Tạo lập môi trường cho xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu uản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 74 - 80)

Môi trường XKLĐ là tổng hợp các yếu tố và các điều kiện khách quan, chủ quan; bên ngoài, bên trong; có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên mối quan hệ nội tại của hệ thống XKLĐ, quyết định xu hướng vận động và tình trạng tồn tại của XKLĐ.

Môi trường XKLĐ bao gồm: môi trường trong nước và môi trường quốc tế; môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; môi trường kinh tế, chính

là chủ thể và đóng vai trò quyết định trong việc tạo lập môi trường cho XKLĐ.

- Môi trường trong nước

Môi trường trong nước của XKLĐ là tổng thể các yếu tố tự nhiên, các yếu tố nhân tạo và các điều kiện hoàn cảnh khác trong phạm vi của một quốc gia bao quanh các quan hệ và hoạt động XKLĐ, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên mối quan hệ nội tại của hệ thông XKLĐ, quyết định xu hướng vận động và tình trạng tồn tại của XKLĐ.

Môi trường trong nước của XKLĐ bao gồm các yếu tố chủ yếu: môi trường pháp luật và chính sách; môi trường kinh tế vĩ mô; môi trường chính trị, quốc phòng và an ninh; môi trường văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ, môi trường cơ sở vật chất kỹ thuật...

Để XKLĐ hoạt động có hiệu quả, Nhà nước phải tạo lập các yếu tố môi trường chủ yếu sau đây:

+ Tạo lập khuôn khổ pháp luật và thực thi nhất quán hệ thống pháp luật XKLĐ theo mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã xác định.

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược XKLĐ, Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp liên quan đến XKLĐ như: Luật lao động, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật xuất nhập cảnh, Luật Cư trú, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề... Hệ thống Luật được ban hành phải tạo thành một hệ thống thống nhất điều chỉnh toàn bộ các quan hệ và hành vi của các chủ thể tham gia XKLĐ, đảm bảo địa vị pháp lý của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.

Bằng hệ thống pháp luật, Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của người lao động. Nhà nước xác định hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là phi pháp và các hình phạt trong các quan hệ và hoạt động XKLĐ.

Nhà nước quản lý XKLĐ bằng pháp luật. Do đó, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN đối với hoạt động XKLĐ, hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính khách quan, tính cưỡng chế, tính đồng bộ, nhất quán, thông suốt và không loại trừ lẫn nhau.

+ Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là Nhà nước dùng các công cụ chính sách nhằm hạn chế lạm phát, thất nghiệp. Để ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước thực hiện các chính sách và biện pháp: chính sách lãi suất, khuyến khích tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư; chính sách tỷ giá để duy trì cán cân thương mại; chính sách dân số hợp lý; đẩy lùi tệ nạn tham ô, tham nhũng, buôn lậu, gian lận.

Kinh tế vĩ mô ổn định giúp các chủ thể tham gia XKLĐ tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của mình, là điều kiện tiên quyết để dự báo, tính toán, hoạch định và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án của mình.

+ Giữ vững ổn định chính trị

Ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi cho XKLĐ vì nó là tiền đề để ổn định hệ thống pháp luật và duy trì nhất quán các chính sách đối với XKLĐ. Môi trường chính trị trong nước tạo lòng tin cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài đối với doanh nghiệp, tổ chức và người lao động làm việc ở nước ngoài. Ổn định chính trị trong nước, sẽ hạn chế các xung đột với nước ngoài, hạn chế chiến tranh, thù địch, cấm vận từ bên ngoài; tạo môi trường chính trị hòa bình, thân thiện, hợp tác và phát triển; tạo cơ hội dược đối xử bình đẳng trên trường quốc tế đối với doanh nghiệp và người lao động tham gia XKLĐ.

+ Đảm bảo ổn định xã hội

Xã hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, với đời sống kinh tế, văn hóa chung; cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn nhất định của lịch sử.

Xã hội vừa là nơi cung cấp các nguồn lực chủ yếu cho XKLĐ vừa là nơi sử dụng các kết quả do XKLĐ mang lại. Các giá trị chung của xã hội, phong tục truyền thống, lối sống của nhân dân, hệ tư tửng và tôn giáo, cơ cấu dân số và thu nhập cá nhân có tác động trực tiếp đến XKLĐ.

Để ổn định xã hội, Nhà nước cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề: dân số, việc làm và xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, tệ nạn xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức lao động, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái và lòng tự tôn dân tộc.

+ Đảm bảo kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng là hệ thống nền tảng đảm bảo cho toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra bình thường. Nó bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. Hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là: hệ thống giao thông và bưu chính viễn thông, điện lực...; hạ tầng xã hội bao gồm: hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe...

