CHƯƠNG 9: KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân ( full bản vẽ ) (Trang 87 - 91)

- Ta chọn số máy sử dụng là; n=

CHƯƠNG 9: KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

9.1. Mục đích

Cà phê là một loại nông sản mà chất lượng của nó chịu ảnh hưởng mọi giai đọan trong quy trình sản suất, kể từ khi trồng trọt cho đến khi chế biến và bảo quản. Do đó, muốn cho chất lượng của nó đảm bảo cần phải kiểm ra từng khâu một, phải có điều kiện tác động kỹ thuật và xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất.

Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày

Vì vậy kiểm tra sản xuất phải đạt mục đích sau:

+ Phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình sản suất. + Khống chế việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế, để đạt sản phẩm tốt, tránh được các lãng phí trong lao động, và lãng phí do kỹ thuật gây nên.

+ Kiểm tra để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ và công nhân, đánh giá chính xác ở từng khâu sản xuất.

+ Việc kiểm tra tốt sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Đánh giá chất lượng của từng khâu sản xuất, tránh được những hư hỏng máy móc làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

9.2. Yêu cầu việc kiểm tra sản xuất

- Kiểm tra các thông số kỹ thuật, nguyên liệu vào các công đoạn.

- Trong quá trình kiểm tra sản xuất yêu cầu kiểm tra bằng phương pháp nhanh và đơn giản cho kết quả ngay.

- Việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên và đều khắp các khâu chủ yếu trong các công đoạn. Khi xảy ra sự cố thì phải kịp thời xử lý ngay.

9.3. Tiêu chuẩn và chỉ tiêu chất lượng của cà phê nhân

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/ TC/ F 16 cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ ban hành:

1. Phân hạng chất lượng:

Cà phê chè được phân thành 5 hạng gồm: hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2, hạng 3, hạng 4. Cà phê vối cũng được phân thành 5 hạng như cà phê chè nhưng hạng 1 được phân thành hạng 1a, 1b; hạng 2 được phân thành 3 hạng là 2a, 2b, 2c. 2. Màu sắc: Màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân.

3. Mùi: Mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, không có mùi lạ. 4. Độ ẩm: Độ ẩm < 12,5 %

5. Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại (xem trình bày tại bảng 10. 1)

Bảng 9.1: Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê Hạng đặc biệt và hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 và hạng 4

Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày

Đồ án tốt nghiệp 89 SVTH: Lê Minh Phương – 12H2LT

Cà phê chè Không được lẫn R và C Được lẫn R ≤ 1% Được lẫn C ≤ 0,5%

Được lẫn R ≤ 5 % Được lẫn C ≤ 1% Cà phê vối Được lẫn C ≤ 0,5%

Được lẫn A ≤ 3% Được lẫn C ≤ 1% Được lẫn A ≤ 5% Được lẫn C ≤ 5% Được lẫn A ≤ 5% Chú thích: A: Cà phê chè( Arabica)

R: Cà phê vối( Robusta) C: Cà phê mít( Chari).

Ngoài ra chất lượng cà phê còn được đánh giá thông qua tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê và tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn.

9.4. Các phương pháp kiểm tra

Đánh giá phẩm chất cà phê bằng phương pháp cảm quan.

+ Đánh giá phẩm chất cà phê bằng phương pháp cảm quan tức là xác định phẩm chất của hạt cà phê bằng hình thức bên ngoài và giá trị bên trong qua cảm giác của người kiểm tra.

+ Đánh giá hình thức bên ngoài gồm có: màu sắc hạt, độ căng bóng bề mặt, độ đồng đều hạt.

9.4.1. Phương pháp phân tích kiểm nghiệm

1. Phương pháp lấy mẫu cà phê nhân:

- Lấy mẫu đầu tiên: Dụng cụ lấy mẫu đầu tiên là xiên gồm hai ống rỗng lồng được vào nhau. Khi lấy mẫu phải nhẹ tay xiên ống vào giữa bao sau khi lấy mẫu rút xiên ra khỏi bao đổ vào chỗ chứa, điểm lấy mẫu là trên, dưới, giữa theo chiều dài bao.

- Lấy mẫu trung bình: Trộn kỹ mẫu đầu tiên và dùng phương pháp chia chéo gạt mẫu ra làm hai phần bằng nhau làm nhiều lần cho đến lúc có được hai mẫu, mỗi mẫu thử trung bình phải có ít nhất là 650g hoặc không ít hơn 400g.

9.4.2. Phương pháp phân tích lý học

2. Xác định hạt hoàn toàn và hạt không hoàn toàn.

Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày

- Hạt hoàn toàn: là hạt có màu sắc tự nhiên, hạt phải nguyên vẹn, không bị bạc màu, xuống phẩm hoặc những hư hỏng khác

- Hạt không hoàn toàn: gồm có các loại hạt sau: hạt xuống phẩm, hạt lép, hạt vỡ, hạt bám vỏ lụa, hạt đen, hạt hỏng.

- Hạt xuống phẩm: là loại hạt lúc đầu tốt nhưng do bảo quản không tốt, bị ẩm, gây nên bạc màu...

- Hạt lép: bề mặt hạt nhăn nheo, màu hạt hơi bình thường, hạt xốp, nhẹ.

- Cách xác định: lấy mẫu thử trải ra khay trắng, lấy cặp nhặt các hạt không hoàn toàn để riêng, cân các loại hạt không hoàn toàn.

Gọi X là phần trăm hạt không hoàn toàn X được xác định: X =

b

a ×100,% - a: tổng khối lượng hạt không hoàn toàn.

- b: khối lương mẫu thử.

3. Xác định khối lượng riêng của hạt cà phê.

- Khối lượng riêng đặc trưng cho độ chắc và mức độ chín của hạt. Nó phụ thuộc vào thành phần hoá học và cấu tạo của hạt, các chất trong thành phần của hạt có khối lượng riêng khác nhau.

- Cách xác định: dùng cân kỹ thuật cân 100g hạt cà phê cho vào xilanh có chia độ mm. Trong xilanh có chứa nước hoặc toluen, biết thể tích của nước hoặc toluen trước và sau khi cho hạt ta biết thể tích hạt.

Khối lượng riêng được tính: d = p/v (g/cm3) Trong đó - p: khối lượng hạt (g).

- v: thể tích hạt (cm3).

4. Xác định dung trọng của hạt cà phê.

Dung trọng hạt cà phê là trọng lượng 1lít hạt cà phê tính ra g hay kg. Xác định dung trọng một phần nào cho ta biết chất lượng hạt, dung trọng càng lớn biểu hiện hạt càng mẩy tỷ lệ vỏ càng thấp.

Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày

Đồ án tốt nghiệp 91 SVTH: Lê Minh Phương – 12H2LT

- Cách xác định: dụng cụ đo dung trọng là một ống có thể tích 1lít và một cái cân. Hạt được đổ vào phễu chảy từ từ xuống ống thể tích dùng dao gạt miệng ống để lấy đúng một lít rồi đem cân. Trong lượng cân được là giá trị dung trọng.

9.4.3. Phương pháp phân tích hóa học

5. Xác định độ ẩm hạt cà phê.

Với cà phê nhân sống dùng phương pháp chia chéo lấy ra mẫu trung bình, mỗi mẫu thử 30g cà phê nhân. Dùng cối chày giã nhỏ mẫu thử, cho toàn bộ vào rây lắc đều.

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân ( full bản vẽ ) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w