Các giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh qua thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 126)

3.4.1. Tăng cƣờng vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND

Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của UBND, HĐND chính là việc thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, là nhân tố cơ bản để đảm bảo các văn bản QPPL của UBND, HĐND được ban hành và thực hiện đúng “ ý Đảng lòng dân” từ đó tạo được sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện văn bản

QPPL của UBND, HĐND. Vì vậy, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ những nguyên tắc, quy trình, thủ tục nhất định, phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng phải thống nhất từ trung ương đến địa phương thông qua đường lối, chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo trực tiếp về công tác ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND. UBND, HĐND các cấp có trách nhiệm thể chế hóa nghị quyết của cấp ủy Đảng.

3.4.2. Củng cố và nâng cao trình độ, năng lực tổ chức, cán bộ làm công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND làm công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND

Nâng cao trình độ và năng lực cán bộ làm việc nâng cao năng lực ban hành văn bản QPPL có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao năng lực xây dựng và ban hành văn bản của HĐND, UBND. Để nâng cao năng lực xây dựng và ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, thành phố, thị xã, các xã, thị trấn cần nâng cao năng lực đại biểu HĐND, UBND, các ban, ngành của HĐND, UBND, đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp và văn phòng tham mưu giúp việc, cụ thể như sau:

Tăng hợp lý tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách, có phẩm chất và thực sự tâm huyết với cơ quan dân cử. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực của đại biểu HĐND, UBND tỉnh, thành phố, thị xã, các xã, thị trấn am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đảm bảo chuyên sâu về hoạt động của HĐND, UBND, kỹ năng hoạt động, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng thảo luận, thông qua văn bản của HĐND, UBND, kỹ năng soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo văn bản và các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã trong việc thẩm tra dự thảo các văn bản QPPL của HĐND, UBND. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm tra dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND là trình độ, năng lực và trách nhiệm của các thành viên các cơ quan chuyên môn về soạn thảo văn bản của Uỷ ban nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân, đặc biệt là thành viên chuyên trách. Do vậy, thành viên các ban phải tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao kỹ năng thẩm tra và tinh thần trách nhiệm, tham dự đầy đủ các buổi thẩm tra. Tại các buổi thẩm tra phát biểu ý kiến thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình đồng tình hay không đồng tình hoặc không rõ chính kiến.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ của cơ quan văn phòng tham mưu, giúp việc trong ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, thành phố, thị xã, các xã thị trấn.

Đổi mới và nâng cao năng lực tham mưu giúp việc cho HĐND, UBND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh trong việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh. Việc tham mưu phải đảm bảo chất lượng ngay từ khâu lập chương trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, thẩm tra và xem xét thông qua văn bản QPPL tại kỳ họp. Vì vậy, cần phải sớm kiện toàn cơ cấu bộ máy giúp việc của văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; đảm bảo chuyên môn hóa cao, có phòng tham mưu giúp việc cho thường trực Hội đồng nhân dân tinh và các phòng theo lĩnh vực giúp việc cho các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đối với đội ngũ cán bộ văn phòng HĐND, UBND: Kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy cán bộ đảm bảo tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành, thị trong công tác ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Riêng đối với đội ngũ cán bộ văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân thành, thị cần nghiên cứu đề án thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân thành, thị có chức năng tham mưu trong việc lập chương trình xây dựng, thẩm tra và xem xét, thông qua văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã.

3.4.3. Các điều kiện đảm bảo đối với công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND hành văn bản QPPL của UBND, HĐND

Về tài chính, ngân sách

- Về cơ chế tài chính: bảo đảm cho hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính hiện hành áp dụng đối với các đơn vị hành chính nhà nước được quy định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.

- Về bảo đảm ngân sách: việc xác định nhu cầu kinh phí bảo đảm căn cứ vào khối lượng công việc mà cơ sở của nó là chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan chuyên trách xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngân sách nhà nước cần ưu tiên bảo đảm ngân sách cho một số hoạt động trong công tác xây dựng và ban hành văn bản sau đây: tổ chức phối hợp hoạt động xây dựng và ban hành văn bản; tổ chức đội ngũ cộng tác viên; tổ chức thu thập thông tin, tu liệu, lập cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành văn bản. Kinh phí bảo đảm cho

công tác xây dựng và ban hành văn bản văn bản được dự toán chung trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan có trách nhiệm xây dựng và ban hành văn bản văn bản.

Về kinh phí, trang thiết bị làm việc

- Dựa trên các quy định của pháp luật, các cơ quan xây dựng và ban hành văn bản cần lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và ban hành văn bản trong năm, tổng hợp chung vào dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức khảo sát về thực trạng trụ sở, các trang thiết bị làm việc, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể yêu cầu các cấp, các ngành trang bị máy móc, thiết bị phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản văn bản, tiến hành tin học hoá công tác xây dựng và ban hành văn bản văn bản.

Tổ chức mạng lưới thông tin

- Cơ quan kiểm tra của các bộ, ngành, địa phương phải tổ chức xây dựng kênh tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và phản ánh của dư luận về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, phát huy vai trò của những đối tượng này trong công tác xây dựng và ban hành văn bản. Đồng thời tích cực thiết lập mối quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến như: báo, đài, internet… để từ đó, đưa tin về công tác xây dựng và ban hành văn bản; tuyên truyền sâu rộng về vai trò của công tác xây dựng và ban hành văn bản, về quyền khiếu nại, kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.

- Có cơ chế phù hợp để địa phương có điều kiện khai thác, sử dụng hiệu quả hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư

Pháp, cũng như các hệ cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan đến công tác xây dựng và ban hành văn bản.

