- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu; nguồn thông tin và các yếu tố tổ chức kỹ thuật phục vụ hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống cơ sở dữ liệu này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: khoa học, đáp ứng thường xuyên, kịp thời đòi hỏi của công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL; phải được cập nhật liên tục những văn bản mới. UBND cấp tỉnh, huyện thông qua Sở Tư Pháp, Phòng tư pháp có trách nhiệm tập hợp, rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp tỉnh, huyện ban hành, tổng hợp kết quả rà soát đó vào hệ thống dữ liệu do Bộ Tư pháp cung cấp thành hệ cơ sở dữ liệu của địa phương mình ban hành, phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành VBQPPL và kiểm tra, xử lý văn bản.
- Các kết quả kiểm tra, thông tin về nghiệp vụ kiểm tra, và các thông tin về các văn bản được xây dựng, ban hành, các thông tin tài liệu khác cũng phải được thường xuyên cập nhật, tạo điều kiện cho người kiểm tra văn bản tham khảo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Căn cứ vào trách nhiệm được giao, tổ chức pháp chế các bộ, ngành, vụ các vấn đề chung và cơ quan tư pháp địa phương có nhiệm vụ tổng hợp, biên tập, đồng thời kết hợp với phần văn bản nói trên xây dựng hệ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của cơ quan mình.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cần tập trung bố trí về nhân lực, vật lực cho công tác xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành văn bản.
Tiến hành tin học hoá công tác xây dựng và ban hành văn bản trên phạm vi toàn quốc, bao gồm các nội dung sau:
- Tổ chức đào tạo về tin học, nắm được kỹ năng làm việc trên máy tính, hướng dẫn sử dụng các phần mềm, ưu tiên cho các cán bộ, công chức trực tiếp kiểm tra và xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Xây dựng, nâng cấp các phần mềm giúp quản lý và tổ chức công việc bao gồm phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng và ban hành văn bản; phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ xây dựng và ban hành văn bản (nâng cấp, triển khai trên diện rộng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ xây dựng và ban hành văn bản trên phạm vi toàn quốc, cho phép cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật thông qua hệ thống để tạo thành một quy trình khép kín từ ban hành- kiểm tra- xử lý, tiết kiệm tối đa công sức và chi phí.
- Đưa phần mềm vào khai thác trên mạng Internet, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Cung cấp đồng bộ các thiết bị công nghệ thông tin tạo điều kiện tin học hoá như máy tính, các cơ sở hạ tầng mạng khác; bảo đảm ở các cơ quan xây dựng và ban hành văn bản ở Trung ương và cấp tỉnh, mỗi cán bộ chuyên trách được trang bị một máy tính, có kết nối mạng LAN. mạng Internet; ở cơ quan xây dựng và ban hành văn bản cấp huyện (Phòng Tư pháp) được trang bị tối thiểu một máy tính phục vụ công tác xây dựng và ban hành văn bản.
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua Nhà nước ta đã đẩy mạnh công tác xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật, nhằm thể chế hoá kịp thời đường lối chính sách của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật – một trong những nguyên tắc đã được Hiến pháp ghi nhận. Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương ban hành; HĐND, UBND các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực thi pháp luật. Có thể nói, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý nhà nước ở địa phương. Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế ở địa phương, sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, công tác soạn thảo, ban han hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước, trọng tâm là cải cách thể chế, thủ tục hành chính, xây dựng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng. Công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm của chính quyền địa phương cần phải được đổi mới, nâng cao chất lượng.
Ở tỉnh Phú Thọ, HĐND, UBND đã có những động thái tích cực trong triển khai chỉ đạo của Trung ương, bước đầu đã quán triệt tầm
quan trọng của vấn đề, chú trọng công tác chỉ đạo, xây dựng khung pháp lý, thiết lập cơ cấu tổ chức, đưa ra kế hoạch, giải pháp vận dụng phù hợp với tình hình của tỉnh. Từ những kết quả đạt được, những việc còn chưa làm được của tỉnh, có thể rút ra kinh nghiệm đúc kết có ý nghĩa tham khảo cho các địa phương khác trong cả nước.
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trên cơ sở rà soát, hệ thống hoá, khảo sát một cách khoa học chính quy về nhu cầu thực tiễn để xác định chương trình sửa đổi, bổ sung; xây dựng, ban hành mới theo hướng minh bạch về thẩm quyền, rõ ràng về cơ chế và chắc chắn về tính khả thi.
