Chất liệu tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ"

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại (Trang 54 - 108)

2. Chất liệu tiểu thuyết nhân vật tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ"

2.1.Chất liệu tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ"

Viết "Sông Côn mùa lũ", Nguyễn Mộng Giác trả lời phỏng vấn "ý định ban đầu, như thế, là "viết về tâm trạng mình trong những năm nhiều biến chuyến sau tháng 4/1975. Chọn thời gian là thời Tây Sơn vì đấy là thời kỳ cũng có nhiều biến động dữ dội, thời kỳ giới nho sĩ, trí thức cả đàng Trong lẫn đàng Ngoài đều bị đặt trước những thử thách sinh tử. Khi định rõ được chủ định của tác phẩm, tôi bắt đầu tìm đọc tất cả các tài liệu lịch sử liên quan đến thời Tây Sơn. Càng đọc tôi càng thấy lịch sử thời Tây Sơn quá đa dạng, phong phú và tầm nhìn của tôi cũng mở rộng ra. Chủ đích ban đầu là "tâm trạng trí thức thời loạn" trở thành chật hẹp. Tôi muốn tái hiện toàn cảnh giai đoạn lịch sử ấy, từ chốn triều đình đến thân phận những người dân ở cùng đáy, từ lúc phong trào Tây Sơn khởi dấy cho đến lúc Nguyễn Huệ

mất". (lời cuối sách). Như thế là "Sông Côn mùa lũ" được khai sinh với một diện mạo có quy mô rộng lớn, trong đó bình diện tiểu thuyết - chất sáng tạo, hư cấu của tác phẩm được tác giả đặc biệt chú trọng. Có lẽ cũng vì thế mà bàn tới "Sông Côn mùa lũ" có nghĩa là ta phải chú trọng bàn tới cái bình diện hư cấu mang tính tiểu thuyết. Tuyến hư cấu của tác phẩm theo quan niệm của tác giả "Tôi muốn tái hiện toàn cảnh giai đoạn lịch sử ấy, từ chốn triều đình đến thân phận những người dân ở cùng đáy..."(lời tác giả-cuối sách). Những nhân vật không góp mặt trong sách của sử gia sẽ được tác giả "sáng tạo" hoàn toàn. Những nhân vật của sử gia sẽ được tác giả lấp những điểm trắng, tiểu thuyết hoá ở mức độ "về các nhân vật lịch sử, tôi tôn trọng những gì lịch sử đã ghi về họ" (lời tác giả). Chủ ý của tác giả ban đầu "tâm trạng của trí thức thời loạn" qua trả lời phỏng vấn là một tâm điểm của tiểu thuyết "Sông Côn mùa lũ". Tuyến nhân vật trí thức được tác giả thể hiện với hai cấp độ: nhân vật trí thức trong bình diện lịch sử và trí thức trong bình diện tiểu thuyết - hư cấu sáng tạo. Cấp độ bình diện tiểu thuyết - hư cấu, thế sự, Nguyễn Mộng Giác đã hư cấu ông giáo Hiến. Cũng chính từ nhân vật hư cấu này, tác giả đã cho xuất hiện những gương mặt ở những vị trí khác nhau của lịch sử: những đứa con ông giáo Hiến, những quan hệ của ông giáo Hiến với những nhân vật khác. Ông giáo Hiến là nhân vật của lao động nghệ thuật, vì thế "tâm trạng của trí thức thời loạn" sẽ và phải được tác giả gửi gắm, thông qua nhân vật này để thực hiện cái chủ ý ban đầu như là nhất thành, bất biến. Trong tác phẩm, Nguyễn Mộng Giác đã thể hiện trí thức thời loạn như là sự phân nhánh: nhánh thế sự tiểu thuyết và nhánh lịch sử như nó vốn có. Bàn về "Trí thức thời loạn" trong "Sông Côn mùa lũ" tức là bàn về hai nhánh này. Tác giả trình bày hai nhánh trong tác phẩm như là sự biệt lập. Nhánh hư cấu - tiểu thuyết dừng lại ở chương 48 phần III của thiên truyện - cái chết của ông giáo Hiến. Nhánh lịch sử vươn xa hơn và dừng lại ở chương 94. ở góc độ tiểu thuyết, ông giáo Hiến hoàn toàn là kết

