Nhân vật lịch sử trong "Sông Côn mùa lũ"

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại (Trang 28 - 54)

Từ những điều trên, ta thấy trong khi xây dựng nhân vật lịch sử trong

"Sông Côn mùa lũ", Nguyễn Mộng Giác đã tôn trọng những điều mà sử gia đã hoàn thiện. Nhân vật lịch sử của phong trào Tây Sơn được tác giả nhào nặn, lấp những "điểm trắng" là ba nhân vật: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Khi lấp những điểm trắng" về nhân vật lịch sử, Nguyễn Mộng Giác đã tuân thủ mục đích thế sự hoá nhân vật lịch sử. Sự "tình cờ" gặp gia đình ông giáo Hiến ở An Thái, Nguyễn Nhạc đã gửi hai chú em: Lữ, Huệ theo đòi học tập. Tuổi trẻ của Huệ dù ở nhà học ngắn ngủi, song nhân vật

lịch sử đã có những ngày tháng êm đềm. Tác giả một mặt chú trọng con người quân sự, chính trị của nhân vật lịch sử, đồng thời chú trọng đến tư cách một con người đời thường "lâu nay người ta xem Nguyễn Huệ là một võ tướng tài ba, một anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, nói chung tôn trọng thiên tài quân sự của ông. ít ai quan tâm đến khía cạnh khác như Nguyễn Huệ trong tư cách một nhà chính trị, trong tư cách một con người đời thường trong gia đình, trong giao tiếp với kẻ thân, người sơ, kẻ hiền, người dữ. Tôi muốn tái hiện Nguyễn Huệ như một con người trọn vẹn, vừa là con người lịch sử vừa là con người thế sự hoà quyện vào nhau" (lời tác giả cuối sách). Trong tác phẩm, tác giả đã thế sự hoá để có một Nguyễn Huệ như một con người trọn vẹn. Một Nguyễn Huệ lịch sử và phi lịch sử. Điều này có nghĩa là , tác giả thế sự hoá, cá tính hoá nhân vật lịch sử song không vượt quá để lấn sân lịch sử. Nhân vật trung tâm của phong trào Tây Sơn được ghi lại trong sử sách là Nguyễn Huệ, tác giả cũng dồn tâm lực nhiều nhất để " thế sự hoá" nhân vật này. Xây dựng, "hư cấu" Nguyễn Huệ trong tư thế người em út, người học trò, Nguyễn Mộng Giác "khắc hoạ" nhân vật vừa là để "cắt nghĩa" cho một thực tế: sinh ra ở miền sơn cước, Nguyễn Huệ tiếp xúc với tri thức từ nguồn nào mà trở thành thiên tài. Chính trong vai trò người học trò, trọ học ngay trong nhà thầy - ông đồ trốn chạy khỏi hoạ liên luỵ mới chân ướt, chân ráo đến An Thái, tác giả đã hoàn thiện "một quãng" tiểu sử nhân vật lịch sử. Đây là một nét lớn trong cảm hứng nhân đạo của tác giả - một mắt xích tạo nên tổng thể giá trị nhân đạo của tác phẩm bằng những nhân vật hoàn toàn hư tưởng (sẽ đề cập ở phần sau). "Có thể xem cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa là cảm hứng chính trong tiểu thuyết

"Sông Côn mùa lũ" (Phan Cự Đệ - tài liệu đã dẫn). Chính từ công việc khắc hoạ "nhân vật lịch sử" Nguyễn Huệ, tác giả đã tạo nên một Nguyễn Huệ "thế sự" mà vẫn "lịch sử". Đây là điều ít thấy ở những tác phẩm trước đó. Nguyễn Mộng Giác không dắt lịch sử đặt vào hiện tại mà nhảy vào vòng

lửa của lịch sử để thế sự hoá, làm cho nó sống động trước mắt người đọc. Sáng tạo một lớp học, Nguyễn Mộng Giác đã chi tiết hoá gương mặt của bảy học trò: hai anh em: Lữ, Huệ; Chinh, Lãng - hai con ông giáo; Thìn con ông tri áp; Tiến con ông Chánh tổng và Khải con ông biện An Thái. Sau buổi lễ khai tâm, lớp học có bảy học trò thì đã có tới năm bậc tuổi: 17, 16, 15, 14, 12 được coi là sàn sàn như nhau. Ông giáo nhanh chóng được tiến hành dạy học. Sự phân loại mặt bằng kiến thức bước đầu tiến hành, công việc này thể hiện tác giả am tường một lớp ghép của thầy đồ trong quá khứ. Nhân vật Huệ với tư cách là em út của gia đình được tác giả "thể hiện" ngay từ những buổi đầu. Huệ hiểu cái đưa mắt ngầm của Lữ, đi làm phận sự của em út, học trò (đun nước , pha trà). Hai anh em ăn uống sinh hoạt tại nhà thầy: riêng rẽ, không chung đụng. Huệ làm tròn bổn phận của người em. "Hằng ngày, việc nấu nước pha trà và cơm nước, Huệ phải lo. Điều đó tự nhiên, vì Huệ là em" (trang 100). Từ công việc thường ngày phải làm trọn phận sự của em út, học trò, tác giả đặt Huệ vào một " tình huống" tế nhị của tuổi vị thành niên khi gặp với An, (con gái thầy). Tạo ra tình huống này, Nguyễn Mộng Giác đã thế sự hoá nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ bằng một chi tiết rất đời thường. Con người thiên tài Nguyễn Huệ mà sử sách dù bị bẻ cong bởi quyền lực cũng phải thừa nhận là có tài "thần xuất, quỷ nhập, hăng tợn và giỏi cầm quân", "bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con", "giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn". Người từng làm cho trang lịch sử dân tộc sau bao năm Nam - Bắc phân tranh thu về một mối, người quét giặc Thanh

