CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu (Trang 85 - 90)

- Số dư đầu năm

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN

Tháng12năm2011 Đơn vị :vnđ

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN

HÀNG TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN.

3.1.1- Ưu điểm.

a) Về danh mục hàng hóa của Công ty .

Hàng hóa của Công ty đa dạng về mặt mẫu mã, chủng loại đáp úng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.Các sản phẩm có giá cả thích hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau . Nhiều loại sản phẩm có giá tiền thấp như mỳ Tiến Vua , nước mắm Tam Thái Tử…. phù hợp với những người có thu nhập thấp và đại bộ phận sinh viên nên có tiềm năng tiêu thụ cao. Các dòng sản phẩm khác như mỳ Omachi, nước mắm Chinsu, các sản phẩm sữa …cao cấp tuy có giá hơi cao nhưng chất lượng sản phẩm tốt nên đem lại hài lòng cho khách hàng.

Các loại sản phẩm của Công ty đều nhập từ những nhà cung cấp uy tín như Công ty FrieslandCampina Vietnam, Công ty cổ phần thức uống Việt , Công ty Masan… nên chất lượng sản phẩm của công ty đảm bảo an toàn, dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.

b) Về thị trường kinh doanh.

Thị trường kinh doanh có nhiều điểm thuận lợi cho sự phát triển của Công ty. Đây là một địa bàn đông dân cư , phát triển về công nghiệp và dịch vụ nên nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng hàng ngày rất cao. Nắm bắt được điều thuận lợi đó Công ty kinh doanh các loại hàng tiêu dùng tối cần thiết cho sinh hoạt nên doanh thu ổn định và có xu hướng tăng do tiềm năng tiêu thụ của các sản phẩm trong thị trường rất cao.

Một ưu điểm lớn khác của thị trường này chính là mạng lưới của hàng bán lẻ trải khắp thành phố , các đại lý này chủ yếu tiêu thụ các loại hàng Công ty đang cung cấp. Công ty hiện đang cung cấp hàng hóa các loại hàng hóa cho trên 800 cửa hàng , công ty, tổ chức trên toàn địa bàn Hà Nội. Mạng lưới tiêu thụ này góp phần không nhỏ vào những thành công mà công ty đạt được trong thời gian hoạt động. c) Về phương thức bán hàng và thanh toán:

Công ty áp dụng hai phương thức bán hàng là bán theo hợp đồng và bán lẻ. Đây là hai phương pháp tiêu thụ chính trong kinh doanh thương mại. Cơ chế bán hàng của Công ty linh hoạt tùy theo các điều kiện của Công ty và của khách hàng đã ký kết trong hợp đồng thương mại. Ngoài 2 cách bán hàng trên Công ty còn tổ chức thuê một số lao động làm theo ca để tiếp thị ruwou Gu-ta trên một số địa bàn trong thành phố nhằm tăng doanh số và kiếm them một số khách hàng mới

Nếu khách hàng mua hàng với số lượng nhiều Công ty có nhiều chính sách ưu đãi , khuyến mại như chiết khấu , tặng thêm hàng hóa, giảm phí vận chuyển… còn với các đại lý bán lẻ Công ty vận chuyển giao hàng đến tận nơi cho khách hàng theo đúng yêu cầu về thời gián giao hàng và sồ lượng , chất lượng hàng hóa.

Nhân viên bán hàng tại đại lý của Công ty nhanh nhẹn , nhiệt tình với khách hàng. Cách quản lý hàng tiêu thụ và tiền hàng bán của đại lý khoa học nên phát huy được tiềm năng bán lẻ đồng thời giới thiệu được các sản phẩm Công ty cung cấp. Các thức thanh toán đa dạng chiết khấu cho khách hàng theo chính sách của công ty.

d) Về công tác quản lý bán hàng:

Công ty đã phân công công việc hợp lý khoa học cho từng phòng ban . Mỗi phòng ban trong Công ty đều có người đủ trình độ năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mình được giao. Ví dụ như phòng kinh doanh – dự án hoàn thành tốt công việc nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh trong năm nên doanh thu hàng năm của công ty rất ổn định mặc dù nền kinh tế có gặp nhiều khó khăn trong những năm vừa qua.

Các phòng ban hoạt động tốt không những trong phận sự của mình mà còn có sự hỗ trợ nhiệt tình cho hoạt động của bộ phận khác. Điển hình như phòng thị trường hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc thu thập các ý kiến của khách hàng để phòng kinh doanh có thể xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn.

3.1.2. Nhược điểm.

a) Về danh mục hàng bán của Công ty:

Hàng hóa của Công ty đều là các mặt hàng yêu cầu điều kiện bảo quản cao nên tốn kém hơn trong việc quản lý kho bãi, nhân viên nhận và giao hàng cần những yêu cầu cao hơn trong việc kiểm soát hàng hóa.

Hàng hóa chỉ hạn hẹp trong giới hạn là hàng tiêu dùng công ty hoạt động sáu năm cũng có uy tín , cơ sở vật chất mở rộng nhiều nên nghĩ đến việc mở rộng mặt hàng kinh doanh sang một số mặt hàng khác.

b) Về thị trường hoạt động của Công ty.

