Sơ đồ hệ thống điều khiển cổng trục được trình bày ở sơ đồ dưới đây:
Ký hiệu:
-A: Aptomat dùng để bảo vệ ngắn mạch -1cc, 2cc, 3cc: Cầu chì
-D1: Động cơ nâng, hạ vật 30T
-D2, D3 :Động cơ di chuyển cổng trục -D4: Động cơ di chuyển xe con -D5: Động cơ nâng, hạ vật 10T
-P1: Phanh hãm cơ cấu nâng hạ vật 30T
-P2, P3: Phanh hãm cơ cấu di chuyển cổng trục lăn -P4: Phanh hãm cơ cấu di chuyển xe con.
-P5: Phanh hãm cơ cấu nâng hạ vật 10T. -Ai: Các nút ấn
-Bi: Các công tắc hành trình. -Ki: Các công tắc tơ
Để vận hành cổng trục đóng aptomat A .Lúc này chưa có động cơ nào hoạt động. Muốn các cơ cấu hoạt động tiến hành ấn các nút ấn:
-Ấn nút A1 : Cơ cấu nâng 30T hoạt động nâng vật lên -Ấn nút A2: Cơ cấu nâng 30T hoạt động hạ vật xuống . -Ấn nút A3: Cổng lăn di chuyển qua phải
-Ấn nút A4: Cổng lăn di chuyển qua trái. -Ấn nút A5: Xe lăn chuyển động tới -Ấn nút A6: Xe lăn chuyển động lùi.
-Ấn nút A7 : Cơ cấu nâng 10T hoạt động nâng vật lên -Ấn nút A8: Cơ cấu nâng 10T hoạt động hạ vật xuống. Điều khiển xe lăn hoạt động.
Khi ấn nút A5, nếu lúc này xe lăn đang ở cuối hành trình tới (B5 bị tác động) ấn nút A6 đang đóng (xe lăn đang lùi) khi đó công tắc tơ K5 không có điện. Do vậy tiếp điểm K5 trên mạch chính không đóng. Điều này làm khống chế hành trình của xe lăn và tránh trường hợp động cơ xe lăn được cấp điện để quay hai chiều ngược nhau.
Giả sử xe lăn không ở cuối hành trình và nút ấn A6 không bị tác động thì khi ta ấn nút A5 công tắc tơ K5 có điện, tiếp điểm K5trên mạch chính đóng. Động cơ D4
và phanh P4 được cấp điện. Lúc này phanh đã mở (do phanh sử dụng là phanh
Ngược lại xe lăn sẽ chuyển động đến khi nào chạm công tắc hành trình hạn chế hành trình tới B5 của xe thì dừng lại.
Khi xe lăn đang chuyển động nếu ấn nút A6 động cơ vẫn không bị ngắn mạch
do tiếp điểm thường kín K5 bị tác động đã ngắt điện vào công tắc tơ K6. Do vậy xe lăn làm việc an toàn.
Các động cơ còn lại của hệ thống cũng điều kiển như động cơ D4 ở trên.
Như đã nêu ở phần trên vấn đề an toàn trong sử dụng cổng trục lăn là hết sức quan trọng. Để đảm bảo an toàn trong việc vận hành cổng trục yêu cầu đối với người sử dụng ngoài việc chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn lao động còn phải nắm vững được nguyên tắc hoạt động và cách điều khiển máy. Trong mục này sẽ trình bày một cách cụ thể về hệ thống điều khiển.
Các cơ cấu của máy trục hoạt động trong điều kiện chịu tải rất lớn. Chế độ quá độ xảy ra nhanh khi mở máy và tần số đóng ngắt lớn.
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng máy yêu cầu hệ thống điều khiển phải đáp ứng được yêu cầu:
-Sơ đồ của hệ thống điều khiển đơn giản.
-Các phân tử chấp hành trong hệ và có độ tin cậy cao và thuận lợi trong việc thay thế và sữa chữa.
-Sơ đồ điều khiển đơn giản.
-Trong sơ đồ điều khiển phải có mạch bảo vệ quá tải và ngắn mạch.
-Có các công tắc hành trình hạn chế hành trình tiến, lui cho các cơ cấu di chuyển xe lăn, cổng lăn. Hạn chế hành trình lên của cơ cấu nâng hạ vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Huỳnh Văn Hoàng, Đào trọng Thường, Tính Toán Máy Trục, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1975.
[2]- Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm, Thiết Kế Chi Tiết Máy, Nhà xuất bản giáo dục.
[3]- Phạm Quang Dũng, Nguyễn Văn Hùng, Lưu Bá Thuận, Máy xây dựng
phần bài tập, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[4]-TS Nguyễn Đăng Cường, TS Lê Công Thành, Bùi Văn Xuyên, Trần Đình Hòa, Máy nâng chuyển và thiết bị cửa van, nhà xuất bản xây dựng.
[5]-TS Trương quốc thành, TS phạm quang Dũng, Máy Và Thiết Bị Nâng,
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1999.
[6]- Lê Viết Giảng, Phan Kỳ Phùng, Sức Bền Vật Liệu 1,2 Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
[7]-Tô Xuân Giáp, Vũ Đình Hoè, Lưu Minh Trị, Nguyễn Ngọc Trường, Hà
Văn Vui, Sổ Tay Thiết Kế Cơ Khí Tập 4, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà
Hội 1982.
[8]-Ninh Đức Tốn, Dung sai và lắp ghép, Nhà xuất bản giáo dục.
[9]- Trịnh Chất,Tính toán hệ thống dẫn động cơ khí tập 1,Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
[10]- Trịnh Chất,Tính toán hệ thống dẫn động cơ khí tập 2,Nhà Xuất Bản Giáo Dục.