2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Tên giao dịch quốc tế: 10/10 Textile JointStock Company, gọi tắt là 10/10 Testoco.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 6 Ngô Văn Sở - Hà Nội Loại hình Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Website: www.det10-10.vn
Xí nghiệp Dệt 10-10 (nay là Công ty Cổ phần Dệt 10-10) thuộc sở công nghiệp Hà Nội được chính thức thành lập theo quyết định số 262/CN ngày 25/12/1973 cuả UBNDTPHN. Kế hoạch do nhà nước giao, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, sản phẩm của công ty đã dần chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng trong và ngoài nước.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty chia làm 4 giai đoạn sau: • Giai đoạn 1 (từ năm 1973 đến hết tháng 6-1975).
Đầu năm 1973, sở Công nghiệp giao cho một nhóm cán bộ công nhân viên gồm 14 người thành lập nên Ban nghiên cứu dệt KOKETT sản xuất thử vải valyde, vải tuyn trên cơ sở dây truyền máy móc của Cộng hoà dân chủ Đức. Sau một thời gian chế thử, ngày 1/9/1974 xí nghiệp đã chế thành công vải valyde bằng sợi visco và cho xuất xưởng.
Cuối năm 1974, sở Công nghiệp Hà Nội đã đề nghị UBNDTPHN đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị máy móc kỹ thuật, công nghệ lao động kèm theo quyết định số 2580/QĐ-UB ngày 10/10/1974 - ngày giải phóng thủ đô đặt tên là xí nghiệp dệt 10/10. Lúc đầu xí nghiệp có tổng diện tích mặt bằng 580 m2
trong đó tại số 6 Ngô Văn Sở với diện tích là 195 m2 và tại Trần Quý Cáp với diện tích 355 m2.
Đây là giai đoạn xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước. Tháng 7 năm 1975, xí nghiệp được chính thức nhận các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao với toàn bộ vật tư nguyên vật liệu do nhà nước cấp, xí nghiệp luôn phấn đấu nỗ lực hoàn thành kế hoạch. Đầu năm 1976, vải tuyn được đưa vào sản xuất đại trà, đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong phát triển của xí nghiệp. Mặt hàng vải tuyn ngày càng phù hợp với nhu cầu của xã hội, do vậy vải tuyn được chọn làm sản phẩm chủ yếu và lâu dài của xí nghiệp.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này việc tìm nguồn đầu vào và thị trường tiêu thụ do chính phủ quyết định. Vì thế xí nghiệp không có động lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo trong khâu thiết kế mẫu mã.
• Giai đoạn 3 (từ năm 1983 đến tháng 1 năm 2000).
Trong những năm 80, nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động lớn. Hoạt động kinh doanh của xí nghiệp có thay đổi đáng kể cho phù hợp với cơ chế mới. Xí nghiệp phải tự tìm nguồn nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ để tồn tại và phát triển.
Bằng vốn tự có và đi vay, chủ yếu là vay của nhà nước, xí nghiệp chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, thay đổi máy móc cũ kỹ lạc hậu, mở rộng mặt bằng sản xuất. Công ty được cấp thêm 10000 m2 đất ở 203 phố Minh Khai để đặt các phân xưởng sản xuất chính gồm phân xưởng dệt, văng sấy, cơ điện, bộ phận bảo dưỡng, kho nguyên vật liệu còn khu vực Ngô Văn Sở làm nơi đặt văn phòng trụ sở chính với các phân xưởng cắt may và kho thành phẩm.
Tháng 10/1992 Xí nghiệp dệt 10/10 được Sở Công nghiệp đồng ý chuyển đổi tổ chức của mình thành Công ty Dệt 10-10 với số vốn kinh doanh: 4.201.760.000 VNĐ, trong đó vốn ngân sách: 2.775.540.000 VNĐ và nguồn vốn bổ sung: 1.329.180.000VNĐ.
Từ ngày thành lập, nhiều năm liền công ty được các tổ chức trao tặng huy chương vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu Khoa học kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng từ năm 1985 đến nay. Đến năm 1995, xí nghiệp được trao
10 huy chương vàng và 6 huy chương bạc. Bên cạnh đó, công ty còn được UBNDTPHN tặng nhiều bằng khen:
Năm 1981: Được tặng huân chương lao động hạng 3. Năm 1983: Được tặng huân chương lao động hạng 2. Năm 1991: Được tặng huân chương lao động hạng 1. • Giai đoạn 4 (từ tháng 1/2000 đến nay)
Công ty thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp theo QĐ 5784/QĐ-UBND ngày 29/12/1999 của UBNDTPHN. Từ ngày 1/1/2000, tên của công ty đổi thành: Công ty cổ phần dệt 10/10 ; tên giao dịch tiếng Anh: 10/10 Textile Joint Stock Company (TEXTOCO).
