Dựa vào từ tính của nam châm để tách kim loại ra khỏi khối hạt. Còn vỏ vụn và các tạp chất khác được loại ra khỏi khối hạt bằng cách dùng sàng dựa vào sự khác nhau về tính chất và kích thước của chúng.
3.3.2.2. Máy xát khô [ 8, Tr 57 – 61]
Cà phê sau khi phơi sấy xong bên ngoài có lớp vỏ trấu chiếm 25-35% trọng lượng hạt, thành phần chủ yếu là xenlulo không góp phần tạo nên chất lượng của sản phẩm nên phải loại ra.
Cà phê thóc sau khi xát khô ta được hỗn hợp gồm: cà phê thóc, trấu, cà phê nhân, hạt vụn nát. Tùy theo tính chất và công dụng mà cách giải quyết của mỗi thành phẩm trong hỗn hợp sau khi xát khô không giống nhau.
- Cà phê thóc đưa trở lại máy xát để tách vỏ lần nữa. - Cà phê nhân là sản phẩm chủ yếu để đưa đi đánh bóng.
- Trấu chứa nhiều xenlulo và chất khoáng có thể dùng làm nhiên liệu.
- Cà phê vụn nát có thành phần tương tự như cà phê nhân nên có thể dùng làm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê sữa…
Yêu cầu của quá trình xát khô - Nhân nguyên vẹn.
- Tỷ lệ nát phải ở mức tối thiểu.
- Tỷ lệ cà phê còn vỏ sót lại phải thấp. - Mức độ quạt sạch vỏ trấu phải cao.
3.3.2.3. Đánh bóng [ 8, Tr 61]
Quá trình đánh bóng còn gọi là quá trình bóc vỏ lụa. Do lớp vỏ lụa cũng không góp phần vào việc làm nên chất lượng của sản phẩm nên ta tiến hành bóc vỏ Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày
Phân loại theo khối lượng Cà p
S
Nguyên liệu (cà phê nhân) Rang
t
Cà p S
Nguyên liệu (cà phê nhân) Rang
lụa. Đồng thời việc bóc vỏ lụa làm tăng giá trị cảm quan của hạt do hạt xơ trở nên bóng hơn và hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật.
Yêu cầu sau khi đánh bóng: nhiệt độ cà phê không được quá 55o C, tỷ lệ hạt nứt vỡ < 1%, tỷ lệ vỏ lụa trong cà phê nhân:10% đối với Arabica, 30% đối với Robusta.
Trong đó người ta qui định : 1/2 hạt bị bóc vỏ lụa coi như hạt sạch . Ta sử dụng thiết bị đánh bóng một trục: Smout
3.3.2.4. Phân loại theo kích thước [ 8, Tr 68]
Cà phê sau khi ra khỏi máy đánh bóng thường gọi là “cà phê xô” bao gồm tất cả các loại tốt, xấu, nặng, nhẹ, vỏ trấu….cho nên người ta tiến hành phân cà phê xô thành các cỡ khác nhau theo kích thước.
Nguyên tắc:
Dựa vào sự khác nhau về kích thước của các cấu tử có trong hỗn hợp. Kích thước lỗ sàng tùy theo loại cà phê và yêu cầu phân loại mà chọn loại có kích thước cho phù hợp.
Người ta sử dụng 2 loại sàng chính để phân loại đó là sàng tròn và sàng lắc với các lưới sàng có cở lỗ khác nhau, hình dạng các lỗ cũng khác nhau, nếu phân loại theo chiều rộng hạt người ta dùng lưới sàng lỗ tròn hoặc vuông, nếu phân loại theo chiều dày hạt người ta dùng lưới sàng lỗ dài...
Phân loại theo kích thước qua sàng người ta thu được 3 loại hạt cà phê có kích thước khác nhau: Hạt >6,3mm chiếm 70%, hạt >5,6mm chiếm 20%, hạt >5mm chiếm 10%. Ngoài ra, người ta còn phân ra được một ít cà phê tấm với số lượng không đáng kể.
3.3.2.5. Phân loại theo khối lượng [ 9, Tr 68]
Mục đích:
Sau khi phân loại theo kích thước ta được khối hạt đồng đều theo kích thước nhưng khối hạt không đồng nhất về khối lượng vì còn có những hạt lép, hạt bị sâu bệnh… Do vậy ta tiến hành phân loại theo khối lượng với mục đích: loại bỏ những loại hạt xấu, hạt lép, hạt kém phẩm chất, hạt vỡ, còn lẫn trong khối hạt sau khi đã Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày
Đồ án tốt nghiệp 29 SVTH: Lê Minh Phương – 12H2LT
phân loại theo kích thước, nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm, tránh lẫn hạt có hương vị kém.