Khi kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng ở Hà Nội khó khăn lớn nhất mà Công ty gặp phải chính là sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ khác. Sự cạnh tranh này buộc Công ty khuyến mại và chiết khấu cho khách hàng nhiều hơn nên giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Thị trường nhỏ hẹp so với tiềm năng của Công ty lại gặp sự cạnh tranh quá gay gắt từ các Công ty khác là điểm bất lợi lớn với hoạt động của Công ty.

c) Về phương thức bán hàng và thanh toán của Công ty.

Tuy Công ty có bán hàng theo hình thức nhưng phương thức bán hàng tiếp thị trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng và phân phối hàng trực tiếp qua đại lý chưa được Công ty trú trọng phát triển . Mặc dù tiềm năng tiêu thụ sản phẩm là rất lớn nhưng Công ty chỉ có 4 đại lý phân phối sản phẩm. Hình thức tiếp thị hàng trực tiếp chỉ được áp dụng với sản phẩm rượu Gu-ta.

Công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều do không thu được tiền hàng của khách hàng. Với tình trạng lạm phát nhiều như hiện nay điều này rất không có lợi cho sự phát triển của Công ty.

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện.

Hàng hóa công ty cung cấp cần yêu cầu cao trong việc quản lý bảo quản. Bộ phận kho bãi khi nhận hàng từ nhà cung cấp phải kiểm tra rõ ràng mẫu mã chửng loại lô hàng , ngày sản xuất, hạn sử dụng và chất lượng của hàng hóa. Đồng thời với đó phải kiểm tra kĩ hàng hóa xuất bán tránh bán hàng hỏng cho khách hàng gây mất uy tín của Công ty.

Công ty nên mở rộng danh mục hàng hóa kinh doanh do điều kiện hiện tại rất thuận lợi. Hệ thống nhà kho và đội vận chuyển vẫn chưa hoạt động hết công suất

nên vẫn kinh doanh thêm một số hàng hóa. Có thể công ty nên bắt đầu với một số đồ gia dụng nhỏ được bày bán ở các đại lý để tiện giao hàng và quảng cáo.

Công ty nên mở rộng thị trường sang một số tỉnh thành lân cận các thị trường này rất có tiềm năng và chưa được nhiều Công ty khai thác. Công ty có thể mở rộng đại lý của mình sang các tỉnh như Hưng Yên , Hải Dương… tìm kiếm các bạn hàng ở đó đồng thời xây kho bãi để tiện cho việc dự trữ hàng hóa….

Hiện nay trong việc thanh toán công nợ với khách hàng Công ty còn để cho khách hàng chiếm dựng vốn khá nhiều . Điều này không tốt cho sự quay vòng vốn , công ty nên có những biện pháp thu hồi nợ hợp lý để không làm mất khách hàng nhưng vẫn hạn chế được tình trạng chiếm dụng vốn.

Do gặp phải sự cạnh tranh của các công ty khác nên Bộ phận thị trường và phòng kinh doanh – dự án phải nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty đối thủ để có thể đưa ra các chính sách hoạt động hợp lý như về giá cả, khuyến mại…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY. TY.

3.2.1- Về công tác quản lý bán hàng .

Các bộ phận có liên quan đến công tác bán hàng trong Công ty hoạt động tương đối hiệu quả trong thời gian vừa qua. Việc phân công trách nhiệm trong quản lý bán hàng khoa học và hợp lý . Các bộ phận hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Công ty giao cho.

Quản lý về số lượng,chất lượng,giá trị hàng bán ra:Công ty cần phải nắm bắt được trong thị trường kinh doanh mặt hàng nào,sản phẩm nào có hiệu quả. Phải xác định được xu hướng của các mặt hàng để kịp thời mở rộng phạm vi kinh doanh

hay chuyển hướng của mặt hàng. Giúp cho các nhà quản lý có thể thiết lập các kế hoạch cụ thể,xác thực và đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời trong kinh doanh.

Quản lý về giá cả: Bao gồm việc lập và theo dõi việc thực nhận những chính sách giá.Đây là một công việc qua trong trong quá trình bán hàng,đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải xây dựng một chính sách giá phù hợp với từng mặt hàng nhóm hàng,từng phương thức bán hàng và từng địa điểm kinh doanh.Đồng thời đôn đốc kiểm tra thực hiện của các cửa hàng,đơn vị tránh được những biểu hiện tiêu cực về giá như tự ý nâng giá hay hạ giá.Quản lý về giá cả giúp các nhà quản lý theo dõi,nắm bắt được sự biến động của giá cả từ đó có chính sách giá linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ,từng giai đoạn.

Quản lý việc thu tiền:Bao gồm thời hạn nợ,khả năng trả nợ,thời điểm thu tiền,phương thức bán hàng,xác định rõ khả năng quay vòng vốn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu (Trang 85 - 90)