Đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp may XK Hoàng Anh

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (Trang 42 - 46)

5. Tỷ suất lợi nhuận vốn

2.2.2 Đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp may XK Hoàng Anh

Bảng 2.7 Bảng cân đối kế toán rút gọn (2010-2012)

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 1012

TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.987.564 19.768.245 12.897.365 I. Vốn bằng tiền 648.259 2.578.631 498.357 II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản PT ngắn hạn 7.124.865 6.457.384 4.735.368 IV. Hàng tồn kho 5.292.547 6.807.873 6.001.214 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.921.893 3.924.357 1.662.426 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 25.875.259 27.159.786 57.548.188

I. Các khoản phải thu dài

hạn 6.869.127 7.589.346 5.876.358 II. Tài sản cố định 15.546.261 16.048.373 50.747.685 V. Tài sản dài hạn khác 3.459.871 3.522.064 924.145 TỔNG TÀI SẢN 41.862.823 46.928.031 70.445.553 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 27.876.254 30.006.124 45.125.110 I. Nợ ngắn hạn 10.078.196 11.245.369 15.457.687 II. Nợ dài hạn 17.798.058 18.760.755 29.667.423 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 13.986.569 16.921.907 25.320.443 I. Vốn chủ sở hữu 13.588.113 16.711.907 25.070.443 II. Nguồn kinh phí và quỹ

khác 398.456 210.000 250.000

TỔNG NGUỒN VỐN 41.862.823 46.928.031 70.445.553

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số dư các khoản phải trả năm 2011 lớn hơn so với tổng số dư các khoản phải thu chứng tỏ trong năm công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng vốn của các đối tượng khác, các khoản phải trả năm 2011 tăng 2.129.870 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 7.64% so với năm 2010. Chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải trả là vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, khoản phải trả lãi vay. Vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng và thanh toán cụ thể, hợp lý đối với các

khoản vay này tránh làm mất uy tín và đẩy doanh nghiệp vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Năm 2012 các khoản phải thu giảm 1.722.016 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ 26.67%, cho thấy doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ. Nợ phải trả lớn hơn nợ phải thu, điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn tốt, vừa thu hồi nợ nhanh vừa chiếm dụng được vốn lớn từ bên ngoài. Các khoản phải trả năm 2012 tăng 15.118.986 nghìn đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng 50.39%. Doanh nghiệp nên chú trọng khả năng thanh toán để tránh gây xấu về tài chính, giảm uy tín của doanh nghiệp.

Sau đây là phân tích các chỉ tiêu tài chính thông qua khả năng thanh toán của xí nghiệp.

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu tài chính của xí nghiệp (2010-2012) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1.Tài sản lưu động 15.987.564 19.768.245 12.897.365 3.780.681 23,64 (6.870.880) (34,76) 2.Hàng tồn kho 5.292.547 6.807.873 6.001.214 1.515.326 28,63 (806.659) (11,85) 3.Tiền và tương đương tiền 648.259 2.578.631 498.357 1.930.372 297,78 (2.080.274) (80.67) 4.Tổng nợ ngắn hạn 10.078.196 11.245.369 15.457.687 1.167.173 11,58 4.212.318 37.46 5.H/s khả năng

thanh toán hiện thời(1/4)

1,59 1,76 0,83 0,17 10,69 (0,93) (52,84)6.H/s khả năng 6.H/s khả năng

thanh toán nhanh (1-2)/4 1,06 1,15 0,45 0,09 8,49 (0,7) (60,87) 7.H/s khả năng thanh toán tức thời(3/4) 0,06 0,23 0,03 0,17 283,33 (0,2) (86,96)

Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp năm 2010 và năm 2011 đều tốt( năm 2010 là 1,59, năm 2011 là 1,76). Hệ số năm 2011 cao hơn hệ số năm 2010 là 0,17 lần, và đều lớn hơn 1 cho thấy tổng tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp đã có nguồn vốn lưu động thường xuyên và đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được tốt, doanh nghiệp ở thế chủ động, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao. Sang năm 2012 khả năng thanh toán của doanh nghiệp là 0,83, hệ số này nhỏ hơn 1, giảm so với năm 2011là 0,93 lần tương ứng 52,84%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp giảm đi, tổng tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đã không được đảm bảo ổn định, đang trên đà xấu đi. Doanh nghiệp cần xem xét chú trọng đến việc huy động vốn lưu động thường xuyên và phải đảm bảo cân bằng tài chính. Việc không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính có thể

dẫn đến mất khả năng thanh toán khi nợ đến hạn, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng từ 1,06 năm 2010 lên 1,15 năm 2011 (đều lớn hơn 1). Cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo uy tín với nhà cung cấp. Năm 2012 hệ số thanh toán nhanh giảm xuống còn 0,45 so với năm 2011. Tình trạng tài chính của doanh nghiệp đang xấu đi, doanh nghiệp cần tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nếu không uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp sẽ bị suy giảm.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp tăng từ 0,06 năm 2010 lên 0,23 năm 2011. Sang năm 2012 giảm xuống còn 0,03. Hệ số thanh toán tức thời như vậy là ở mức thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, cũng như khó tạo lòng tin đối với các nhà cung cấp. Trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao khả năng thanh toán tức thời bằng cách tăng mức dự trữ tiền mặt lên và giảm nợ ngắn hạn.

Như vậy, có thể nói rằng, bước sang năm 2012, khả năng thanh toán của xí nghiệp đã giảm sút rõ ràng. Tuy nhiên, năm 2012, xí nghiệp dùng tiền để mua sắm thiết bị máy móc nên tình hình tài chính có thể bị ảnh hưởng trong thời gian nhất định, và điều này đã được doanh nghiệp tính toán.

Tóm lại, có thể nhận xét về tình hình tài chính của xí nghiệp như sau: - Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhìn chung ở mức có thể chấp nhận được với bản thân thực tế chi của xí nghiệp.

- Cơ cấu vốn hợp lý, vốn được sử dụng đúng nguồn, vốn lưu động ròng qua các năm dương.

- Vốn chủ sở hữu tham gia kinh doanh có thể tương đối đảm bảo tự chủ về tài chính và khả năng bù đắp rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo khả năng thanh toán nợ và các chỉ tiêu đều ở mức khá so với trung bình của ngành.

Tuy nhiên bên cạnh đó cần nhận thấy rõ, hàng tồn kho vẫn còn rất lớn và phải thu của khách hàng quá cao, điều này ảnh hưởng đến tốc độ luân

chuyển vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w