Củng cố và nâng cao trình độ, năng lực tổ chức, cán bộ làm công

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh qua thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 127 - 129)

làm công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND, HĐND

Nâng cao trình độ và năng lực cán bộ làm việc nâng cao năng lực ban hành văn bản QPPL có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao năng lực xây dựng và ban hành văn bản của HĐND, UBND. Để nâng cao năng lực xây dựng và ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, thành phố, thị xã, các xã, thị trấn cần nâng cao năng lực đại biểu HĐND, UBND, các ban, ngành của HĐND, UBND, đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp và văn phòng tham mưu giúp việc, cụ thể như sau:

Tăng hợp lý tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách, có phẩm chất và thực sự tâm huyết với cơ quan dân cử. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực của đại biểu HĐND, UBND tỉnh, thành phố, thị xã, các xã, thị trấn am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đảm bảo chuyên sâu về hoạt động của HĐND, UBND, kỹ năng hoạt động, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng thảo luận, thông qua văn bản của HĐND, UBND, kỹ năng soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo văn bản và các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã trong việc thẩm tra dự thảo các văn bản QPPL của HĐND, UBND. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm tra dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND là trình độ, năng lực và trách nhiệm của các thành viên các cơ quan chuyên môn về soạn thảo văn bản của Uỷ ban nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân, đặc biệt là thành viên chuyên trách. Do vậy, thành viên các ban phải tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao kỹ năng thẩm tra và tinh thần trách nhiệm, tham dự đầy đủ các buổi thẩm tra. Tại các buổi thẩm tra phát biểu ý kiến thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình đồng tình hay không đồng tình hoặc không rõ chính kiến.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ của cơ quan văn phòng tham mưu, giúp việc trong ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, thành phố, thị xã, các xã thị trấn.

Đổi mới và nâng cao năng lực tham mưu giúp việc cho HĐND, UBND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh trong việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh. Việc tham mưu phải đảm bảo chất lượng ngay từ khâu lập chương trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, thẩm tra và xem xét thông qua văn bản QPPL tại kỳ họp. Vì vậy, cần phải sớm kiện toàn cơ cấu bộ máy giúp việc của văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; đảm bảo chuyên môn hóa cao, có phòng tham mưu giúp việc cho thường trực Hội đồng nhân dân tinh và các phòng theo lĩnh vực giúp việc cho các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đối với đội ngũ cán bộ văn phòng HĐND, UBND: Kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy cán bộ đảm bảo tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành, thị trong công tác ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Riêng đối với đội ngũ cán bộ văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân thành, thị cần nghiên cứu đề án thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân thành, thị có chức năng tham mưu trong việc lập chương trình xây dựng, thẩm tra và xem xét, thông qua văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh qua thực tiễn tỉnh Phú Thọ (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)