Chuẩn bị cho quá trình lắp dựng

Một phần của tài liệu Đồ án Tốt Nghiệp Cổng Trục 30/10 ,làm rất chi tiết (Trang 128 - 131)

a/ Thiết bị vật tư.

Thiết bị nâng:

Hai cần tự hành(bánh xích hoặc cần trục bánh lốp) sức nâng 120T. Một xe nâng forklit sức nâng lớn hơn 15T

Một xe nâng người sức nâng 500kG. Chuẩn bị cáp (lựa chọn theo tiêu chuẩn ) Chuẩn bị vật liệu đệm lót.

Chuẩn bị một khóa để siết bu long và các vật dụng cần thiết khác.

b/ Nhân lực.

Mỗi đội lắp đặt ngoài đội trưởng thì tối thiểu phải có hai kỹ thuật viên có kinh nghiệm về lắp dựng Cổng trục và một nhóm công nhân lành nghề chuyên về lắp dựng, cụ thể:

Một đội trưởng có kinh nghiệm lắp dựng cổng trục(kỹ sư chính của hãng). Một kỹ sư cơ khí.

Một kỹ sư điện. Hai thợ lái cẩu.

Một thợ lái máy nâng. Bảy thợ điện.

Năm thợ xếp dỡ địa phương

Yêu cầu chung: Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có kinh nghiệm về lắp dựng. Riêng đội trưởng và các kỹ thuật viên ngoài những yêu cầu nêu trên đòi hỏi phải có khả năng làm việc độc lập, năng động sáng tạo và có mặt thường xuyên ở công trình nơi lắp dựng.

Vấn đề về thông tin liên lạc trong quá trình lắp dựng là rất cần thiết, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng lắp ráp đồng thời ảnh hưởng năng suất lắp ráp vì vậy nó ảnh hưởng tới giá thành lắp ráp.

Chuẩn bị 5 bộ đàm để phục vụ cho quá trình lắp dựng.

d/ Kiểm tra trước và trong quá trình nâng.

Thanh tra an toàn lao động địa phương phải có mặt để theo dơi;

Khi sử dụng bất kỳ thiết bị điện nào phải đảm bảo an toàn không gây ra rò gỉ điện hoặc khí cháy tràn ra xung quanh.

Không được bắt đầu hoặc nâng kết cấu thép Cổng trục khi tốc độ gió vượt mức cho phép (10 km/h) (cấp 3).

Kiểm tra và loại bỏ các loại móc treo và dây cáp không đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi dùng để nâng;

Trong suốt quá trình nâng kết cấu thép Cổng trục để lắp dựng, thao tác của các cá nhân và nhóm tham gia lắp dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn về thiết bị nâng (đã được học qua lớp huấn luyện đào tạo về an toàn thiết bị nâng). Trường hợp cá nhân hay nhóm tham gia lắp dựng vi phạm sẽ bị nhắc nhở, khiển trách, hay kỹ luật bởi đội trưởng của đội tùy theo mức độ vi phạm.

e/ Chuẩn bị cho lắp đặt

Tất cả các chi tiết và kết cấu liên quan đến quá trình lắp dựng phải được tập kết đầy đủ theo thứ tự lắp ra băi lắp sau khi các chi tiết đã chế tạo hoàn tất để chuẩn bị cho lắp đặt;

Kiểm tra lại tất cả các cơ cấu xem có khớp với bảng kê thiết bị lắp dựng không. Nếu còn thiếu hoặc sai sót phải tìm cách khắc phục ngay. Các mối ghép nối giữa dầm cầu với chân cổng, giữa chân cổng với khung giằng, giữa chân cổng với cụm di chuyển phải được làm vệ sinh sạch sẽ (như làm sạch gỉ, bụi, dầu mở, sơn …).

Kiểm tra lại tất cả các dấu, các chốt định vị của các mối nối ghép. Kiểm tra các môtơ, các phanh về độ ẩm và khe hở phanh.

Kiểm tra móc treo cáp và tất cả các thiết bị khác cũng như các vật liệu dự phòng. Sơn dặm lại bên dưới dầm cầu trước khi lắp vào chân. Sơn lại những vị trí cần thiết (nếu cần);

Tham khảo bản vẽ tổng thể, kiểm tra lại tất cả các vị trí lắp đặc xem có phù hợp không và tiến hành công việc lắp đặt tiếp theo:

Cụm di chuyển vào cụm chân cổng dưới, thanh giằng

Chân cổng trên và dầm chính, consol với cụm di chuyển chân cổng, lan can. Lưu ý: Tất cả các mối ghép bằng bulông ở đây đều dùng bulông cường độ cao, lực siết đai ốc tối đa không quá 450 Nm. Trên mỗi đầu bulông và đai ốc đều phải có vòng đệm bảo vệ, riêng ở đai ốc ngoài vòng đệm bảo vệ còn có thêm vòng đệm hãm phía trên.

f/ Yêu cầu trước khi lắp đặt.

Trước khi tiến hành công việc lắp dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Diện tích và khoảng không để lắp phải đảm bảo. Khu vực lắp dựng phải được cô lập bên ngoài, tức là mọi hoạt động trong khu vực lắp dựng gây ảnh hưởng đến quá trình lắp dựng đều phải tạm ngưng hoạt động suốt trong thời gian lắp. Đặt biển báo báo hiệu: “CÔNG TRƯỜNG ĐANG THI CÔNG – KHÔNG PHẬN SỰ CẤM VÀO”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những thành viên trong lắp dựng, phải nắm được nhiệm vụ và công việc của mình thông qua đội trưởng của đội.

Xe cẩu phải đảm bảo đủ các yêu cầu kỹ thuật được cho bởi các nhà sản xuất như thông số kỹ thuật, kích thước, sức nâng, tầm với, tải trọng đặt lên bánh xe … đồng thời phải phù hợp với công việc cần lắp dựng.

Những điểm cần phải câu, móc để nâng các kết cấu khi lắp dựng phải đảm bảo đủ lực và đúng vị trí sao cho các kết cấu được cân bằng.

Điện áp đấu nối vào để sử dụng phải tương ứng với các thiết bị điện của Cổng trục, điện áp này có thể thay đổi trong giới hạn cho phép.

Cần cẩu được đặc đúng vị trí để khi nâng xe cẩu không cần phải di chuyển.

g/ Vị trí của xe tải và cần cẩu

Vị trí của cần cẩu di động được bố trí phù hợp với bãi lắp đặt. Cần cẩu di động dở tải (các bộ phận Cổng trục) từ xe tải xuống nền đất. Suốt quá trình nâng xe con, hai cần cẩu di động sẽ được sử dụng để nâng xe con đặt vào dầm cầu. Khi dở hàng xong, cần cẩu di động di chuyển ra khỏi vị trí và đi theo sau bởi xe romooc. Các bộ phận riêng lẻ thì phải sẳn sàng cho việc lắp đặt dưới đất.

Một phần của tài liệu Đồ án Tốt Nghiệp Cổng Trục 30/10 ,làm rất chi tiết (Trang 128 - 131)