Bảo vệ quyền đối với tên thương mại được hiểu là việc Nhà nước và chủ sở hữu tên thương mại sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền
sở hữu đối với tên thương mại của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu tên thương mại đó.
Hoạt động bảo vệ quyền đối với tên thương mại là để bảo vệ pháp chế, nhằm bảo đảm cho các nội dung của quy phạm pháp luật về tên thương mại được thi hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của chủ sở hữu tên thương mại.
Trên thực tế hiện nay, khi có hành vi xâm phạm tên thương mại của mình thì chủ sở hữu tên thương mại đó chủ yếu là sử dụng biện pháp tự bảo vệ, cụ thể là: Yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong thực tiễn hoạt động bảo vệ quyền đối với tên thương mại xuất hiện những tình huống cụ thể sau:
Ví dụ 1:
Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (CP Bình Minh) hoạt động hợp pháp từ năm 1994. Ống nước nhựa và phụ kiện mang nhãn hiệu Bình Minh là nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12/12/1996 và đang trong thời gian hiệu lực, được bày bán ở nhiều nơi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất nhựa ống Bình Minh (TNHH Bình Minh) được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 15/2/2008, dù có tên rất dài nhưng tên riêng trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Do vậy, trên sản phẩm ống nhựa các loại của Công ty CP Bình Minh và Công ty TNHH Bình Minh đều có dấu hiệu Bình Minh. Chính điều đó đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm của hai công ty này. Sản phẩm nào cũng có dấu hiệu Bình Minh, mặc dù là của hai công ty khác nhau trên cùng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dấu hiệu Bình Minh đã được Công ty CP Bình Minh đăng ký làm nhãn hiệu từ trước khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng làm tên riêng để đăng ký hoạt động nên Bình Minh thuộc về Công ty CP Bình Minh. Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng Bình Minh thuộc về Công ty TNHH Bình Minh vì đã được cấp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp [30].
Từ vụ việc trên có thể thấy rằng: * Về mặt lý luận:
- Xét dưới góc độ tên thương mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại của Công ty CP Bình Minh và Công ty TNHH Bình Minh trùng phần tên riêng là Bình Minh. Hai công ty này lại cùng kinh doanh trong một lĩnh vực là các sản phẩm nhựa và cùng khu vực kinh doanh là thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho thấy, hai công ty này trùng nhau về tên thương mại.
- Xét về thời gian đăng ký hoạt động, Công ty CP Bình Minh ra đời từ năm 1994 và Công ty TNHH Bình Minh ra đời từ tháng 2/2008. Rõ ràng là, Công ty CP đã hoạt động với phần tên riêng Bình Minh từ trước Công ty TNHH đến 14 năm. Như vậy, Công ty TNHH Bình Minh đặt tên thương mại có thành phần tên riêng trùng với thành phần tên riêng của Công ty CP Bình Minh đã có từ trước. Việc Công ty TNHH Bình Minh gắn tên riêng Bình Minh lên sản phẩm cùng loại với Công ty CP Bình Minh là có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Đó là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, nhãn hàng, slogan, logo, bao bì) trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ hoặc sản phẩm/dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Từ quy định trên cho thấy, xét dưới góc độ tên thương mại, Công ty TNHH Bình Minh có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại của Công ty CP Bình Minh.
- Xét dưới góc độ nhãn hiệu, do Công ty CP Bình Minh đã sử dụng phần phân biệt, tên riêng của tên thương mại là dấu hiệu Bình Minh để đăng ký làm nhãn hiệu của mình và đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12/12/1996 (đã gia hạn nên đang trong thời gian có hiệu lực). Vì vậy, khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng dấu hiệu Bình Minh để gắn lên sản phẩm của mình, trùng với sản phẩm của Công ty CP Bình Minh là vi phạm điểm a khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Vì hành vi đó là sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa/dịch vụ trùng với hàng hoá/dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nên Công ty TNHH có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Bình Minh của Công ty CP.