ra khỏi bờ cõi với lời hiệu triệu, hồi kèn xung trận vang vọng mãi ngàn thu.

" Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri, Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"

(Lịch sử lớp 7- NXBGD-H.2003)

Tầm vóc vĩ nhân lịch sử, Nguyễn Huệ hiển hiện cái ngập ngừng rất đời, rất thường trước người khác giới, "Huệ sang bếp nhà thầy nấu nhờ ấm nước sôi từ sáng sớm. Cậu sợ làm phiền gia đình thầy. Cậu cũng sợ gặp con gái thầy ở nhà bếp" (trang 100). Một tâm trạng của tuổi vị thành niên trước một người khác giới ở Huệ, tác giả thể hiện một cách tế nhị, ngọt ngào. Tâm trạng này không phụ thuộc vào thời gian, không phụ thuộc vào hai tiếng xưa và nay. Bởi nó là chất người trong mỗi con người - cái rạo rực mơ hồ của tuổi dậy thì. Chàng thiếu niên em út, học trò Nguyễn Huệ được tác giả khắc hoạ bằng một tâm trạng "hư cấu", tạo ra một thời niên thiếu của nhân vật lịch sử. Những trăn trở trong nội tâm nhân vật Huệ xem là một thành công của Nguyễn Mộng Giác. Giọng văn là lời kể, cũng là lời độc thoại nội tâm của nhân vật thể hiện khả năng tiểu thuyết của tác giả "Cho đến một ngày Huệ gặp An. Điều ghi dấu đậm, sâu vào cảm quan của cậu, khiến cậu gần như sững sờ, là cái dáng điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, linh động của An. Từ cách đưa ngón tay út lên vén nhẹ một mảng tóc loà xoà, cho đến cách đưa lưỡi liếm nhẹ lên môi trên, cách rót một tách nước trà, cách gật đầu nhận một lời chỉ bảo, tất cả, tất cả đều vừa độ cần thiết. Cử chỉ biểu lộ sự thân mật dịu dàng, đồng thời cũng giữ riêng cho An một sự bí mật tôn nghiêm. Huệ chưa bao giờ gặp sự hoà điệu như vậy giữa hai đòi hỏi gần như mâu thuẫn là sự cởi mở thân tình và sự gói ghém kiêu hãnh nơi một người con gái. Cậu cũng ngạc nhiên khi thấy cô gái có dáng điệu trang nhã và thân mật ấy còn giữ nguyên nét trẻ thơ trên khuôn mặt. Nước da ửng sáng trên đôi má bầu bĩnh. Cái môi trên mọng. Chỉ trừ đôi mắt buồn trước tuổi. Huệ nghĩ có lẽ nhờ đôi mắt ấy mà khuôn mặt và cử chỉ của An hoà hợp nhau, tiết ra một sức hấp dẫn đến lạ lùng. Cậu đau khổ công nhận giữa cái đẹp xa lạ ấy và mình có hố cách biệt trang nghiêm; cậu không thể nói gì

thêm, không thể phác một cử chỉ nhỏ, vì bất cứ hành động nào của cậu cũng trở thành vụng về, thừa thãi trước vẻ đẹp toàn bích ấy. Và lần đầu tiên trong đời, cậu thấy lúng túng, thất vọng cho sự vụng dại của mình" (trang 101). Tạo tình huống nghệ thuật, tình huống tiểu thuyết, tác giả chẳng những đã sáng tạo mà cũng là sự nhấn mạnh một tuyên ngôn về cái đẹp trong lẽ thường ở đời - Huệ và An, hai nhân vật: anh hùng và mỹ nhân. Sự rung động trong tâm hồn Huệ là sự rung lên của thói đa tình. Sự vụng dại đến "thất vọng" của Huệ như là một tất yếu không tránh khỏi vì "mỹ nhân tự cổ như danh tướng". Huệ như bị hớp hồn trước vẻ đẹp thôn dã hoá của An. Bản tình ca - tình yêu một phía, một sự "phải lòng" từ nơi Huệ và cũng chính từ cái tình huống đặc biệt này. Tác giả đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt giữa Huệ và An đến tận cùng của thiên truyện. Nguyễn Mộng Giác đã khai thác mối quan hệ giữa anh hùng và người đẹp, tạo dựng, phát triển nhằm thế sự hoá, tiểu thuyết hoá lịch sử mà vẫn rất lịch sử. Tình huống và tâm trạng của Huệ qua đoạn văn được xem là đầy chất thơ, chất điệu tâm hồn. Tác giả dụng ý xây dựng và dùng nhân vật An là sức hấp dẫn của thiên truyện ... "là mối tình (tưởng tượng) giữa Nguyễn Huệ và cô con gái ông giáo Hiến. Mối tình đó làm cho câu chuyện được thống nhất, lại qua đó tạo thêm những quan hệ khác làm sườn cho bộ truyện. An là cứu cánh của thiên truyện" (lời tác giả- cuối sách). Việc thế sự hoá nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ, tác giả đặt trong một trật tự tuyến tính về thời gian và đặt trong mối quan hệ đời sống tình cảm và đạo nghĩa: tình yêu và tình thầy trò. Mặc dù thế, thiên truyện không một chút vướng vào luận đề, giáo huấn. Có thể xem nhân vật Nguyễn Huệ được tác giả thế sự hoá theo hai nhánh chính: tình yêu, tình thầy trò đặt trong trật tự tuyến tính. Gia đình ông giáo Hiến là điểm hội tụ của việc thế sự hoá. Hai nhánh tình yêu và tình thầy trò như hiện tượng song tuyến. Tình thầy trò, đạo nghĩa thầy trò tạm kết thúc ở chương 48 của thiên truyện. Trong tư cách là học trò, Nguyễn Huệ xuất sắc

trong nhận thức và tự tin. Trước câu hỏi của thầy "các anh đã nhớ và hiểu hết chưa ?", Huệ trả lời rõ ràng dứt khoát "Dạ đã hiểu hết!". Học trò Huệ được ông giáo Hiến "phát hiện" những dấu hiệu của một tài năng lớn, niềm hy vọng lớn lao như là sự cứu cánh cho hoàn cảnh của ông. Ông hận Trương Phúc Loan "Uy thế của quốc phó lớn quá, tiền tài và thế lực át cả chúa". Mà đám con ông "Kiên đơn giản quá, ngoan ngoãn theo đường thẳng, không thể đi cùng cha vào những chuyện phức tạp quanh co. Chinh hời hợt quá, bao nhiêu tâm trí dồn cả lên bắp thịt. An và Lãng mẫn cảm quá, ông chỉ thấy chúng thích thơ. Mãi đến nay, ông mới gặp được Huệ"(trang 104). Huệ được thầy coi như là người san sẻ, người gửi gắm những tâm sự, những thiếu hụt như một tri kỷ "và vì mừng rỡ, ông giáo quên cả giới hạn của tuổi tác và kinh nghiệm sống của Huệ. Ông bắt Huệ đọc "Sử ký"(trang 104). Nguyễn Mộng Giác đã học trò hoá một Nguyễn Huệ thiếu niên qua bài giảng của thầy, dường như xuất phát từ một đạo lý của dân tộc "không thầy đố mày làm nên", đạo lý "tôn sư trọng đạo" của dân tộc. Bài giảng "tựa truyện du hiệp" trong sử ký, bài giảng mang ý nghĩa về chính đạo, lẽ hưng phế, bậc chân nhân, lẽ tôi trung, tiết tháo nhà Nho..., đối lập với những oan trái, những thực tại mà chính ông giáo Hiến đang hứng chịu. "Hoá ra bao nhiêu tứ thư, ngũ kinh ông thuộc làu làu thời trai trẻ, lấy đó làm nền cho chí hướng và hành động chẳng qua chỉ là thứ bài trí hoa hoè nơi dinh thự bọn quyền thế. Tua chỉ điều cột nơi chuôi kiếm vấy máu của kẻ cướp lớn. Hạt trân châu đính trên mũ của kẻ ngồi kiệu. Cái quạt hoa che giấu những cái liếc mắt đĩ thoã... còn gì nữa... trời hỡi ! cái gì đẩy ta đến tận bờ vực của phạm thượng thế này ! Không giật mình dừng lại kịp, ta sẽ lạc về đâu ? chỉ vì giận tên Trương Tần Cối, uất cho cái chết thê thảm của bạn và cuộc đời long đong bấy lâu nay mà ta nghi ngờ đến cả chân lý vĩnh cửu, quật đổ nhân nghĩa hay sao? " (trang 105). Ông giáo Hiến tìm và coi Huệ như một sự đồng điệu. Trước những trái ngang cuộc đời như mặt trái của sách vở,

