2.1.1.1. Về số lượng và cơ cấu lao động xuất khẩu
- Về số lượng:
Từ năm 1986 đến năm 2008, nước đưa được 855.048 lao động đi làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó lao động nữ là 36,38%. Số lượng lao động đi làm việc nước ngoài giai đoạn 2001 - 2005 tăng hơn gấp 3 lần so với giai đoạn 1996 - 2000, những năm gần đây mỗi năm đưa được hơn 80.000 người. Những năm 1986 - 1990, lao động Việt Nam chủ yếu sang làm việc tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô; từ năm 1991 đến nay, lao động Việt Nam được đưa đi làm việc tại tất cả các nước có nhu cầu sử dụng lao động theo cơ chế thị trường, chi tiết số lượng lao động xuất khẩu qua các giai đoạn như trên bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số lượng lao động xuất khẩu thời kỳ 1986 - 2008
Đơn vị tính: người Giai đoạn 1986 - 1990 Giai đoạn 1991 - 1995 Giai đoạn 1996 - 2000 Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2008 Năm Số lượng Năm Số lượng Năm Số lượng Năm Số lượng Năm Số lượng 1986 9.042 1991 1.020 1996 12.959 2001 36.168 2006 78.855 1987 46.098 1992 810 1997 18.470 2002 46.122 2007 85.020 1988 71.535 1993 3.960 1998 10.740 2003 75.000 2008 86.990 1989 40.618 1994 9.230 1999 21.810 2004 67.447 1990 21.010 1995 10.050 2000 31.500 2005 70.594 Tổng 188.303 Tổng 25.070 Tổng 95.479 Tổng 295.331 Tổng 250.865
- Về cơ cấu lao động xuất khẩu:
Từ năm 1991 - 2009, lao động Việt Nam đến làm việc ở khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng cao nhất là 58,73% và tương đối ổn định, tiếp đến là Malaysia; các nước khu vực vùng Vịnh ta mới mở thị trường nên số lượng đưa đi còn khiêm tốn, thị trường Đông Âu và CHLB Nga chưa được khôi phục.
Cơ cấu lao động xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 1991- 2009, xem bảng 2.2.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động xuất khẩu thời kỳ 1991 - 2009
TT Nước tiếp nhận Tỷ lệ (%) TT Nƣớc tiếp nhận Tỷ lệ (%)
1 Đài Loan 33,97 6 UAE 1,66
2 Ma-lai-xi-a 30,66 7 Ả rập xê út 0,85
3 Hàn Quốc 16,81 8 CH Séc 0,34
4 Nhật Bản 7,02 9 Ma cao 0,93
5 Cata 1,74 10 Các nước khác 6,02
Tổng cộng 100
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009).
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với hơn 30 ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau; trong đó: lao động đã qua đào tạo và có tay nghề cao chiếm tỷ trọng nhỏ (22,52%), lao động công nghiệp chế tạo, dệt may chiếm tỷ trọng lớn (62,56%), lao động làm việc trong những nghề đòi hỏi tiếng Anh tốt như nhà hàng, khách sạn chiếm tỷ trọng rất thấp, số còn lại là lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người già.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề giai đoạn 1996 - 2008
TT Ngành nghề Tỷ lệ (%)
1 Công nghiệp chế tạo 62,56
2 Giúp việc gia đình, hộ lý và chăm sóc người già 19,73
3 Xây dựng 7,55
4 Thuyền viên tàu cá 4,78
5 Vận tải biển 3,24 6 Ngành nghề khác 1,08 7 Nông nghiệp 0,75 8 Dịch vụ nhà hàng, khách sạn 0,28 9 Vận tải bộ 0,03 Tổng Trong đó: Lao động lành nghề 100 22,52 Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009).
Từ số liệu trên đây, có thể đánh gia khái quát về số lượng và cơ cấu lao động xuất khẩu giai đoạn 1991 - 2008:
Một là, số lượng lao động xuất khẩu tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 3 lần.
Hai là, tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn sau thấp hơn giai đoạn trước.
Ba là, thị trường lao động chủ yếu là Đông Á, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề hoặc có tay nghề cao chiếm tỷ trọng thấp.
2.1.1.2. Về tài chính
- Thu nhập bình quân của người lao động:
Thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong những năm gần đây khoảng 550 USD/tháng; sau khi hoàn thành hợp đồng 2 năm, mỗi lao động có thể tích lũy được 7.000 - 12.000 USD tùy theo ngành nghề và quốc gia đến làm việc.
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị tính: USD/người/tháng TT Nƣớc 2004 2005 2006 2007 2008 1 Đài Loan 550 - 600 550 - 600 550 - 600 650 - 700 650 - 700 2 Hàn Quốc 700 - 750 750 - 800 800 - 850 850 - 900 950- 1.100 3 Nhật Bản 700 - 800 700 - 850 750 - 850 850 - 950 950- 1.000 4 Libi 150 - 200 150 - 200 150 - 200 150 - 200 200 - 300 5 Lào 100 - 150 100 - 150 100 - 150 100 - 150 200 - 250 6 Malaysia 120 - 170 120 - 170 120 - 170 120 - 170 200 - 300 7 Vùng Vịnh 200 - 250 200 - 250 200 - 250 200 - 250 Bình quân 400 450 500 550 600
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009).
- Tiền chuyển về nước:
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM), tiền chuyển về nước qua con đường chính thức là lượng tiền chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính, có thống kê được, còn tiền chuyển về nước bằng các cách khác nhau được gọi là không chính thức. Hàng năm,WB công bố số liệu thống kê chuyển tiền về nước của người di cư trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có thống kê khoản tiền chuyển về nước của người lao động.