* Tuy nhiên trên thực tế, Công ty TNHH lại được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tên riêng là Bình Minh. Vậy việc công nhận này có phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác quy định về tên thương mại hay không?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Theo đó, thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN). Thành tố thứ hai là tên riêng của doanh nghiệp. Các quy định này của Luật Doanh nghiệp cũng phù hợp với quy định của Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về tên thưong mại.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định tên trùng và tên gây nhầm lẫn gồm có tên trùng, tên gây nhầm lẫn và được cụ thể hóa tại Điều 12 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP trước đây và Điều 15 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP hiện nay quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn có chỉ ra nhiều trường hợp bị coi là trùng hoặc gây nhầm lẫn. Theo điểm h khoản 2 Điều 15 Nghị định 43 thì: Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký thì sẽ không được chấp nhận.
Trong trường hợp này, hai công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh bị trùng tên riêng. Tên riêng lại có chức năng dùng để phân biệt các công ty khác nhau. Vì vậy, việc đặt tên riêng của Công ty TNHH là vi phạm điểm h khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Công ty TNHH sử dụng Bình Minh là tên riêng của tên thương mại của mình là không đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật doanh nghiệp. Việc công nhận tên riêng này cho Công ty TNHH là không phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP hiện nay.
Nếu xét dấu hiệu Bình Minh là nhãn hiệu của Công ty CP đã được bảo hộ thì việc sử dụng dấu hiệu này trên sản phẩm của Công ty TNHH là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, vì vậy Công ty TNHH không được tiếp tục sử dụng dấu hiệu Bình Minh làm tên riêng trong tên thương mại của mình. Mặc dù vụ việc này đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên tiếng, nhưng chưa đảm bảo được lợi ích của các bên, bởi lẽ Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dấu hiệu Bình Minh đã được Công ty CP Bình Minh đăng ký làm nhãn hiệu từ trước khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng làm tên riêng để đăng ký hoạt động nên Bình Minh thuộc về Công ty CP Bình Minh, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng, Bình Minh thuộc về Công ty TNHH Bình Minh vì đã được cấp đăng ký kinh doanh
theo Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, Công ty CP Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại, thuê văn phòng luật sư đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình, nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Vậy trong trường hợp này, việc sử dụng dấu hiệu Bình Minh thuộc về quyền của bên nào?
Qua vụ việc này có thể thấy rằng, để bảo vệ quyền đối với tên thương mại chủ sở hữu tên thương mại đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu về tên doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh, nên xảy ra trường hợp có nhiều tên thương mại trùng nhau phần tên riêng nhưng vẫn cùng hoạt động trên thực tế, bên cạnh đó, không có sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan sở hữu trí tuệ trong việc tra cứu, nên xuất hiện việc tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký. Khi phát sinh tranh chấp thì mỗi cơ quan thực thi giải thích theo một hướng khác nhau, ai cũng cho rằng mình đã áp dụng đúng pháp luật và như vậy những vụ việc phát sinh trên thực tế rất lâu được giải quyết (giống như ví dụ trên).
Ví dụ 2:
Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (thành phố Hồ Chí Minh - sau đây viết tắt là Công ty Hưng Thịnh) đã nộp đơn đến Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương khởi kiện Cơ sở nước chấm Hưng Thịnh (ở huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, sản xuất nước mắm hiệu Hồng Thịnh - sau đây viết tắt là Cơ sở Hồng Thịnh). Theo đơn khởi kiện, trong quá trình kinh doanh, Cơ sở Hồng Thịnh đã luôn sử dụng các tên gọi như “Cơ sở nước chấm Hưng Thịnh”, “Cơ sở sản xuất nước mắm Hưng Thịnh” hay “Cơ sở nước mắm Phú Quốc Hưng Thịnh” để tiếp thị và bán sản phẩm trên thị trường.
Việc sử dụng các tên thương mại giống nhau đã làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn hai sản phẩm nước mắm Hưng Thịnh và Hồng Thịnh có cùng một nguồn gốc [11].
Trong khi đó, Hưng Thịnh là nhãn hiệu nước mắm tồn tại trên thị trường hơn 10 năm nay, đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác lập quyền sở hữu. Vì thế, Công ty đã đề nghị Tòa cấm Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng các tên thương mại có mang dấu hiệu “Hưng Thịnh” để tránh gây nhầm lẫn, đồng thời buộc Cơ sở Hồng Thịnh phải đăng ký kinh doanh lại với tên gọi khác.
