Doanh thu thuần 40.2356

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (Trang 32 - 40)

2.Lợi nhuận sau thuế 524.170,5 593.950,5 641.763 69.780 13,31 47.812,5 8,05 3.Tổng tài sản bình quân 40.822.53 3 44.395.42 7 58.691.792 3.572.89 4 8,75 14.296.36 5 32,2

4. Doanh thu thuần 40.234.568 8 44.048.25 4 48.473.25 9 3.813.68 6 9,48 4.425.005 10,05 5.Vốn CSH bình quân 12.520.035 15.454.38 3 21.121.175 2.934.20 3 23,44 5.666.792 36,67 6.Tỷ suất doanh lợi

tổng tài sản (1/3) 0,017 0,018 0,015 0,001 5,88 (0,003) (16,67) 7.Tỷ suất doanh lợi

doanh thu (2/4) 0,0174 0,0135 0,0132 (0,0039) (0,22) (0,00024) (0,018) 8.Tỷ suất doanh lợi

vốn CSH (2/5) 0,042 0,038 0,03 (0,004) (9,52) (0,008) (21,05)

và sau thuế của xí nghiệp là dương nhưng trên khía cạnh hiệu quả sử dụng vốn thì xí nghiệp còn nhiều điều phải xem xét. Cụ thể:

Về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn (ROA): Năm 2010 là 0,017 tức là với bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra 0,017 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2011 bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra 0,018 đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 0,004 đồng so với năm 2010. Chỉ tiêu này tăng lên chứng tỏ xí nghiệp sử dụng tài sản năm sau cao hơn năm trước. Xí nghiệp thu được lợi ích về kinh tế nhiều hơn. Năm 2012, với một đồng tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân là do tăng mạnh về tổng tài sản nên mặc dù lợi nhuận trước thuế vẫn tăng thì ROA của năm này vẫn giảm. Như vậy, xét về mặt hiệu quả sử dụng vốn thì khả năng sinh lời của tài sản giảm, tức là lợi nhuận của xí nghiệp không tăng theo đúng mong muốn của chủ doanh nghiệp khi đầu tư để tăng tài sản. Tuy nhiên, đây là năm đầu đổi mới thiết bị, nên hệ số này giảm là có thể tạm thời chấp nhận được.

Về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: ROE của xí nghiệp có xu hưởng giảm dần qua 3 năm nghiên cứu. Điều này là không tốt nếu xí nghiệp không có biện pháp thích hợp. Năm 2010, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,042 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 là 0,038 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này ở mức có thể chấp nhận được. Năm 2012, con số này giảm xuống còn 0,03. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do chủ sở hữu xí nghiệp đã tăng nguồn vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh mà mức tăng này vượt quá mức tăng của lợi nhuận sau thuế.

Về tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) ta thấy: Mặc dù lợi nhuận sau thuế vẫn tăng liên tục nhưng ROS lại liên tục giảm tức là với một đồng doanh thu thuần tạo ra ít hơn số đồng lợi nhuận qua các năm. Năm 2011 giảm so với năm 2010 với tỷ lệ giảm là 0,22%, đến năm 2012, con số này vẫn tiếp tục giảm nhưng tỷ lệ giảm ít hơn ở mức 0,018%. Điều này cho thấy tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nên qua tỷ số này doanh

nghiệp cần xem xét để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

2.2.1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh -Hiệu quả sử dụng vốn lưu đông :

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua, ta xem xét phân tích dưới đây:

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn)

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) I. Vốn bằng tiền 648.259 2.578.631 498.357 1.930.37 2 297,7 (2.080.274) (80,6) 1. Tiền 489.257 1.786.235 208.245 1.296.978 265,1 (1.577.990) (88,3) 2. Các khoản tương đương tiền 159.002 792.396 290.112 633.394 398,3 (502.284) (63,3)

II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0

III. Các khoản PT ngắn hạn 7.124.865 6.457.384 4.735.368 (667.481) (9,4) (1.722.016) (26,7)1. Phải thu của khách hàng 4.256.753 4.578.357 3.124.254 321.604 7,6 (1.454.103) (31,8) 1. Phải thu của khách hàng 4.256.753 4.578.357 3.124.254 321.604 7,6 (1.454.103) (31,8) 2. Trả trước cho người bán 2.365.147 1.457.687 925.368 (907.460) (38,4) (532.319) (36,5) 3. Các khoản phải thu khác 502.965 421.340 685.746 (81.625) (16,2) 264.406 62,8 IV. Hàng tồn kho 5.292.547 6.807.873 6.001.214 1.515.326 28,6 (806.659) (11,8) 1. Hàng tồn kho 4.257.687 4.924.578 4.835.347 666.891 15,7 (89.231) (1,8) 2. Dự phòng giảm giá HTK 1.034.860 1.883.295 1.165.867 848.435 81,9 (717.428) (38,1) V. Tài sản ngắn hạn khác 2.921.893 3.924.357 1.662.426 1.002.46 4 34,3 (2.261.931) (57,6) Tổng tài sản lưu động 15.987.56 4 19.768.245 12.897.365 3.780.68 1 23,6 (6.870.880) (34,8)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán xí nghiệp may XK Hoàng Anh Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Nhìn chung vốn lưu động của doanh nghiệp ở năm 2012 giảm so với năm 2011 và 2010, nguyên nhân giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác giảm và đặc biệt là do vốn bằng tiền giảm mạnh (với tỷ lệ giảm 80,6%).

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp ở năm 2011 tăng 1.930.372 nghìn đồng so với năm 2010, với tỷ lệ tăng 297,7%; nhưng đến năm 2012 nguồn vốn này

đã giảm 2.080.274 nghìn đồng, với tỷ lệ 80,6%. Lý do nguồn vốn này giảm mạnh là vì năm 2012, xí nghiệp đã dùng tiền vào việc mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô hoạt động. Nguồn vốn này sẽ được khôi phục khi xí nghiệp đi vào hoạt động sản xuất bình thường trong những năm tới. Tuy vậy,vốn bằng tiền giảm mạnh có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, bởi khi các khoản nợ đến hạn trả, lượng tiền mặt tại công ty không đủ để đáp ứng các khoản nợ đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín và tiến độ hoạt động của công ty. Doanh nghiệp nên xem xét lại vấn đề này, tại sao vốn lưu động của doanh nghiệp lại giảm và việc vốn lưu động giảm có làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không? Có ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng vốn lưu động hay không? Và đưa ra những biện pháp kịp thời để tránh gây ra những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp cũng giảm mạnh ở năm 2012 (giảm 1.722.016 nghìn đồng ) với tỷ lệ giảm 26,7% , trong đó phải thu khách hàng giảm 1.454.103 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm 31,8%. Trả trước cho người bán cũng giảm 535.319 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 36,5%. Nói chung, khi các khoản phải thu giảm, nguồn vốn bị chiếm dụng của xí nghiệp sẽ giảm đi và điều này là tốt cho quá trình sử dụng vốn cũng như tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

Giá trị lượng hàng tồn kho khá lớn, năm 2010 là 4.257.687 nghìn đồng, năm 2011 là 4.924.578 nghìn đồng, tăng 1.515.326 nghìn đồng (tỷ lệ tăng 28,6% ), nhưng đến năm 2012, lượng giá trị này còn là 4.835.347 nghìn đồng giảm 806.659 nghìn đồng so với năm 2011 (tỷ lệ giảm 11,8% ). Một điều tác động lên giá trị này chính là do xí nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu, do vậy, lượng hàng tích trữ đạt tới một giá trị và thời gian nhất định mới có thể được đem xuất khẩu. Tuy vậy, xí nghiệp nên có một biện pháp thích hợp hơn để hạn chế lượng hàng tồn kho quá lớn vì điều này làm tăng thêm nhiều khoản mục chi phí như chi phí lưu kho, bến bãi, bảo vệ... vô hình chung làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng và được sự quan tâm rất nhiều của nhà quản lý doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chỉ có thế đạt được khi doanh nghiệp sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta dùng hệ thống chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện và cụ thể. Vốn lưu động tham gia và hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu này tính bằng con số cụ thể và chính xác, nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên thực tế nếu doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng sử dụng vốn lưu động thì sẽ đưa ra được các biện pháp kịp thời và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Sau đây ta sẽ xem xét bảng tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động để đưa ra những nhận xét chính xác hơn về thực trạng sử dụng vốn của xí nghiệp.

Bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ( 2010-1012)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần (Nghìn đồng) 40.234.568 44.048.254 48.473.259 2. Khoản phải thu (Nghìn đồng) 7.124.865 6.457.384 4.735.368 3. VLĐ bình quân (Nghìn đồng) 14.875.984,5 17.877.904,5 16.332.805 4. Hàng tồn kho (Nghìn đồng) 5.292.547 6.807.873 6.001.214 5. Vòng quay khoản phải thu (1/2)( Vòng) 5,65 6,82 10,24 6. Vòng quay hàng tồn kho (1/4)(Vòng) 7,6 6,47 8,08 5. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/3) (Vòng) 2,7 2,46 2.97

Nguồn: Báo cáo KQKD, bảng CĐKT xí nghiệp may XK Hoàng Anh Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy:

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động hay số vòng luân chuyển vốn lưu động của xí nghiệp năm 2010 là 2,7 vòng, đến năm 2011 giảm xuống 2,46 vòng, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm đi. Nguyên nhân do doanh thu thuần năm 2011 tăng so với năm 2010 là 3.813.686 nghìn đồng với tỷ lệ 9,48%, nhưng thấp hơn so với số tăng của vốn lưu động bình quân tăng 3.001.920 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 20,18%, do vậy đã làm giảm tốc độ luân

chuyển của vốn lưu động. Điều này đã làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2011 tăng so với năm 2010. Do giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo ra một đồng doanh thu thuần có xu hướng tăng, nên làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2011 là 2,46 vòng, đến năm 2012 tăng lên 2,98 vòng chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng trở lại. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 4.425.005 nghìn đồng, với tỷ lệ 10,05%, trong khi đó vốn lưu động bình quân năm 2012 lại giảm 1.555.099,5 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 8,7% so với năm 2011, do vậy đã làm cho tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tăng. Điều này đã làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 giảm đi so với năm 2011. Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo ra một đồng doanh thu thuần có xu hướng giảm, nên làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Như đã nêu ở trên khi phân tích về số lượng hàng tồn kho, do một phần tính chất của loại hình kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu nên giá trị hàng tồn kho tương đối lớn tại một số thời điểm, thời kỳ. Nhìn vào bảng trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng không ổn định. Năm 2011 số vòng quay là 6,47 vòng/kỳ kinh doanh giảm so với năm 2010 trong khi hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có lãi chứng tỏ năm 2011 công ty hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2010. Sang năm 2012, vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên, điều này cho thấy công ty đã có biện pháp điều chỉnh hoạt động này.

Vòng quay các khoản phải thu ngày càng tăng lên từ năm 2010 đến năm 2012 số vòng quay đã tăng gần gấp đôi với giá trị lần lượt qua các năm là 5,65; 6,82; 10,24 vòng.Giá trị này tăng lên đồng nghĩa với việc công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều lên, việc thu hồi các khoản nợ năm sau trễ hơn năm trước. Tuy nhiên cần thấy rằng những khách hàng của công ty đa phần là những bạn hàng lâu dài và thân tín, khi hợp đồng kết thúc thì một

phần khách hàng thanh toán tiền ngay, một phần là thanh toán phân nửa và muốn giữ chân khách hàng trong điều kiện kinh doanh khó khăn hiện nay thì công ty cần có những biện pháp cụ thể với từng khách hàng cụ thể để đưa vốn vào quay vòng tạo doanh thu tiếp theo.