Nhà nước phải đảm bảo kết cấu hạ tầng cho XKLĐ vì: một là, XKLĐ không thể diễn ra nếu không có nguồn nhân lực, thông tin, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe; hai là, dịch vụ hạ tầng phần lớn là hàng hóa công cộng, mà loại hàng hóa này thường mang lại lợi nhuận thấp, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi dài so với các hàng hóa khác.

Để cung cấp các dịch vụ hạ tầng cho XKLĐ, Nhà nước có thể cung cấp trực tiếp qua hệ thống doanh nghiệp hoặc tổ chức sự nghiệp do Nhà nước lập ra hoặc khuyến khích tư nhân cung cấp các dịch vụ hạ tầng bằng cách trợ cấp hoặc chia sẻ lợi ích cho tư nhân thông qua các ưu đãi khác.

+ Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ

nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của nhân dân.

Xuất khẩu lao động là hoạt động đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài và bố trí, sắp xếp việc làm, ổn định đời sống cho họ khi về nước, do đó, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của từng công dân. Để đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, người lao động phải hoàn tất các thủ tục hành chính càn thiết như: phải có hộ chiếu, lý lịch tư pháp, phiếu khám sức khỏe... Để được hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp, doanh nghiệp phải hoàn tất một số thủ tục hành chính theo quy định của luật pháp để được cấp giấy phép hoạt động XKLĐ.

Việc hoàn tất các thủ tục của người lao động và doanh nghiệp theo quy định nhanh hay chậm, chi phí tốn nhiều hay ít phụ thuộc vào năng lực, hiệu lực và hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Nếu hệ thống tổ chức của các cơ quan hành chính được xây dựng trên cơ sở phân định rành mạch, công khai thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp; hệ thống thể chế, thủ tục hành chính được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý, cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thông suốt; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có trình độ và kỹ năng hành chính đáp ứng các yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ; các điều kiện vật chất kỹ thuật đảm bảo cho sự hoạt động công vụ có hiệu quả thì hiệu lực và hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước sẽ nâng cao. Hoạt động XKLĐ sẽ thuận tiện, hiệu quả.

+ Hỗ trợ xuất khẩu lao động

Hỗ trợ XKLĐ của Nhà nước là sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động và quan hệ của XKLĐ nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho XKLĐ phát triển. Thực chất của việc tạo môi trường chính là hỗ trợ cho XKLĐ. Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ XKLĐ theo điều kiện, khả năng của mình và phải tuân thủ các quy định của các điều ước quốc tế.

Nhà nước hỗ trợ trực tiếp XKLĐ bằng việc cung cấp tài chính, nhân lực quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, v.v... hoặc hỗ trợ gían tiếp thông qua hệ thống chính sách ưu đãi cho XKLĐ.

- Môi trường quốc tế

Môi trường quốc tế của XKLĐ là tổng thể các yếu tố bao quanh các quan hệ và hoạt động XKLĐ, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên mối quan hệ nội tại của hệ thống XKLĐ, chi phối xu hướng vận động và tình trạng tồn tại của XKLĐ. Không có môi trường quốc tế, thì không thể có XKLĐ.

Nhà nước thực hiện chức năng đối ngoại bằng cách tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho XKLĐ bằng cách duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị hợp tác cùng phát triển với các nước và các dân tộc trên thế giới. Để cụ thể hóa đường lối đó, Nhà nước đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế hoặc các thỏa thuận đa phương hoặc song phương với các nước hoặc các tổ chức khu vực hoặc các tổ chức quốc tế.

Việc Nhà nước ký kết các Hiệp định tham gia các tổ chức mang tính toàn cầu hóa như: Tổ chức Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Di dân quốc tế (IMO)...; các tổ chức mang tính khu vực như ASEAN, ASEM, APEC...; các Hiệp định song phương hoặc đa phương với các nước hoặc một nước sẽ tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho XKLĐ. Các tổ chức hoặc cá nhân tham gia XKLĐ trong phạm vi các nước đã ký Hiệp định hoặc thỏa thuận sẽ được pháp luật của nước sở tại bảo hộ; do đó, quyền lợi của tổ chức và cá nhân tham gia XKLĐ được bảo đảm. Như vậy, trong việc tạo dựng môi trường quốc tế của Nhà nước, điều quan trọng nhất là đàm phán, ký kết các Hiệp định hoặc thỏa thuận với các tổ chức quốc tế hoặc với từng Nhà nước khác nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động XKLĐ.

Một phần của tài liệu uản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)