Trái lại, phía Cơ sở Hồng Thịnh nói, việc mình đặt tên là Hưng Thịnh không hề trái pháp luật bởi đã được Uỷ ban nhân dân huyện Dĩ An cấp Giấy đăng ký kinh doanh từ năm 2006, trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực. Việc đặt tên Cơ sở Hồng Thịnh cũng không phạm vào các trường hợp bị cấm trong Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, Cơ sở Hồng Thịnh dẫn giải theo Nghị định số 88 ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không phải thay đổi tên. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định: Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.
Qua tình huống nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét như sau: * Về mặt lý luận:
Nhãn hiệu và tên thương mại đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong nhiều trường hợp, phần tên riêng, phần phân biệt trong tên thương mại được sử dụng để đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu.
Điều rắc rối là nhãn hiệu phải đăng ký xác lập quyền và được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, tên thương mại lại tự xác lập khi tổ chức kinh doanh, dịch vụ ra đời và được ghi nhận khi đăng ký kinh
doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Do được xác lập và ghi nhận tại hai cơ quan khác nhau nên xảy ra trường hợp phần tên riêng để phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp này lại trùng, tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
Luật Sở hữu trí tuệ quy định phần tên riêng, phần phân biệt của tên thương mại không được trùng, tương tự với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước đó. Như vậy, trong trường hợp này cần xem xét phần phân biệt của tên thương mại của Cơ sở Hồng Thịnh trùng với phần phân biệt của tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh, đồng thời trùng với nhãn hiệu “Hưng Thịnh” của Công ty này. Nhưng nhãn hiệu và tên thương mại của Cơ sở Hồng Thịnh và Công ty Hưng Thịnh được xác lập và sử dụng ở thời điểm trước khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực. Vì vậy, vấn đề đầu tiên là Toà sẽ áp dụng văn bản luật nào để làm căn cứ xử lý vụ này? Toà đã căn cứ quy định về chuyển tiếp là đối với các văn bằng bảo hộ đã được cấp (trong đó có nhãn hiệu và tên thương mại) theo quy định của các văn bản có hiệu lực trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) và các thủ tục (trong đó có việc giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ) vẫn tiếp tục được áp dụng bởi Luật Sở hữu trí tuệ (2005). Do đó, Tòa áp dụng Luật này để giải quyết tranh chấp trong việc sử dụng nhãn hiệu đồng thời là tên thương mại “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh trùng với tên thương mại “Hưng Thịnh” của Cơ sở Hồng Thịnh.
* Thực tế theo sự việc, nhãn hiệu Hưng Thịnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho Công ty Hưng Thịnh từ năm 2001 và được người tiêu dùng biết. "Tên thương mại của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (trong đó có phần tên riêng, phân biệt là Hưng Thịnh) cũng đã được xác lập từ trước đó nữa" [11]. Vì vậy, “Hưng Thịnh” vừa là
nhãn hiệu, vừa là phần tên riêng trong tên thưong mại của Công ty Hưng Thịnh.
Trong khi đó, Cơ sở Hồng Thịnh ra đời vào năm 2006, (sau khi Công ty Hưng Thịnh đã xác lập quyền đối với nhãn hiệu “Hưng Thịnh”) và sử dụng nhãn hiệu “Hưng Thịnh” cho sản phẩm cùng loại với sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh.
Dù nhãn hiệu “Hồng Thịnh” của Cơ sở Hồng Thịnh có thể không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh nhưng trên nhãn hàng hoá của Cơ sở Hồng Thịnh lại có ghi dòng chữ “vỏ chai dán nhãn tại cơ sở Hưng Thịnh”. Vì thế, đối với người tiêu dùng, dấu hiệu “Hưng Thịnh” trên nhãn hàng hoá của Cơ sở Hồng Thịnh có khả năng làm người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu và tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh. Như vậy, Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng dấu hiệu “Hưng Thịnh” là đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu và tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh.
Việc Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp nhận yêu cầu của Công ty Hưng Thịnh, cấm Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng nhãn hàng hoá có dấu hiệu là “Hưng Thịnh” để xưng danh trong hoạt động kinh doanh là phù hợp. Phía Cơ sở Hồng Thịnh còn có nghĩa vụ phải đăng ký tên thương mại khác có