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của công ty. Quy mô vốn cố định quyết định trình độ trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doah của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả này ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.5 Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản cố định

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) TSCĐ hữu hình 12.436.522 12.876.254 48.311.031 439.732 3,54 35.434.777 275.2 - Nguyên giá 45.876.389 48.452.378 50.176.385 400.179 0,87 3.899.817 8,43 - Hao mòn luỹ kế (33.439.867) (35.576.124) (1.865.354) (2.136.257) (6,39) 33.710.770 (94,76) TSCĐ vô hình 986.257 2.007.542 2.421.254 1.021.285 103,5 413.712 20,61 Xây dựng cơ bản dở dang 2.123.482 1.164.578 15.400 (958.904) (45,2) (1.149.178) (98,7) Tài sản dài hạn khác 10.328.998 11.111.712 6.800.503 782.714 7,58 (4.311.209) (38,79) Tổng cộng 25.875.259 27.159.786 57.548.188 1.284.527 4,96 30.388.402 111,88

Nguồn: Bảng cân đối kế toán xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh Qua bảng số liệu ta thấy:

Tài sản cố định hữu hình của xí nghiệp chiếm phần lớn trong tổng TSCĐ. TSCĐHH này bao gồm: nhà cửa, hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, phục vụ quản lý, điều hành; vật kiến trúc.... Với hoạt động chủ yếu là sản xuất, gia công các loại quần áo xuất khẩu, do vậy hệ thống TSCĐ được trang bị khá hiện đại, giá trị lớn.Tính đến năm 2012, xí nghiệp đã hoạt động được hơn 10 năm, tài sản cố định đã khấu hao gần hết. Năm 2010, nguyên giá của TSCĐ là 45.876.389 nghìn đồng và đã được khấu hao 33.439.867 nghìn đồng. Như vậy, lượng khấu hao đã là rất lớn, xí nghiệp cần đầu tư mua sắm

thiết bị mới, mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Năm 2011, một số thiết bị đã được đưa vào sử dụng thử, đánh giá chất lượng để đưa tới quyết định mua mới cả dây chuyền sản xuất. Đầu năm 2012, xí nghiệp đã chính thức đưa vào sử dụng dây chuyền thiết bị mới, nhà xưởng được mở rộng, nâng tổng giá trị TSCĐ lên mức 50.176.385 nghìn đồng, lúc này khấu hao còn lại là 1.865.354 nghìn đồng. So với năm 2011 thì TSCĐ hữu hình đã tăng tới 275,2%. Điều này là cần thiết bởi trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hệ thống dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Do mở quy mô sản xuất, nhà xưởng, và đặc biệt là xí nghiệp đang trong giai đoạn khẳng định tên tuổi của mình nên giá trị TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, thương hiệu... cũng tăng. Nhất là trong 2 năm 2011 và 2012, giá trị TSCĐ vô hình tăng thêm hơn 400.000 nghìn đồng. Điều này khẳng định xí nghiệp có khả năng phát triển tốt trong tương lai.

Từ cuối năm 2010, xí nghiệp bắt đầu xây dựng thêm các công trình như: khuôn viên xí nghiệp; mở rộng phân xưởng 2, nhà ăn...; xây mới cửa hàng giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp...nên giá trị xây dựng cơ bản dở dang là khá lớn lên đến 2.123.482 nghìn đồng. Năm 2011, tiếp tục quá trình hiện đại hóa xí nghiệp, các công trình trang trí được triển khai. Kết thúc giai đoạn này,quá trình xây dựng cơ bản dở dang cũng đã được xí nghiệp hoàn thành và đưa vào sử dụng, giá trị này giảm rõ rệt,cho thấy xí nghiệp đã sử dụng khá hợp lý nguồn vốn của mình.

Tóm lại, xét một cách chung nhất tổng TSCĐ của xí nghiệp tăng chứng tỏ xí nghiệp đang mở rộng hoạt động của mình. Cơ cấu này là khá hợp lý trong quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ, đây là thành tích trong công tác tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cố định nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung của nhà quản trị tài chính.

Sau khi xem xét cơ cấu vốn cố định, ta xét bảng tình hình hiệu quả sử dụng nguồn vốn này để khẳng định nguồn vốn này có được sử dụng thật sự hiệu quả hay chưa.

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh

2011-2010 2012-2011

Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w