quả lao động nghệ thuật. Những nỗi niềm của ông giáo Hiến cũng là sự gửi gắm "nghệ thuật" và cả nỗi niềm, tâm sự của tác giả về thời gian quá khứ, làm cầu nối qua nhân vật với hiện tại. Từ tâm điểm "trí thức thời loạn" với nhân vật ông giáo Hiến, Nguyễn Mộng Giác đã làm nảy sinh những tâm điểm khác, tạo nên những khía cạnh khác của chủ đề tác phẩm. Nhân vật trung gian, hình tượng người phụ nữ, đám dân chúng là những chất tiểu thuyết thể hiện sinh động "thế sự" của một thời quá vãng. Chất liệu tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ" được Nguyễn Mộng Giác thể hiện như một đối trọng với chất liệu lịch sử trong mối quan hệ đặc biệt "thế sự là da thịt của tiểu thuyết lịch sử cũng như lịch sử là xương cốt của tiểu thuyết lịch sử" (lời tác giả-cuối sách). Việc bàn "tâm trạng trí thức thời loạn" trong tác phẩm đương nhiên là phải đề cập tới hai nhánh nhân vật trí thức như trên đã trình bày. Chất "thế sự" đầy đủ của "Sông Côn mùa lũ", bên cạnh nhân vật trí thức là những nhân vật trung gian, người phụ nữ, đám dân chúng ta không thể không bàn tới.

2.2. Nhân vật tiểu thuyết trong "Sông Côn mùa lũ".

Trước hết là "trí thức thời loạn"hoàn toàn hư cấu, sáng tạo, chất tiểu thuyết triệt để trong tác phẩm - ông giáo Hiến. Ông giáo Hiến là nhân vật của nghệ thuật tiểu thuyết. Tác giả xây dựng ông giáo Hiến là nạn nhân của một trật tự xã hội đã mục ruỗng. Sự lộng hành, tàn bạo của Trương Phúc Loan dẫn đến cái chết của của Trương Văn Hạnh, vì sợ liên luỵ mà ông giáo Hiến đưa cả bầu đoàn thê tử trốn chạy khỏi Phú Xuân. Nguyễn Mộng Giác đã căn cứ vào sự kiện lịch sử để đặt nhân vật ông giáo Hiến trong hoàn cảnh xuất hiện hợp lý: lô gíc sự kiện lịch sử và thế sự. Từ Phú Xuân, ông giáo xuôi về phương Nam - An Thái, về với người anh cùng cha khác mẹ của bà giáo. Cả đời, họ chưa đến nhà nhau nên cái đích An Thái cũng như là một điểm đến vô định, phù hợp với cảnh xiêu giạt, chạy trốn. Không

gian sáng tạo của tác giả đặt trong trời mưa tầm tã, các dòng sông trên đường xuôi Nam đang bồi hồi dâng nước. Nước mưa trời hay chính mưa của thời cuộc đang dâng nước làm phổng phao dòng sông đời báo hiệu những dòng lũ sẽ tràn bờ. Xuyên qua màn mưa, vượt đèo, ngủ tạm vật vờ, xuôi dòng cửa Hội, những chặng đường gia đình ông giáo Hiến đi qua, cảnh tượng của cuộc sống diễn ra cũng chẳng một chút bình yên. Nào là cảnh cấm đường theo lệnh quan quốc phó. Nào là cảnh thuế khoá đánh đò ngang, đò dọc quá nặng. Đến nỗi, người chèo đò cũng hết đường sinh nhai. Cảnh chụp giật của lũ đầu bếp nhà quan tả ngoại "chúng chụp ngay liễn mắm. cả chợ lại cười, nghĩ các ngài hầu cận quan tả đùa dai. Mãi đến lúc chúng đi rồi... mà ai ngờ đâu được là quan tả ngoại chỉ ăn được có món mắm vãnh hở trời" (trang 17). Nào là cảnh ngăn sông "Chắc chắn cửa Mù U đóng" (trang 22). Trở đi rồi lại lộn trở về, đường thuỷ cấm ngặt, ông giáo cùng gia đình vượt đèo Hải Vân vào Nam - Quy Nhơn. Song cái cảnh đường rừng cũng nhộn nhạo không kém con đường thuỷ đầu sông cuối bãi "ngay ở dưới chân đèo, có một xóm dân chài độ vài chục nóc nhà... đột nhiên cả xóm lao xao náo loạn. Người này ơi ới đi gọi người kia. mẹ hớt hải khóc mếu đi tìm con. Đàn ông vác những cái bọc cột sẵn chạy ra phía bờ biển ! Không đầy một khắc cả xóm đã trở thành một bãi hoang vu như có một cơn lốc dữ dội thổi qua vậy. Cửa sổ, liếp ở các ngôi nhà lá đều chống lên, bên trong đồ đạc không còn gì." (trang 28). Cảnh nhốn nháo ấy vì có "đám bụi mù trên đường quan" là do "công sai đã về đấy". "Quan dịch đi đông, bắt phu không đủ, người ta phải vào lùng bắt từng nhà. Nếu không có người thì trong nhà có thứ gì, quan đều tịch thu hết" (trang 28). Giữa thanh thiên bạch nhật, dân sợ quan hơn sợ phường lục lâm, thảo khấu. Nơi bìa rừng Ngãi Lĩnh, thâm sơn, cùng cốc, dân cũng không yên ổn. Ông giáo Hiến còn có An Thái xa xôi để trốn chạy. Những người dân nơi chân núi, bìa rừng đành phải sống "ngày đêm chỉ lo chui rúc giấu mình như lũ chuột"(trang 28). Nơi bìa rừng,

chân núi đã thế, đỉnh đèo cũng chẳng yên ổn hơn. Thấy bóng người, những người dân vô tội phải trốn chạy vì sợ quan dịch đến bắt phu, bắt lính, cướp bóc. Qua giọng nói vẫn còn chưa hết hẳn sợ hãi. "- Phải lo xa các ông ạ! Mới buổi sáng đây, các "ngài" cần thêm người khiêng võng. Có đứa xấu miệng mách lẻo cho các ngài biết thằng Mười còn sống chung với hai vợ chồng già chúng tôi. Thế là,... các ông thấy đấy cái quầy mất đi một chân"(trang 32). Cảnh tượng trên đường xuôi Nam của ông giáo Hiến và cả ông nữa là kết quả của lao động nghệ thuật, là sáng tạo của tác giả. Đối thoại với lịch sử, tác giả dàn dựng cảnh khốn cùng của một ông đồ bị cái vạ liên luỵ, của những người dân vô tội bị "thần cùng", "thần khó" đẩy đến cuối con đường đói khổ lại thêm quan dịch hoành hành, khiến cho dân sợ quan hơn sợ cướp rừng, cướp biển. Người dân không được sống yên thân. Mở đầu tác phẩm, điểm xuất phát của cả thiên truyện, tác giả bắt đầu bằng cái nhìn nhân đạo, cảm thông trước những thân phận thấp cổ bé miệng. Ông giáo và dân đen là đồng nạn nhân của một chế độ hà khắc, chế độ quan lại lộng hành, coi mạng dân không bằng cỏ rác. Dù là đối thoại với quá khứ và là sự hư cấu song ngay từ mở đầu tác phẩm, nhà văn đã thể hiện thái độ phê phán dù không có một lời bình nào. Phải chăng xây dựng cảnh khốn cùng của đám dân đen cũng không được sống yên để gặm nhấm nỗi nghèo, Nguyễn Mộng Giác chuẩn bị cho những trận mưa đời xối xả bằng nước mắt, bằng sự khốn cùng để có một dòng sông đời dâng lũ, dòng sông Côn chuyển nghĩa. Lũ đời phải dâng lên để cuốn đi những gì mà lẽ đời đơn giản cũng không thể chấp nhận được.