Nguyên tắc:
Dựa vào sự khác nhau về trọng lượng riêng của hạt ta sử dụng sức gió để phân loại chúng ra, những hạt có trọng lượng riêng nhỏ sẽ bay lên.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân loại bằng sức gió:
- Trọng lượng riêng của hạt cà phê có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất phân loại bằng sức gió. Nếu cùng một sản phẩm mà có trọng lượng riêng khác nhau thì hạt có trọng lượng nhỏ sẽ bay lên trước.
- Trọng lượng riêng của hạt phụ thuộc vào độ ẩm của nó, thường thì tỷ trọng của hạt cà phê trung bình là từ 1,1-1,3.
- Hình dáng và kích thước của hạt cà phê có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân loại theo trọng lượng. Vì vậy, trước khi đưa sản phẩm vào phân loại bằng sức gió thì yêu cầu cần thiết phải phân loại bằng kích thước trước.
Ta sử dụng thiết bị thẳng đứng kiểu Catador.
3.3.2.6. Phân loại theo màu sắc
Mục đích
Phân loại theo kích thước và trọng lượng chỉ loại bỏ được tạp chất, tăng độ đồng đều của hạt mà thôi. Không làm tăng giá trị cảm quan và màu sắc đồng đều của hạt vì vậy cần phân loại theo màu sắc để làm tăng chất lượng của sản phẩm.
Nguyên tắc
Thường phân loại dựa trên tiêu chuẩn nhà nước hoặc dựa trên hợp đồng buôn bán với các cơ quan hữu quan hoặc giữa các nước với nhau và cũng thỏa mãn được yêu cầu của bên mua và bên sản xuất.
Thiết bị
Ta chọn máy phân loại theo màu sắc:OPSOTEC 1.1A. Loại máy này khi hoạt động, nếu gặp màu khác màu chuẩn của máy, bộ phận tích điện và đẩy hạt cà phê ra ngoài.
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày
3.3.2.7. Phối trộn và đóng bao
Phối trộn
Cà phê sau khi phân loại được đấu trộn theo tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo hương vị, màu sắc, kích thước... theo yêu cầu của khách hàng và chỉ tiêu kinh tế của nhà máy.
Thường sử dụng máy phối trộn cơ giới, cà phê sau các công đoạn phân loại trên thu được 3 loại có kích thước, khối lượng và màu sắc khác nhau. Đấu trộn thành 3 loại cà phê: loại 1, loại 2 và loại 3.
+ Loại 1: 80% hạt > 6,3mm, 10% hạt >5,6mm và 10% hạt >5mm. + Loại 2: 10% hạt > 6,3mm, 70% hạt >5,6mm và 20% hạt >5mm. + Loại 3: 10% hạt > 6,3mm, 20% hạt >5,6mm và 70% hạt >5mm.
Đóng bao
Cà phê sau khi phối trộn thường được đóng gói theo yêu cầu của khách hàng. Đối với cà phê Arabica ta phải đóng bao hai lớp, lớp trong là lớp Polietylen và bao gai ở ngoài. Đối với cà phê Robusta ta đóng gói trong một lớp bao gai. Trọng lượng mỗi bao 50kg hoặc 70kg .Việc ghi tên nhà sản xuất, nhãn hiệu, mẫu mã đều phải đúng theo qui định của nhà nước.
3.3.2.8. Bảo quản cà phê nhân
Quá trình phơi không làm chết các tế bào trong hạt được cho nên cà phê thóc khô hay cà phê nhân vẫn là những cơ thể sống và hoạt động sống bình thường của hạt vẫn cứ tiếp diễn, cà phê nhân nếu tiếp xúc với môi trường xung quanh thì vi sinh vật xâm nhập vào làm giảm chất lượng và hư hỏng cà phê. Do vậy cần bảo quản cà phê nhân thật tốt để giữ chất lượng cà phê nhân chuẩn bị cho các công đoạn chế biến tiếp theo và bảo đảm cà phê không bị hư hỏng do vi sinh vật xâm nhập phá hại trong thời gian vận chuyển.
Phương pháp bảo quản cà phê nhân
- Bảo quản trong bao bì xếp vào kho. - Bảo quản trong các xi lô
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày
Đồ án tốt nghiệp 31 SVTH: Lê Minh Phương – 12H2LT
Yêu cầu cà phê bảo quản trong kho
- Độ ẩm hạt 10-12%, hàm lượng tạp chất càng ít càng tốt. - Xếp bao cà phê trên nền lót bằng ván để tránh hút ẩm - Chuyển đổi vị trí bao 2-3 tuần một lần.
Hình 3.2: Kho bảo quản cà phê nhân
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày