Chúng ta nên sấy 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 sấy sơ bộ bằng phương pháp sấy tĩnh, tác nhân sấy là khói lò, bên trên có quạt hút không khí ẩm vì nó phù hợp với quy mô sản xuất lớn và công nghệ sản xuất hiện đại.
Giai đoạn 2 dùng phương pháp sấy động và chọn thiết bị sấy thùng quay.
3.2.2.9. Đóng bao, bảo quản
Sau khi sấy thu được cà phê thóc khô, ta tiến hành đóng bao cho vào kho để bảo quản chờ ngày xuất khẩu. Sử dụng loại bao 2 lớp, lớp ngoài là lớp PP, lớp trong là lớp PE để tăng khả năng chống ẩm.
Cà phê thóc khô được bảo quản để chờ chuẩn bị đưa đi xát khô tách vỏ trấu chế biến cà phê nhân thành phẩm. Do khối lượng cà phê phơi hoặc sấy nhiều mà quá trình xát khô, chế biến cà phê nhân chưa kịp hoặc chưa có khách hàng thì cần thiết phải bảo quản chúng. Cũng có thể do giá cả chưa ưng ý, cơ sở chế biến muốn dự trữ chờ giá cao hơn mới đem xát khô chế biến cà phê nhân để trao đổi mua bán. Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày
Do cà phê thóc khô còn một lớp vỏ thóc bao quanh che chắn lấy nhân nên việc bảo quản cà phê thóc khô giữ được chất lượng cà phê tốt hơn bảo quản cà phê nhân.
3.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê nhân
3.3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê theo phương pháp ướt với hai mặt hàng cà phê thóc và cà phê nhân năng suất 100 tấn quả/ngày
Cà phê thóc khô
Tách tạp chất
Xát khô (bóc vỏ trấu)
Đánh bóng (bóc vỏ lụa)
Phân loại theo màu sắc
Phối trộn, cân, đóng bao Phân loại theo kích thước
Phân loại theo khối lượng Cà p
S
Nguyên liệu (cà phê nhân) Rang
t
Cà p S
Nguyên liệu (cà phê nhân) Rang
t
Vỏ trấu
Vỏ lụa
Đồ án tốt nghiệp 27 SVTH: Lê Minh Phương – 12H2LT
3.3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
3.3.2.1. Tách tạp chất [ 8, Tr 56]
a. Mục đích
Tách các tạp chất còn lẫn trong cà phê thóc khô như kim loại, cành lá, vỏ vụn... Nhằm tăng hiệu suất của quá trình xát cà phê thóc, đảm bảo độ bền của thiết bị.