Cuối nẻo đường trốn chạy về phương Nam của gia đình ông giáo Hiến là An Thái, địa danh đầy cầu mong: sự yên ổn, thái bình. Đặt chân tới An Thái, gia đình ông giáo Hiến lâm ngay vào cảnh túng quẫn: tiền sắp hết, bà giáo ốm nặng, đông miệng ăn, không thước đất cắm dùi, vô nghề nghiệp. Lại thêm nạn cướp cạn ban ngày: ông xã trưởng muốn mua rẻ "hoặc biếu

không càng tốt một cái quạt tàu"(trang 63), một xã trưởng khác " Hắn bằng lòng không nghi ngờ gì nữa, nếu ông giáo bằng lòng bán cái áo đoạn cho hắn"(trang 64) Rồi đến chánh tổng thừa hành quan tri huyện đến lấy đi cái chăn nhiễu lục vì "... Bà huyện không ăn, không ngủ nổi, nếu không thấy được cái chăn nhiễu lục nó sang, nó đẹp đến mức nào" (trang 64). Còn sót lại một chút tanh tao, ruồi đã đổ đến. Mất của lại bị xỉ nhục bởi sự phách lối của xã trưởng, chánh tổng, ông giáo Hiến còn phải chuốc thêm "... dân An Thái hối hận đã đến cất giùm nhà cho ông giáo" (trang 63). Ông giáo - trí thức là nạn nhân tội nghiệp của lũ cướp ngày, giữa cái buổi được coi là "thái bình", chưa có loạn ly, song những cơn lốc đời luôn nổi lên khiến những thân phận xiêu vẹo trong vị thế xã hội luôn phải oằn mình hứng chịu. Cái nhìn nhân đạo của tác giả thật đáng ghi nhận. Vừa đi qua những cơn lốc đời, gia đình ông giáo tạm ổn, thì lại lâm vào cảnh thương tâm - sự ra đi của bà giáo - cảnh tử biệt. Sự ra đi của bà giáo khép lại một kiếp người, người đàn bà không tên được bù lại bằng nghề nghiệp của chồng - bà giáo. Cô hàng cơm hến năm xưa làm vợ, làm mẹ, làm kiếp người lam lũ, tần tảo, đi ra từ cõi hư vô, làm tròn bổn phận của một kiếp phù sinh rồi trở về cõi hư vô. Bữa cơm chia buồn với tang quyến diễn ra trong cái ồn ào: lời kể, lời bàn tán về vụ cướp giàn truyền thống với hai cái chết thương tâm: một bị dập lá lách, một bị vỡ đầu. "Bữa cơm trưa có nhiều tiếng cười hể hả và đám đàn bà sống giữa vùng đất chuộng võ từ tấm bé, không hiểu nổi sự quyến rũ của bạo lực, nhìn đám mâm chén ngả nghiêng với đôi mắt chịu đựng và khoan thứ" (trang 80). Rồi việc an táng bà giáo "cử hành" "ngay buổi chiều hôm ấy", vội vã như chôn cất thi hài của dịch bệnh, của người quá cố vì tai nạn rủi ro. Đám tang của bà giáo dường như được Nguyễn Mộng Giác thực hiện một điểm nhấn về vị thế của trí thức trong cái thời buổi nhiễu nhương - "mùa lũ". Cái đau của kẻ bụng đầy chữ mà chẳng làm được gì cho người bạn đời của mình mát mặt cả đến tận lúc: nhắm mắt

