Các khả năng của công nghệ GIS

Một phần của tài liệu Ngân hàng dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, Thái Bình.PDF (Trang 36 - 38)

Các thông tin quản lý trong GIS có đặc tính riêng mà các hệ thống thông tin khác không nhất thiết bắt buộc là chúng phải gắn kết với vị trí địa lý thực của các đối t−ợng thuộc vùng lnh thổ chứa đựng chúng. Khả năng của GIS khá phong phú và tuỳ thuộc vào các ứng dụng cụ thể của nó trong thực tế nh−ng bất cứ một hệ GIS nào cũng phải tối thiểu giải quyết đ−ợc năm vấn đề chính sau đây:

Vị trí (Location) - quản lý và cung cấp vị trí của các đối t−ợng theo yêu cầu bằng các cách khác nhau nh− tên địa danh, mà vị trí hoặc toạ độ.

Điều kiện (Condition) - thông qua phân tích các dữ liệu không gian cung cấp các sự kiện tồn tại hoặc xảy ra ở một địa điểm nhất định hoặc xác định các đối t−ợng thoả mn các điều kiện đặt ra.

Chiều h−ớng (Trend) - cung cấp h−ớng thay đổi của đối t−ợng thông qua phân tích các dữ liệu trong một vùng lnh thổ nghiên cứu theo thời gian.

Kiểu mẫu (Pattern) - cung cấp mức độ sai lệnh của các đối t−ợng so với kiểu mẫu và nơi sắp đặt chúng đ có từ các nguồn khác.

Mô hình hoá (Modeling) - cung cấp và xác định những gì xảy ra nếu có sự thay đổi dữ liệu hay nói cách khác xác định xu thế phát triển của các đối t−ợng. Ngoài thông tin địa lý, hệ thống cần phải có thêm thông tin về các quy luật hoặc nguồn thông tin thống kê.

Thông tin đ−ợc tổ chức quản lý trong một hệ thống thông tin địa lý còn đ−ợc dùng chủ yếu để phân tích những vấn đề biến động khác nhau nh− sự lan truyền bệnh sốt rét, hệ thống an toàn khi động đất và quản lý nhân sự, tội phạm v.v..

ứng dụng hệ thống thông tin địa lý chúng ta sẽ đạt đ−ợc các tiến bộ sau trong các hoạt động tác nghiệp của mình:

Làm giảm hoặc loại bỏ các hoạt động thừa, tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức;

Kết quả số liệu tốt hơn với giá thành thấp hơn và trợ giúp quyết định, lập kế hoạch;

Nhanh chóng thu nhập đ−ợc nhiều thông tin và phân tích chúng, lập báo cáo cho mọi nhu cầu của công tác quản lý;

Các lĩnh vực hoạt động mới của cơ quan có thể tự động hoá với đầy đủ số liệu của hệ thống thông tin địa lý;

Cầu nối giữa các công cụ và công nghệ nhằm cải tiến sản xuất;

Tăng khả năng l−u trữ và xử lý số liệu, cải tiến truyền thông thông tin;

Trả lời các vấn đề quan tâm nhanh, chính xác và tin cậy cao;

Luôn có sẵn các sản phẩm phục vụ các mục đích mới (nh− bản đồ, báo cáo, thông tin, số liệu v.v... phục vụ 24 giờ trong ngày).

Một phần của tài liệu Ngân hàng dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, Thái Bình.PDF (Trang 36 - 38)