ông giáo không bứt ra khỏi được cái vòng luẩn quẩn giữa cao thượng sách vở với thấp hèn, đê mạt của thực tại. Song cũng chính ông tự "giật mình dừng lại kịp". Chính cái giật mình để hành động theo lời sách vở đã tạo nên một ông giáo Hiến bảo thủ, cố hữu với thuyết lý Nho gia trước vòng xoáy của lịch sử. Nhân vật Huệ đã tiếp thu chính cái điểm mà người thầy không dám vượt khỏi. Huệ xem xét lại cái chân lý sách vở với thực tiễn cuộc sống đầy biến động của thời đại. Tác giả đã sáng tạo một Nguyễn Huệ vụt lớn dậy trong nhận thức từ bài giảng "tựa truyện du hiệp", xem xét lại trật tự xã hội, tầm nhìn chiến lược về thời cuộc khác hẳn với thầy, ông giáo Hiến - con người của sách vở là nạn nhân của lý thuyết sách vở. Cuộc đời là mặt trái của sách vở. Mặt trái ấy, đã làm xuất hiện trong ông giáo khối mâu thuẫn không giải thoát được. Trái lại, khi tiếp xúc với sách vở, Huệ cứ trăn trở mãi cái triết luận trong tựa truyện"Du hiệp" "ăn trộm lưỡi câu thì chết chém... Ăn trộm nước người thì phong hầu. Cửa nhà hầu nhân nghĩa thiếu gì đâu". Nhận thức của Huệ về thế cuộc thật đơn giản mà cũng thật lớn lao: làm nên nghiệp lớn như là "kẻ trộm lớn" - "trộm nước người". Thiếu là thiếu nghiệp lớn để ban phát nhân nghĩa mà trở thành "kẻ trộm lớn" chứ không thèm ăn trộm lưỡi câu. "Thèm ăn cá mà chỉ dám ăn trộm lưỡi câu thì tội nghiệp". Thế sự hoá nhân vật Huệ, Nguyễn Mộng Giác đã đặt nhân vật trong tư thế học trò, trang bị cho nhân vật cách nhìn xa để đi xa hơn trong tư thế của một nhân vật lịch sử lừng danh. Nguyễn Mộng Giác đã lấp những "điểm trắng" của lịch sử về nhân vật lịch sử một cách hợp lý. Điều đáng ghi nhận là sự hợp lý của "điểm trắng" lại rất hợp với cội nguồn của đạo lý dân tộc - sự hiếu học, tôn sư trọng đạo. Vị thế được thế sự hoá - Nguyễn Huệ học trò cũng nhanh chóng dừng lại vừa để đảm bảo tính cần và đủ trong việc thế sự hoá nhân vật vừa là bám chắc chủ điểm - Sông Côn đang mùa lũ. Việc học hành khép lại vì "lũ" đã tràn bờ, sông dâng nước. Mọi việc đều gián đoạn vì "lũ" sông Côn.

* * *

Nhân vật Huệ còn được tác giả thế sự hoá bằng mối quan hệ với nhân vật hoàn toàn "hư cấu" là An. Mối quan hệ này xét về nội dung của bộ truyện có tác dụng trữ tình hoá chất lịch sử của thiên tiểu thuyết lịch sử, nên nó đòi hỏi sự cẩn trọng của nhà tiểu thuyết. Mối quan hệ trên đặt nhân vật lịch sử, Nguyễn Huệ trong một tư thế mong manh và chông chênh như đi trong cái ranh giới giữa thế sự và lịch sử. Nguyễn Huệ trong đời sống với tư cách là một con người và một Nguyễn Huệ tầm vóc vĩ nhân lịch sử. Nhân vật An hư cấu hoàn toàn thuộc về tiểu thuyết, nhân vật An có tính cách, có số phận riêng. Xây dựng mối quan hệ Huệ - An đến độ "cá nước duyên ưa" sẽ đẩy nhân vật Huệ trở thành sản phẩm được lãng mạn hoá bằng cảm quan của người viết. Nhân vật An có số phận riêng còn có nghĩa là có đời sống thật như một con người thật ngoài cuộc đời. Không tỉnh táo tác giả sẽ sa vào cuộc tình tay ba: Huệ - An - Lợi mang màu sắc hiện đại hoá. Hoặc là, tác giả tô đậm mối tình tay ba Huệ - An - Lợi trăn đi, trở lại trong tác phẩm. Giữa Huệ và An, tác giả đã có điểm dừng trong mối quan hệ đặc biệt này.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại (Trang 28 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)