Tiền chuyển về nước của người Việt Nam ở nước ngoài và của lao động, xem bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tiền của người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về nước
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng số chuyển về 3.200 4.000 4.800 5.500 5.500 Lao động chuyển về 1.600 1.700 1.800 1.900 1.900
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động, Thương binh và Xã hội (2009).
Số liệu trên bảng 2.5 cho thấy hàng năm XKLĐ mang về hơn 1,5 tỷ USD góp phần cân bằng chênh lệch cán cân xuất khẩu ròng, làm tăng GNI.
2.1.1.3. Về hiệu quả kinh tế, xã hội
- Mức sinh lợi của XKLĐ:
Dựa trên nguồn số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về thu nhập bình quân tháng của 1 lao động làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam một số năm, ta có thể đánh giá mức sinh lợi của XKLĐ qua bảng 2.6.
Bảng 2.6: Thu nhập bình quân 1 năm của lao động làm việc tại các KCN, KCX ở Việt Nam và ở nước ngoài
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2004 2005 2006 2007
1 Làm việc trong nước Tr. VNĐ 11.880 12.984 16.728 18.516
Làm việc trong nước USD 754 818 1.039 1.149
2 Làm việc ở nước ngoài USD 4.800 5.400 6.000 6.600
Tỷ giá VNĐ/USD 15.749 15.875 16.101 16.114
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009).
Hệ số sinh lợi của lao động ra nước ngoài làm việc là chỉ số cho biết số tiền sẽ kiếm được nhiều hơn do ra nước ngoài làm việc so với làm việc trong nước với cùng một nhóm ngành nghề. Qua bảng 2.6, ta xác định được mức sinh lợi bình quân của lao động xuất khẩu trong hai năm 2006, 2007 là 8,046 lầnso với trong nước.
- Mức tiết kiệm vốn đầu tư, tạo việc làm:
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2007, suất đầu tư cho một việc làm mới tại Việt Nam qua số năm như trên bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Vốn đầu tƣ cho việc làm mới giai đoạn 2004 - 2007
Năm Vốn đầu tư phát triển Số việc làm Suất đầu tư (Tr.đ/người) Số tiền (Tr.đ) Tăng (Tr.đ) Người Tăng (người)
2003 239.246.000 40.573.800
2004 290.927.000 51.681.000 41.586.300 1.012.500 51,04 2005 343.135.000 52.208.000 42.526.900 940.600 55,50 2006 404.712.000 61.577.000 43.338.900 812.000 75,83 2007 521.700.000 116.988.000 44.171.900 833.000 140,44
Mức độ tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm từ XKLĐ được xác định trên cơ sở công thức: Ms = mj.OE
Trong đó:
- Ms: là mức tiết kiệm đầu tư tạo việc làm hàng năm;
- mj: là suất đầu tư bình quân cho một việc làm trong nước năm j; - OE: là số lượng lao động bình quân làm việc ở nước ngoài hàng năm; - j: là năm nghiên cứu.
Chỉ tiêu này cho biết, XKLĐ đã tiết kiệm được bao nhiêu vốn cho đầu tư tạo việc làm, làm tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển khác hoặc đầu tư để giải quyết việc làm trong nước. Theo số liệu trên bảng 2.1 và 2.7, ta có mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm giai đoạn 2004 - 2008, xem bảng 2.8.
Bảng 2.8: Lượng vốn tiết kiệm cho tạo việc làm từ xuất khẩu lao động
Năm Số lượng lao động
XK (người)
Suất đầu tư cho 1 chỗ làm việc (Tr.đ)
Khoản tiết kiệm (Tr.đ)
2004 67.447 51,04 3.442.495
2005 70.594 55,50 3.917.967
2006 78.855 75,83 5.979.575
Số liệu trên bảng 2.8 cho thấy, hàng năm XKLĐ tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư tạo việc làm mới.
- Mức gia tăng thu nhập quốc gia (GNI):
XKLĐ làm tăng GNI bằng việc làm tăng GDP thông qua phí dịch vụ XKLĐ, phí các dịch vụ phụ trợ XKLĐ và là lượng tiền chuyển về nước. Tuy nhiên, do không có nguồn số liệu về phí dịch vụ XKLĐ và phí dịch vụ hỗ trợ XKLĐ; do đó, có thể coi số lượng tiền lao động chuyển về nước là mức gia tăng tối thiểu GNI như trên bảng số 2.5.
- Tỷ trọng lao động xuất khẩu trong số lực lượng lao động xã hội:
Tỷ trọng lao động đang làm việc ở nước ngoài hàng năm phản ánh khả năng giải quyết việc làm nước ngoài trong quản lý nhà nước về XKLĐ.
Theo số liệu thống kê, ta có tỷ trọng lao động xuất khẩu so với tổng số lao động thời kỳ 2004 - 2008 qua bảng 2.9.
Bảng 2.9: Tỷ trọng lao động xuất khẩu so với tổng số lao động thời kỳ 2004 - 2008
TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
1
Số LĐ làm việc bình quân ở nước ngoài (người) 409.843 427.492 447.206 468.461 490.208 2 Lực lượng LĐ cả nước (người) 43.242.490 44.385.032 45.579.428 46.707.923 3 Tỷ trọng LĐ làm việc ở nước (%) 0,95 0,96 0,98 1,00
Số liệu bảng 2.9, cho thấy số lượng lao động làm việc ở nước ngoài hàng năm chiếm gần 1% lực lượng lao động cả nước.