xuôi tay. Ông giáo không chỉ được sáng tạo trong cái thế: trốn chạy khỏi liên luỵ mà còn được đặt trong cái nghèo, cái tủi. Trong đầu người có học, trong nhân cách, những điều này không dễ gì nguôi ngoai được. Tồi tệ hơn, nó sẽ không gặm nhấm mà trái lại luôn dằn vặt, cồn cào, dữ dội, giằng xé. Trước những cơn lốc đời, mưa đời, màn đêm đời, kẻ ít học bị đè nén, bóc lột, bần cùng hoá chỉ có một nỗi đau mưu sinh, miếng cơm manh áo; kẻ có học "trí thức" còn có thêm một nỗi đau: nhân cách và lương tâm bị xúc phạm, bị xỉ nhục. Đây phải chăng là cái đồng giao, đồng cảm của tác giả với lớp người mang danh trí thức mà thực chất là nạn nhân khốn nạn nhất của thế cuộc (đương nhiên là thế cuộc trong quá khứ lịch sử). Sau cái chết của bà giáo, con ông giáo lớn có: Kiên đã 21 tuổi; bé có "Đứa thứ nhì mới 15 . Đứa thứ ba con gái. Đứa thứ tư mới 11 tuổi, nó đứng kia kìa. Cháu nhỏ nhất còn bé, mới lên ba" (trang 63), thì ông vẫn lâm vào "cảnh gà trống nuôi con", vì lớn không nghề nghiệp, bé cần nuôi dưỡng. Xem ra, gia cảnh quá éo le, ông giáo đã bị thần cùng gõ cửa và truy đuổi rồi. Vừa mới hứng chịu cảnh tử biệt, ông giáo lại hứng thêm cái hoạ sinh ly. Vì gia cảnh quá neo đơn, lại chưa ổn cư, ông giáo trì hoãn việc "đầu binh" của Kiên, gửi con lên Tây Sơn thượng. Thế là, bốn tiếng đáng sợ nhất của đời người đã đổ sập xuống đầu ông giáo - tử biệt, sinh ly. Bị chà xát bởi miếng cơm manh áo thường nhật, bị đau đớn đến tột cùng về tinh thần: nhân cách, nhân phẩm, lương tâm bị xúc phạm, bị xỉ nhục bởi cường quyền, bởi "số mệnh" bị dòng đời xô đẩy, song với thiên chức làm thầy, ông giáo Hiến vui vẻ nhận dạy cho đám học trò chỉ vẻn vẹn bảy đứa, trong đó đã có hai đứa là con ông. Tâm ông trong buổi lễ khai tâm vẫn toả sáng một nhân cách của một trí thức nho học chân chính "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (Mạnh Tử), của một bậc sĩ quân tử theo đòi cửa Khổng, sân Trình. Phải chăng đây là một lần nữa, Nguyễn Mộng Giác muốn nhấn thêm: người trí thức trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù cuộc sống

bị dồn nén, truy đuổi đến tình thế đường cùng, ngõ cụt vẫn luôn lấp lánh một cái tâm sáng mà người xưa gọi là "tiết tháo". Trong lễ khai tâm trang nghiêm ,"lòng ông tự nhiên hồi hộp. Ông nhớ đến cái cảm giác khinh khoái rộn rã những lần ông đứng như thế này trong đời. Lòng tin ở Đấng vạn thế sư biểu mạnh mẽ đến nỗi ông nghĩ, vào giờ phút khai tâm thiêng liêng ấy, cửa minh đức sẽ mở, đời có thêm vài bậc quân tử và bớt đi vài tên tiểu nhân" (trang 98). Từ cõi sâu thẳm của tâm thức, ông giáo Hiến luôn hướng tới một cái gì tốt đẹp, một tiêu chí có tính chuẩn mực về nhân cách, nhân phẩm, lương tâm. Ông có một niềm tin vào những thuyết giáo của đạo Nho. Đây cũng chính là điểm tựa của lòng trung. Trước dòng thời cuộc, chính những gì thuộc về ông, của ông trong hiện tại đã khiến ông bước đầu có

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại (Trang 54 - 108)