm giá và tăng trưởng kinh tế ở các nước khác dẫn tới tăng cầu hàng xuất khẩu của Mỹ. Nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ lại phình lên vào cuối những năm 1990. Một lần nữa, nền kinh tế Mỹ lại tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế của những nước bạn hàng chính của Mỹ, và kết quả là người Mỹ mua hàng hóa nước ngoài với nhịp điệu nhanh hơn so với người dân các nước khác mua hàng hóa Mỹ. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã đẩy các đồng tiền trong khu

vực này tụt xuống, làm cho hàng hóa của họ tương đối rẻ hơn nhiều so với hàng hóa Mỹ. Đến năm 1997, thâm hụt thương mại của Mỹ là 110 tỷ USD, và còn lên cao hơn.

Các quan chức Mỹ nhìn nhận cán cân thương mại với những cảm giác pha trộn. Hàng hóa nhập khẩu nước ngoài không đắt giúp ngăn ngừa lạm phát, điều mà một số nhà hoạch định chính sách cho là mối đe dọa tiềm ẩn trong cuối thập kỷ 1990. Tuy nhiên, cùng lúc đó, một số người Mỹ lại lo lắng rằng một làn sóng nhập khẩu mới có thể phá hoại các ngành công nghiệp trong nước. Ví dụ, ngành công nghiệp thép của Mỹ đã rất lo lắng trước sự gia tăng nhập khẩu của loại thép giá rẻ do các nhà sản xuất hướng vào Mỹ sau khi lượng cầu của châu Á co lại. Và mặc dù các nhà cho vay nước ngoài nhìn chung đều rất sốt sắng trong việc cung cấp tiền mà người Mỹ cần để chi cho các khoản thâm hụt của họ, nhưng các quan chức Mỹ lại lo rằng tại một số thời điểm, các nhà đầu tư có thể trở nên thận trọng. Điều này lại có thể đẩy giá trị đồng đôla xuống, gây sức ép làm tỷ lệ lãi suất của Mỹ cao hơn và dẫn tới bóp nghẹt hoạt động kinh tế.

Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 13/7/2011 (giờ Việt Nam) cho thấy, thâm hụt thương mại của nước này đã tăng hơn 15% trong tháng 5/2011, vào khoảng 50,2 tỷ USD, mức cao nhất trong hơn 30 tháng qua (từ tháng 10/2008).

Hình 3.1.4 Thâm hụt thương mại Mỹ từ tháng 1/2008 – 1/2011

Mức thâm hụt trên cao hơn con số mà các nhà phân tích Phố Wall đưa ra trước đó là 44,5 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng kim ngạch nhập khẩu là giá dầu tăng cao, đạt mức kỷ lục vào cuối mùa xuân vừa qua với giá mỗi thùng dầu tăng 41 xu so với 1 năm trước. Tuy nhiên, thời gian gần đây cho thấy những dấu hiệu tích cực khi thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ có xu hướng giảm. Sau nhiều năm chịu cảnh ảm đạm và đổ vỡ, viễn cảnh thâm hụt thương mại Mỹ đột ngột trở nên lạc quan hơn.

3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Hiệp định thương mại song phương ( BTA) được ký kết vào ngày 13/07/2000 và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 là mốc quan trọng đánh dấu sự bắt đầu trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong hơn 10 năm kể từ khi hiệp định được ký kết, thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng hơn 1.200%, từ 1,5 tỷ USD lên hơn 20 tỷ USD ( năm 2011). Nếu như năm 2000, xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ có khoảng hơn 400 triệu USD thì năm 2010 nó đã đạt con số gần 14,8 tỷ USD, và nếu năm 2000 xuất khẩu Hoa Kỳ vào Việt Nam khoảng vài trăm triệu USD thì năm 2010 là trên 4 tỷ USD (nguồn: số liệu Hải quan Hoa Kỳ năm 2010). Những năm gần đây xuất siêu của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn ở mức trên dưới 10 tỷ USD, góp phần bù đắp sự thiếu hụt trong cán cân thương mại luôn nhập siêu lớn từ các nước châu Á láng giềng. Năm 2010, Việt Nam đã vượt lên xếp thứ 27 trong số 30 quốc gia xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ. Những hàng hoá xuất khẩu chính sang thị trường Hoa Kỳ có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, bao gồm các mặt hàng chủ lực:

• Hàng dệt may : vẫn là mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất, từ vài ba chục triệu USD trước lúc ký Hiệp định thương mại, đến năm 2010 xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt 5 tỷ 340 triệu USD với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm là trên 10%. Hiện tại, hàng dệt may Việt Nam chỉ đứng sau hàng dệt may đến từ Trung Quốc, vượt cả những bạn hàng dệt may quen thuộc hàng thế kỷ của thị trường Hoa Kỳ như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia...

• Giày dép: Từ con số vài chục triệu USD trước lúc ký Hiệp định thương mại, năm 2010 Việt Nam đã xuất vào thị trường Mỹ với tổng giá trị 1,5 tỷ USD. Tuy còn kém xa

Trung Quốc (chỉ bằng khoảng 10% hàng Trung Quốc), nhưng Việt Nam đã vượt xa các nhà nhập khẩu truyền thống của thị trường Hoa Kỳ như Italia, Ấn Độ, Indonesia...

• Đồ gỗ và đồ nội thất: Trước năm 2001, mặt hàng này chưa có trong danh mục xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ, nhưng đến năm 2010 Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch 1,4 tỷ USD và đưa mặt hàng này vươn lên vị trí mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai sau dệt may, vượt cả các bạn hàng mạnh về lĩnh vực này như Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Italia... Việc tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã giúp chúng ta giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tuy vậy, quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ cũng gặp không ít khó khăn trước thực trạng khủng hoảng kinh tế thế giới. Đã gần 5 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2007, nhưng tốc độ phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ còn chậm với tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao (khoảng 9,6%) với tổng số người thất nghiệp là 14,7 triệu người. Đây chính là khó khăn đối với việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ, bởi Chính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc phải đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, tạo ra việc làm, qua đó sẽ giảm áp lực lên nền kinh tế. Một số nhóm các nhà sản xuất nội địa do lo ngại về sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (như Hiệp hội sản xuất cá da trơn, nhựa...) đã tiến hành vận động hành lang để tạo thế lực chính trị nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, tạo khó khăn cho một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (đạo luật Farm Bill, Lacey...). Cũng trong năm 2010, Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu thực thi sáng kiến xuất khẩu quốc gia với mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong vòng 5 năm, nhằm hạn chế thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại, đặc biệt với các nước châu Á. Với tổng thể nhiều biện pháp từ hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, xúc tiến thương mại, đào tạo, tăng cường sự hiện diện của các phái đoàn thương mại... sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước, trong đó, có Việt Nam.

3.2.2 Bài học cho Việt Nam

Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia gần như không có điểm tương đồng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới với quy mô nền kinh tế lớn, thì Việt Nam mãi gần đây mới được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển. Do sự khác nhau về cả điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hôi, điều kiện kinh tế,

có những chính sách có thể được áp dụng rất thành công ở Hoa Kỳ, nhưng lại không có cơ hội và điều kiện để áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Việc học hỏi các chính sách Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ phải gắn liền với thực tế tình hình kinh tế cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng Việt Nam thì các chính sách này mới phát huy được tác dụng, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế Việt Nam ngày càng phát triển.

