Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 29)

Bản chất quyền đối với tên thương mại là khả năng bảo đảm cho chủ thể tham gia vào các giao dịch dưới tên thương mại của mình. Trên cơ sở đó một đặc trưng quan trọng của chế độ pháp lý đối với tên thương mại là quyền đối với tên thương mại mang tính chất đặc quyền. Chủ thể có độc quyền khai thác tên thương mại của mình với điều kiện việc khai thác đó phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại bao gồm tổng hợp các quyền của chủ sở hữu tên thương mại được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu tên thương mại.

Tên thương mại là đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập tự động dựa trên thực tế khai thác và sử dụng. Chủ sở hữu tên thương mại là những chủ thể (cá nhân, tổ chức) đang thực tế sử dụng, khai thác tên thương mại đó và nếu có tranh chấp xảy ra thì họ phải chứng minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, chủ sở hữu tên thương mại còn là người được chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển nhượng tên thương mại hoặc thông qua nhận di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tên thương mại có các quyền cơ bản như:

Quyền sử dụng tên thương mại: Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp vào khai thác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại có thể được xem như một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều cách thức khai thác khác nhau, nhưng đối với tên thương mại thì đó là dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo [20].

Quyền định đoạt: Thực tế có nhiều cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Thứ nhất, chủ sở hữu công nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho người khác. Quyền chuyển nhượng cho người khác toàn bộ quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu

công nghiệp) phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế. Tuy nhiên, việc chuyển giao tên thương mại có điểm đặc biệt là chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc theo thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó. Thứ hai, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với các đối tượng đó. Thứ ba, để thực hiện quyền định đoạt của mình, chủ sở hữu tên thương mại có quyền để lại thừa kế cho những người khác (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sau khi chết. Thừa kế trong trường hợp này gắn với chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh kèm theo tên thương mại.

Bên cạnh những quyền tài sản nói trên, thì chủ sở hữu tên thương mại có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm, ví dụ như: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại.

Tóm lại, chủ sở hữu hợp pháp tên thương mại được pháp luật bảo hộ đầy đủ các quyền cơ bản nêu trên.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)