Cần tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác xây dựng và ban hành văn bản, biến công tác này thành hoạt động thường xuyên, có kế hoạch, lộ trình triển khai chủ động; thoát khỏi tâm lý đùn đẩy, né tránh, tính chất vụ mùa, tuỳ nghi trong tiến hành của các cơ quan quản lý nhà nước.
Đã đến lúc cần có sự đầu tư đúng mức các nguồn lực, phương tiện thực hiện công tác xây dựng và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Hình thành đội ngũ chuyên gia thực hiện công tác đánh giá văn bản được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật đồng thời am tường nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội, hiểu biết về quản lý nhà nước, có năng lực phân tích chính sách, nắm vững kỹ năng soạn thảo văn bản, đánh giá văn bản, tích luỹ kinh nghiệm xây dựng, thực hiện pháp luật trong và ngoài nước.
Cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng, cơ chế thu hút đội ngũ cộng tác viên trên các lĩnh vực, kinh nghiệm của các chuyên gia giỏi vào các giai đoạn xây dựng và ban hành văn bản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng việt
1. Nguyễn Thuý Anh, “Một số suy nghĩ về đánh giá, phát biểu ý kiến của các Uỷ ban về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ”, Kỷ yếu Hội thảo sáng kiến pháp luật và chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Báo cáo số 18/BC-BTP ngày 04/01/2006 của Bộ Tư Pháp tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng công tác năm 2006.
3. Báo cáo số 2711/BTP-KHPL ngày 31/07/2006 của Bộ Tư pháp tổng kết Chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Báo cáo phúc trình đề tài “Nghiên cứu cơ chế thẩm định của Bộ Tư Pháp đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”, Số đăng ký 2000-58-144, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, tr.7.
5. Các báo cáo đánh giá về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
6. Các Báo cáo kết quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư Pháp tỉnh Phú Thọ các năm từ 2004-2012.
7. Chương trình phát triển Liên hợp quốc – Dự án VIE/98/001 “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam”, H.2002, tr.25.
8. Nguyễn Chí Dũng, “Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2005, tr. 25.
9. Quốc Hội, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
10. Phạm Tuấn Khải, “Nhà khoa học với công tác xây dựng pháp luật: vai trò, ý nghĩa và thực trạng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14, tháng 6/2006, tr. 20.
11. Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Hán-Việt, Nhà xuất bản. Từ điển Bách Khoa, H.2002, tr. 823.
12. Quốc Hội, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
13. Quốc Hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996. 14. Quốc Hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002.
15.Quốc Hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 16.Quốc Hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004.
17. Uông Chu Lưu (Chủ biên), “Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ”, Nhà xuất bản Tư pháp, 2005.
18. Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/09/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
19. Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
20. Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân đân năm 2004.
21. Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính Phủ về Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
22. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính Phủ về Công tác văn thư.
23. Nghị quyết Trung ương VIII khoá 7 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước.
24. Nghị quyết Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 2 (tháng 12/1992) về công tác xây dựng pháp luật.
25. Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
26. Quyết định số 40/2002/QĐ-TTg ngày 18/03/2002 về thẩm quyền ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý.
27. Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 28/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ.
28. Quyết định số 280/1999/QĐ-BTP ngày 27/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp về việc ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
29. Quyết định số 69/2000/QĐ-TTg ngày 19/06/2000 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
30. Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
31. Sổ tay soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nghị định số 24/2009/NĐ-CP [2009], NXB Tư pháp.
32. Đinh Dũng Sỹ. “Thực trạng và giải pháp khắc phục vấn đề “Luật khung” ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 4/2006, tr. 27. 33. PGS.TS. Lê Minh Tâm,“Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Công an nhân dân, H.2003, tr.77.
34. TS. Lưu Kiếm Thanh ( chủ biên), “Kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản”, [2006], NXB Giáo dục, tr.8
35. Thông tư số 15/2001/TT-BTC ngày 21/03/2001 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý cấp phát và quyết toán kinh phí hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
36. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT- BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
37. Thông tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
38. Tổng thuật “Nhà khoa học đang và sẽ ở đâu trong hoạt động lập pháp?”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 14. tháng 8/2006), tr. 54.
39. Từ điển Tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. NXB Đà Nẵng, 1996, tr.1062.
40. Văn kiện Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Các trang Web:
41. http://idoc.vn/tai-lieu/khai-niem-van-ban-va-phan-loai-van- ban.tailieu