- Hỗ trợ về máy móc, trang thiết bị cho cơ quan xây dựng và ban hành văn bản.

3.4.4. Tăng cƣờng việc phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND

HĐND, UBND tỉnh thành phố, thị xã các thị trấn cần phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND ngay từ khâu soạn thảo đến thông qua và tổ chức thực hiện. Công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND là trách nhiệm của HĐND, UBND và các cơ quan tổ chức có liên quan. Muốn vậy, phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan này. Cần quy định trách nhiệm và có biện pháp xử lý đối với các cơ quan soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND không đảm bảo tiến độ và chất lượng thấp.

HĐND, UBND là cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND, trực tiếp thông qua văn bản QPPL và ký ban hành. HĐND, UBND phải chịu trách nhiệm về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của văn bản QPPL mà mình ban hành. Để đảm bảo được chất lượng văn bản của HĐND, UBND Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND phải nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác soạn thảo và ban hành văn bản của HĐND, UBND, từ đó tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí, kịp thời chỉ đạo các cơ quan soạn thảo thực hiện đúng quy trình và nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ việc thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND.

Cơ quan chuyên môn soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND: chất lượng văn bản QPPL của HĐND, UBND phụ thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan này. Hiện nay, đa số bộ phận pháp chế của các sở, ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Vì vậy, để nâng cao năng lực soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND các cơ quan soạn thảo cần kiện toàn tổ chức, cán bộ pháp chế đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ được giao. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đối với công tác dự thảo văn bản QPPL HĐND, UBND. Cơ quan soạn thảo phải chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo chất lượng nội dung, tiến độ xây dưng, soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND.

Tăng cường công tác phối hợp trong việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND: các cấp, các ngành và các cơ quan có liên quan cần tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác ban hành văn bản QPPL, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, đồng thời quy định trách nhiệm quan hệ phối hợp trong công tác xậy dựng, ban hành văn bản QPPL. Để tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trong việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cần phải duy trì củng cố và tăng cường mối quan hệ giũa các cơ quan liên quan đến từng khâu của quá trình ban hành văn bản của HĐND, UBND.

3.5. Các giải pháp khác

- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu; nguồn thông tin và các yếu tố tổ chức kỹ thuật phục vụ hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống cơ sở dữ liệu này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: khoa học, đáp ứng thường xuyên, kịp thời đòi hỏi của công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL; phải được cập nhật liên tục những văn bản mới. UBND cấp tỉnh, huyện thông qua Sở Tư Pháp, Phòng tư pháp có trách nhiệm tập hợp, rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp tỉnh, huyện ban hành, tổng hợp kết quả rà soát đó vào hệ thống dữ liệu do Bộ Tư pháp cung cấp thành hệ cơ sở dữ liệu của địa phương mình ban hành, phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành VBQPPL và kiểm tra, xử lý văn bản.

- Các kết quả kiểm tra, thông tin về nghiệp vụ kiểm tra, và các thông tin về các văn bản được xây dựng, ban hành, các thông tin tài liệu khác cũng phải được thường xuyên cập nhật, tạo điều kiện cho người kiểm tra văn bản tham khảo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Căn cứ vào trách nhiệm được giao, tổ chức pháp chế các bộ, ngành, vụ các vấn đề chung và cơ quan tư pháp địa phương có nhiệm vụ tổng hợp, biên tập, đồng thời kết hợp với phần văn bản nói trên xây dựng hệ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của cơ quan mình.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cần tập trung bố trí về nhân lực, vật lực cho công tác xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành văn bản.

Tiến hành tin học hoá công tác xây dựng và ban hành văn bản trên phạm vi toàn quốc, bao gồm các nội dung sau:

- Tổ chức đào tạo về tin học, nắm được kỹ năng làm việc trên máy tính, hướng dẫn sử dụng các phần mềm, ưu tiên cho các cán bộ, công chức trực tiếp kiểm tra và xây dựng cơ sở dữ liệu.

- Xây dựng, nâng cấp các phần mềm giúp quản lý và tổ chức công việc bao gồm phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành văn bản; phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ xây dựng và ban hành văn bản (nâng cấp, triển khai trên diện rộng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ xây dựng và ban hành văn bản trên phạm vi toàn quốc, cho phép cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật thông qua hệ thống để tạo thành một quy trình khép kín từ ban hành- kiểm tra- xử lý, tiết kiệm tối đa công sức và chi phí.

- Đưa phần mềm vào khai thác trên mạng Internet, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho nhiều đối tượng khác nhau.

- Cung cấp đồng bộ các thiết bị công nghệ thông tin tạo điều kiện tin học hoá như máy tính, các cơ sở hạ tầng mạng khác; bảo đảm ở các cơ quan xây dựng và ban hành văn bản ở Trung ương và cấp tỉnh, mỗi cán bộ chuyên trách được trang bị một máy tính, có kết nối mạng LAN. mạng Internet; ở cơ quan xây dựng và ban hành văn bản cấp huyện (Phòng Tư pháp) được trang bị tối thiểu một máy tính phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản.

KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua Nhà nước ta đã đẩy mạnh công tác xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật, nhằm thể chế hoá kịp thời đường lối chính sách của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật – một trong những nguyên tắc đã được Hiến pháp ghi nhận. Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương ban hành; HĐND, UBND các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực thi pháp luật. Có thể nói, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý nhà nước ở địa phương. Việc xây dựng, ban hành văn bản

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh qua thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)