Mô hình chính sách : Trong từng thời kỳ, tùy thuộc vào tình hình kinh tế thế giới,

cũng như điều kiện đất nước, các chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ có thể ưu tiên giảm bớt các rào cản thương mại ( thời tổng thống G.Bush) hoặc ưu tiên việc ra các quyết sách nhằm bảo vệ tình hình sản xuất trong nước trước tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng (thời tổng thống Obama), nhưng nhìn chung, nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế thị trường mở cửa tự do. Để làm được điều này, bản thân Hoa Kỳ là nước tư bản, đã trải qua thời kỳ công nghiệp hóa đất nước, đưa năng suất lao động tăng cao, trình độ khoa học công nghệ phát triển. Còn với điều kiện của Việt Nam, đi lên XHCN từ một nước phong kiến lạc hậu, chịu ách thống trị của Thực dân và Đế quốc, nền kinh tế nghèo nàn, việc duy trì một nền kinh tế thị trường mở cửa tự do là một khó khăn. Mặc dù trong các Đại hội Đảng, cũng như trong chiến lược phát triển của Việt Nam, Chính phủ ta đã và đang hướng nền kinh tế nước ta theo hướng “nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, nhưng đa phần các nước tư bản trên thế giới (trong đó có Hoa Kỳ) đều chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, chính sách thương mại quốc tế hướng tới gỡ bỏ các rào cản thương mại, đàm phán các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương, mặc dù phát huy hiệu quả rất tốt với Hoa Kỳ, đưa nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển, đóng góp không nhỏ vào GDP của Hoa Kỳ hàng năm, nhưng Việt Nam lại không thể áp dụng được, ít nhất là trong giai đoạn này. Các doanh nghiệp VIệt Nam đã trải qua thời kỳ kinh doanh dưới chế độ bao cấp, quen thói làm ăn nhỏ lẻ, cầm chừng, thiếu sự chuyên nghiệp, quy mô vốn thấp, nếu ngay sau đổi mới, Việt Nam tiến hành mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trong nước, tức là sẽ “bóp chết” các doanh nghiệp trong nước. Hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra, sẽ không thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Thêm vào đó, vì yếu tố chính trị, xã hội, Chính phủ Việt Nam cũng dè chừng trong việc tiến hành mở cửa. Từ năm 2007 đến nay, tức là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, theo đúng cam kết hội nhập, hiện nay, Chính phủ ta đang dần dần gỡ bỏ các rào cản thương mại, xóa và cắt giảm

thuế theo lộ trình. Trong tương lai, sau khi thực hiện đúng các cam kết, Việt Nam sẽ dần tiến tới mở cửa nền kinh tế, đúng theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với các công cụ, biện pháp quản lý:

Công cụ hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hoa Kỳ là một trong những quốc gia rất

thành công trong việc áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Trong thập niên 90, nhằm trả đũa Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước, Hoa Kỳ đã tiến hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản, sau đó Nhật Bản đã phải nhượng bộ, tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập khẩu máy bay từ Hoa Kỳ. Năm 2005, Trung Quốc cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU để tránh một cuộc chiến thương mại không có lợi cho đôi bên.

Hiện nay, ở thị trường tiêu dùng VIệt Nam, các loại hàng hóa từ Trung Quốc được bày bán rộng rãi. Với mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, cũng như giá cả hợp lý, sự tràn lan của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam đã làm cho không ít các công ty sản xuất trong nước gặp khó khăn. Sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc, không chỉ là nỗi lo cho các nhà sản xuất trong nước, mà còn tạo ra tâm lý lo sợ cho người tiêu dùng Việt Nam, do nhiều hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc được nhập khẩu trái phép vào Việt Nam qua đường biên giới. Tuy nhiên, Việt Nam không thể áp dụng công cụ hạn chế xuất khẩu tự nguyện với hàng hóa Trung Quốc. Sở dĩ, với Việt Nam, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn, nhưng với Trung Quốc, Việt Nam lại chưa phải là đối tác lớn. Nếu Việt Nam tiến hành các biện pháp hạn chế việc xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Việt Nam, thì Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa, điều này, sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho các công ty

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại quốc tế của hoa kì và bài học cho việt nam (Trang 44 - 56)