14.1. CÂU HỎI VÀ ÔN TẬP.
1. Nêu ưu điểm của phương pháp permanganat. Có thể xác định được các chất khử khi có mặt ion Cl- trong dung dịch được không? Tại sao?
2. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng FeCl3?
3. Trình bày nguyên tắc xác định Ca2+ bằng phương pháp permanganat, viết phương trình phản ứng minh họa, lập công thức tính lượng Ca có trong mẫu khi chuẩn độ hết Vml dung dịch KMnO4 nồng độ N?
4. Chất chỉ thị oxy hóa khử, yêu cầu của chất chỉ thị trong chuẩn độ oxy hóa khử là gì?
5. Có thể dùng diphenylamin làm chất chỉ thị để chuẩn độ Fe2+ bằng bicromat được không? Tại sao?
6. Giải thích quá trình xác định Cu2+ bằng phương pháp iot-thiosunfat?
7. Nêu nguyên tắc chuẩn độ ion kim loại bằng phương pháp chuẩn độ complexon?
8. Các loại chỉ thị trong phương pháp chuẩn độ complexon?
9. Nêu ý nghĩa của việc chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ ngược và chuẩn độ thay thế trong phương pháp complexon? Cho ví dụ minh họa?
10. Ý nghĩa của dung dịch đệm trong phương pháp chuẩn độ complexon? Tính lượng muối NH4Cl (gam) và số ml NH4OH có nồng độ 27,33%, d = 0,9 (14,44M) để pha 1 lít dung dịch đệm có tổng CA và CB bằng 1M và pH = 10.
11. Nêu nguyên tắc chuẩn độ Cl-, Br- bằng phương pháp MO? Sử dụng dung dịch K2Cr2O4 làm chất chỉ thị có những ưu điểm và nhược điểm gì? Tại sao?
12. Nêu nguyên tắc xác định Cl-, Br-, I- bằng phương pháp Fajans? Cơ chế đổi màu của chất chỉ thị Fluoretxein và Eosin, điều kiện áp dụng chúng.
13. Nguyên tắc xác định Br-, I-, SCN- bằng phương pháp Volhard? Nếu xác định Cl- bằng phương pháp này cần phải làm gì? Tại sao?
14. Nêu các cách xác định gián tiếp SO42- bằng phương pháp complexon?