Sau 10 năm cổ phần hóa, công ty đã gặt hái được nhiều thành tích: Năm 2003 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng 3 Năm 2003, 2004, 2005 được UBNDTPHN tặng cờ Đơn vị xuất sắc dẫn đầu khối doanh nghiệp cổ phần toàn Thành phố.
Thủ tướng chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc dẫn đầu năm 2004 và là một trong mười đơn vị tiêu biểu của ngành Dệt may Việt nam.
2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Sản phẩm sản xuất truyền thống của công ty là vải tuyn, rèm cửa và màn tuyn các loại, được sản xuất theo công nghệ khép kín được may trên máy dệt kim đan dọc từ loại sợi tổng hợp Poliete là nguyên vật liệu chính.
Hàng năm, công ty lập kế hoạch sản xuất dựa trên cơ sở phân tích năng lực của bản thân về công nghệ, lao động, vốn ngoài ra công ty còn căn cứ vào tình hình tiêu thụ từ năm trước và có dự báo nhu cầu trong tương lai.
2.1.1.3. Vốn
Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 8.000.000.000VNĐ trong đó 30% thuộc vốn ngân sách Nhà nước, 70% thuộc vốn cổ phần của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Nguồn nguyên vật liệu đầu vào của công ty được nhập từ hai nguồn sau:
- Nguồn trong nước (chiếm 50%)
Hiện nay nguồn sợi trong nước tương đối nhiều bao gồm nguồn sợi bông và sợi tổng hợp. Nguồn cung ứng này khá dồi dào, giá cả thấp và giúp cho công ty luôn chủ động về thời gian.
- Nguồn ngoài nước (chiếm khoảng 50%)
Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ Indonexia và Đài Loan. Công ty chọn nguồn cung ứng này vì nguyên vật liệu có chất lượng cao, ưu đãi về điều kiện thanh toán giúp công ty giảm bớt khó khăn về tài chính trước mắt. Tuy nhiên, nguồn này có bất lợi là thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp, chi phí tăng dẫn đến giá thành tăng.
2.1.1.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi Doanh nghiệp, ý thức được vấn đề này, công ty đã quan tâm đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm:
- Thị trường trong nước: Bao gồm một số tỉnh miền Bắc và miền Trung như Hà Nội, Hải phòng, Nam Định, Thanh Hoá…
- Thị trường nước ngoài: Công ty Cổ phần Dệt 10/10 có quan hệ làm ăn lâu dài với một số thị trường quốc tế. Việc xuất khẩu của công ty phải qua trung gian là nước Đan Mạch, công ty chưa thể tìm kiếm khách hàng trực tiếp. Hiện nay, khách hàng chính của Công ty là Công ty VESTERGAARD FRANDSEN của Đan Mạch. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên tổ chức xuất khẩu sang các nước Châu Phi và vùng Trung Cận Đông là thị trường đông dân và đặc biệt môi trường có nhiều ruồi muỗi vàng cho nên nhu cầu về màn tuyn là rất lớn. Trong thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, công ty luôn sẵn sàng hợp tác cùng bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Chiến lược thị trường của công ty là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng qua phòng kinh doanh và một số đại lý ở các khu vực nhằm nắm bắt nhu cầu đề xuất của khách hàng để có kế hoạch sản xuất tiêu thụ phù hợp.
2.1.1.6. Kết quả kinh doanh những năm gần đây
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây (Đơn vị tỷ đồng)
( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty dệt 10/10 năm 2008,2009,2010)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy doanh thu các năm đều tăng lên rõ rệt, cụ thể là doanh thu thuần năm 2009 so với 2008 tăng 658,3 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng là 46,27%. Đến năm 2010 doanh thu tăng so với 2009 là 1199,4 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng là 57,6% đã kéo theo lợi nhuận tăng, năm 2010 so với 2009 là 30%. Có được tốc độ phát triển cao này là do công ty đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và hợp lý như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới dây chuyền công nghệ, thiết bị, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí giá thành, tuyển chọn những công nhân có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh
2008/2009 2009/2010
Tuyệt đối Tương
đối(%) Tuyệt đối
Tương đối(%)
1. Doanh thu 1422,6 2080,9 3250,3 658,3 46,27 1199,4 57,6
2.Giá vốn 1200,3 1789,6 3001,2 589,3 49,09 1211,6 66,76
3.Lợi nhuận trước thuế 6,140 8,915 10,356 1,775 24,81 1,441 16,17
4.Lợi nhuận sau thuế 5,420 7,355 9,562 1,935 35,71 2,207 30,01