Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 Đơn vị: Nghìn đồng

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (Trang 27 - 32)

Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1. Doanh thu bán hàng 40.234.56 8 44.048.25 4 48.473.259 3.813.68 6 9,48 4.425.00 5 10,05 DT hàng xuất khẩu 37.548.369 40.458.95 8 45.587.36 7 2.910.589 7,75 5.128.40 9 12,68 2.Các khoản giảm trừ DT 0 0 0

3. Doanh thu thuần 40.234.56 8 44.048.25 4 48.473.259 3.813.68 6 9,48 4.425.00 5 10,05 4. Giá vốn hàng bán 35.257.65 8 38.945.217 43.045.36 6 3.687.559 10,46 4.100.14 9 10,53 5. Lợi nhuận gộp 4.976.910 5.103.037 5.427.893 126.127 2,53 324.856 6,37

6. Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 0 0

7. Chi phí tài chính 0 0 0 0 0 0 0

8. CPBH và chi phí QLDN 4.296.364 4.337.102 4.588.997 40.738 0,95 251.895 5,81 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

KD 680.546 765.935 838.896 85.389 12,55 72.961 9,53

10. Thu nhập khác 45.245 105.258 35.245 60.013 132,64 (70.013) (66,52) 11. Chi phí khác 26.897 79.259 18.457 52.362 194,68 (60.802) (76,71)

12. Lợi nhuận khác 18.348 25.999 16.788 7.651 41,7 (9.211) (35,43)

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 698.8894 791.934 855.684 93.040 13,31 63.750 8,05

hành

Qua bảng 2.1 ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 69.780 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 13,31%; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 47.812,5 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 8,05%. Điều này cho thấy xí nghiệp kinh doanh đạt kết quả tốt, nó phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Bảng phân tích trên cũng cho thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đáng kể, năm 2010 là 680.546 nghìn đồng, năm 2011 là 75.935 nghìn đồng, tăng 85.398 nghìn đồng với tỷ lệ 12,55%, con số này thể hiện sự phát triển rõ rệt của xí nghiệp nhất là trong giai đoạn kinh tế khá khó khăn này. Năm 2012 so với năm 2011 tỷ lệ tăng về lợi nhuận thuần tuy có giảm so với năm trước, nhưng tỷ lệ 9,53% cũng là con số có thể chấp nhận được. Tổng lợi nhuận thu nhập trước thuế cũng tăng với tỷ lệ khá lớn. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 93.040 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 13,31%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 63.750 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 8,05%. Với kết quả như trên, bước đầu ta nhận thấy doanh nghiệp có tiền đề để phát triển, tuy nhiên cần phải xem xét đầy đủ các chỉ tiêu khác để kết luận sự tăng trưởng của doanh nghiệp có thật sự bền vững không.

Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy:

Doanh thu bán hàng, trong đó có cả doanh thu xuất khẩu trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng với tỷ lệ tăng trung bình là 9,7%. Doanh thu xuất khẩu qua các năm đều chiếm tỷ lệ rất cao. Chứng tỏ hàm lượng xuất khẩu của doanh thu rất lớn, đồng nghĩa với việc doanh thu nội địa rất thấp, chứng tỏ thị phần nội địa là rất hạn chế. Nhưng xét một cách tổng quát về doanh thu thì doanh thu tăng mạnh thể hiện sự cố gắng rất lớn của xí nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện làm gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp xí nghiệp thu hồi được vốn. Nguyên nhân doanh thu thuần tăng hoàn toàn là do doanh thu bán hàng tăng, điều này cho thấy sản phẩm của xí nghiệp rất có chất lượng vì

không có hàng bán bị trả lại hay phải giảm giá hàng bán. Cũng có thể đây là một đặc điểm của loại hình kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, giá trị hàng cao, chi phí bán hàng lớn nên hàng được sản xuất tuyệt đối đạt tiêu chuẩn và phải được kiểm tra rất gắt gao trước khi đem hàng giao bán. Tuy nhiên cũng cần xem xét rằng doanh thu bán hàng tăng là do khối lượng hàng sản xuất để cung cấp cho khách hàng tăng hay do giá tăng, vì điều này mới thể hiện được sự tăng trưởng thực sự.

Xí nghiệp hiện tại không có hoạt động đầu tư tài chính nên chưa hình thành doanh thu tài chính cũng như chi phí tài chính. Nhưng rất có thể trong tương lai gần, xí nghiệp sẽ đa dạng hoá ngành nghề của mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Giá vốn hàng bán tăng từ năm 2010 là 35.257.658 nghìn đồng, năm 2011 là 38.945.217 nghìn đồng, năm 2012 là 43.045.366 nghìn đồng với tỷ lệ tăng lần lượt là 10,46%; 10,53%. trong khi doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán tăng là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng, điều này thể hiện xí nghiệp còn chưa tiết kiệm chi phí, dẫn đến giá thành phẩm vẫn cao. Đây là một hạn chế mà xí nghiệp cần khắc phục.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản mục đáng lưu ý. Năm 2011 tổng giá trị tăng không đáng kể so với năm 2010, tỷ lệ tăng là 0,95% tức là tăng 40.738 nghìn đồng. Nhưng so với năm 2011, năm 2012 tỷ lệ này lại tăng rất mạnh chiếm tới 5,81%, tức là tăng 251.895 nghìn đồng. Lý do chi phí tăng mạnh là tổng lượng hàng hoá bán ra tăng mạnh, hàng hoá lại là hàng xuất-nhập khẩu nên phụ thuộc vào nơi giao nhận hàng hoá; bên cạnh đó đây là giai đoạn xí nghiệp triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại...Mặc dù chi phí tăng, làm giảm lợi nhuận của xí nghiệp nhưng đây là những khoản chi phí hợp lý được ghi nhận. Tuy vậy, xí nghiệp cũng phải quan tâm, lưu ý khoản chi này vì tỷ trọng gia tăng khá lớn, giá vốn tăng làm giá thành sản phẩm cũng tăng, như vậy sẽ giảm sức mua của thị trường cũng

như giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

Như vậy, nhìn chung có thể thấy trong 3 năm (từ năm 2010 đến năm 2012), doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu thuần, điều đó không những làm tăng lợi nhuận trước mắt mà còn tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định trong tương lai.

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn chung của xí nghiệp.

Xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh là một xí nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc - một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và chịu ảnh hưởng sâu rộng của những biến động kinh tế, xã hội ở cả trong nước và quốc tế. Để có thể đánh giá chính xác thực trạng hiện nay của xí nghiệp, ta tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà xí nghiệp đang gặp phải:

+ Thuận lợi: Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, xí nghiệp đã hoàn thiện bộ máy hoạt động của mình, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, và xây dựng được uy tín, thương hiệu của mình. Xí nghiệp thường xuyên làm ăn với các bạn hàng lâu năm, có tiềm lực về kinh tế, nên có nhiều thuận lợi trong thanh toán kể cả trong thanh toán quốc tế, là điều kiện để mở rộng thị trường và tái sản xuất. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề, vì vậy năng suất lao động ngày càng tăng, chất lượng hàng hoá được bảo đảm. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước đối với riêng ngành dệt may ngày càng thoáng, được hiệp hội ngành dệt may Việt Nam bảo vệ...

+ Bên cạnh những thuận lợi trên, xí nghiệp còn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn. Trước hết phải kể đến tác động vô cùng to lớn của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua. Ngành dệt may Việt Nam nói chung và xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh nói riêng đang phải hoạt động cầm chừng, ít có khả năng phát huy được hết khả năng sản xuất của mình. Khả năng tiếp cận thị trường vốn cũng khá khó khăn do thị trường tài chính trong thời gian qua cũng gặp không ít vấn đề. . Hơn thế nữa, trong nền

kinh tế thị trường hiện nay, xí nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau, để đứng vững và từng bước đi lên, xí nghiệp phải có những cơ chế, biện pháp phù hợp để nâng cao uy tín, giữ vững và mở rộng thị trường, lãnh đạo công ty phải luôn năng động để sản phẩm của công ty luôn có chỗ đứng trên thị trường.

2.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuât khẩu Hoàng Anh may xuât khẩu Hoàng Anh

2.2.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

2.2.1.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp (các chỉ tiêu khả năng sinh lời)

Các chỉ tiêu này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS), tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA), tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE). Dưới đây là bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp.

Bảng 2.2 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (2010-2012)

Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp may xuất khẩu Hoàng Anh (Trang 27 - 32)