- Xưởng cơ khí sửa chữa cơ khí ;
7 Truyền thông tin: Hệ thống báo cáo tài chính đã được điều chỉnh
3.2.2. Hoàn thiện nội dung kiểm tra báo cáo tài chính
Như đã trình bày ở trên, về nội dung kiểm tra báo cáo tài chính trong công ty thường chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu của Báo cáo kết quả kinh doanh liên quan đến lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, và một số chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán, liên quan đến thu, chi tiền. Hạn chế này dẫn đến kết quả kiểm tra chưa thực sự khách quan, hữu ích và chưa có nhiều ý nghĩa đối với quản trị tài chính trong doanh nghiệp này.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện kiểm tra báo cáo tài chính cần gắn liền với các mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp. Cụ thể hơn, muốn thực hiện được việc này, các nội dung kiểm tra báo cáo tài chính cần gắn liền với các
nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp. Trên quan điểm này, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm tra báo cáo tài chính tương ứng với hệ thống chỉ tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Nội dung kiểm tra báo cáo tài chính trong quan hệ với hệ thống chỉ tiêu quản trị tài chính, gắn với mục tiêu tăng cường quản trị tài chính doanh nghiệp được khái quát qua mô hình 3.1
Biểu đồ 3.2 Mô hình xây dựng nội dung kiểm tra BCTC gắn liền với Quản trị tài chính doanh nghiệp:
STT Nội dung quản trị tài chính
Nội dung kiểm tra Phương pháp và phạm vi kiểm tra
1 Quản trị tình hính tài chính của doanh nghiệp
-Số dư tăng và giảm Nợ phải trả( ngăn hạn và dài hạn) -Số dư, sổ trích lập các khoản dự phòng -Kiểm tra tính chính xác của số học 2 Quản trị tình hình và kết quả kinh doanh:
-Quản trị chi phí -Quản trị thu nhập -Quản trị lợi nhuận
-Giá vốn hàng bán, hàng bán bị trả lại -Chi phí bán hàng -Chi phí quản lý Doanh nghiệp -Chi phí tài chính và các chi phí khác -Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -Các khoản giảm trừ doanh thu
-Doanh thu hoạt
-Kiểm tra tính chính xác của số học -Kiểm tra chọn mẫu chứng từ -So sánh số liệu kỳ trước
-Đối chiếu công nợ khách hàng -Đối chiếu thông tin thị trường -Kiểm tra thời điểm ghi nhận
động tài chính -Thu nhập khác -Lợi nhuận trước thuế TNDN
-Lợi nhuận sau thuế TNDN
doanh thu
-Đối chiều kết quả hàng tồn kho
Quá trình xác định nội dung kiểm tra tài chính cũng cần quan tâm tới tính trọng yếu của từng vấn đề trong quản trị tài chính, tính trọng yếu của từng chỉ tiêu trên báo cáo.
Sau khi đã xác định được các nội dung kiểm tra phù hợp với nhu cầu thông tin cho quản trị tài chính, bước tiếp theo người kiểm tra sẽ lựa chọn phạm vi kiểm tra và phương pháp kiểm tra tương ứng, ứng với từng nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra được lựa chọn có thể định hướng theo mô hình trên.