Nhóm giải pháp chỉ đạo điều hành xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu uản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 119 - 126)

3.2.4.1. Khẩn trương xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xuất khẩu lao động

Đây là một chương trình kinh tế - xã hội lớn, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức phù hợp và đầu tư nhân lực, tài lực đúng tầm như các chương trình mục tiêu quốc gia khác; trong đó quan trọng nhất là làm tốt công tác dự báo thị trường lao động quốc tế, khai thác thị trường ngoài nước và chiến lược, nội dung chương trình đào tạo lao động xuất khẩu.

3.2.4.2. Thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia xuất khẩu lao động và ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở địa phương

Ban chủ nhiệm chương trình là cơ quan điều phối về xuất khẩu lao động, thành phần gồm các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan, trong đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực.

Ở địa phương, tuỳ theo tình hình kinh tế - xã hội của mình, thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ tỉnh đến xã do 1 Phó Chủ tịch làm Chủ nhiệm.

3.4.2.3. Hướng dẫn thành lập Hội những người lao động Việt Nam ở các nước và Trung tâm hỗ trợ người lao động về nước ở các tỉnh, thành phố

Hội người lao động Việt Nam ở từng nước đặt dưới sự chỉ đạo của ban quản lý lao động ở từng nước (nếu có) hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của từng người lao động và giúp đỡ lân nhau khi người lao động gặp khó khăn.

Các trung tâm hỗ trợ người lao động về nước đặt dưới sự quản lý của Cơ quan lao động địa phương, Công đoàn hoặc Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp nhằm hỗ trợ người lao động sau khi về nước tìm kiếm việc làm hoặc phát triển sản xuất phù hợp với khả năng của người lao động.

3.2.4.4. Bảo đảm vai trò tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng đối với XKLĐ, tạo phong trào rộng rãi trong quần chúng nhân dân đẩy mạnh XKLĐ.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng giám sát quá trình tuyển chọn, đào tạo, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp XKLĐ. Đồng thời giám sát việc thực hiện hợp đồng của người lao động; động viên gia đình đình có thân nhân vi phạm hợp đồng.

KẾT LUẬN

Trong hơn 25 năm qua, việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài.

Chuyển từ hình thức hợp tác lao động quốc tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do các cơ quan Nhà nước thực hiện sang cơ chế thị trường, Nhà nước chủ yếu làm chức năng quản lý, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng và trực tiếp XKLĐ thực sự là một cuộc cải biến về quản lý của Nhà nước trong hoạt động XKLĐ. Kinh nghiệm của thực tiễn hơn một phần tư thế kỷ hoạt động XKLĐ ở nước ta đã khẳng định rằng, nếu thiếu quản lý của Nhà nước, hoạt động XKLĐ sẽ không thể mở rộng và mang lại hiệu quả, thậm chí còn dẫn tới những hậu quả khó lường, vì XKLĐ là lĩnh vực nhảy cảm, liên quan trực tiếp tới nhiều lĩnh vực. Hơn 25 năm qua, mặc dù đã có những cố gắng nhất định về quản lý Nhà nước trong hoạt động XKLĐ nên kết quả thu được không nhỏ, song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có vấn đề quản lý Nhà nước nên hiệu quả của XKLĐ còn ở mức khiêm tốn và càng khiêm tốn hơn nếu so sánh với các nước trong khu vực. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này", do đó việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ không chỉ là cần thiết mà đã trở thành vấn đề cấp bách. Chỉ có tăng cường quản lý Nhà nước mới có thể đảm bảo phương hướng đã đề ra.

Đề tài "Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam" đã góp phần tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn trên những mặt sau:

- Khái quát những vấn đề lý luận về thị trường lao động, XKLĐ, vai trò của Nhà nước đối với XKLĐ, làm rõ khái niệm quản lý nhà nước, những nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ

- Phân tích đánh giá tình hình XKLĐ của một số nước.

- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả XKLĐ trong thời gian qua, đã đề xuất 4 nhóm giải pháp chủ yếu: (1) nhận thức, quan điểm; (2) hoàn thiện chính sách, pháp luật; (3) tổ chức thực hiện; (4) lãnh đạo, chỉ đạo. Trong mỗi nhóm giải pháp, tiếp tục đề xuất những giải pháp cụ thể theo từng đối tượng, từng lĩnh vực nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả XKLĐ; nổi bật là các giải pháp: (1) Nhà nước phải đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thị trường lao động ngoài nước, (2) cho phép các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia hoạt động XKLĐ, (3) quy định mức lương tối thiểu và phí môi giới tối đa để nâng cao hoạt động XKLĐ, (4) nâng cao khả năng tự chịu trách nhiệm của người lao động, bình đẳng giữa các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động trong XKLĐ.

Mặc dù đã có cố gắng thu thập tài liệu, điều tra, phân tích. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và nguồn lực chắc chắn đề tài còn có khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý nhằm nâng cao hơn nữa tính lý luận và thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chỉ đạo Điều tra lao động - Việc làm Trung ương (2004), Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm, ngày 01/7/2004, Hà Nội.

2. Báo Đầu tư (23/8/2006). 3. Báo Thanh niên (15/5/2006).

4. Phạm Công Bẩy (2003), Tìm hiểu pháp luật kinh tế về xuất khẩu lao động, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (9/2001), Các báo cáo tại hội nghị xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Báo cáo tổng kết và triển khai Nghị định 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Thông tư hướng dẫn số 22/2003/TT - BLĐTBXH ngày 13/10/2003 về việc thực hiện một số điều của Nghị định 81/2003 NĐ - CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bộ Luật Lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Đánh giá thực trạng và các giải pháp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hà Nội. 9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính (2003), Thông tư số

107/2003/TTLT-BLXH-BTC ngày 07/11/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đia làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ - CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Hà Nội.

10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động và chuyên gia 2001 - 2003 và phương hướng đến năm 2005, Hà Nội.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

12. Mai Văn Bưu - Phan Kim Chiến (2001), Quản lý Nhà nước về kinh tế - Giáo trình sau đại học, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. Chính phủ (1999), Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20/9/1999 của chính phủ quy định về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi lam việc có thời hạn ở nước ngoài, Hà Nội.

14. Chính phủ (2003), Nghị định số 81/2003 NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tết và hướng dẫn thi hành bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Hà Nội.

15. Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Văn bản và tài liệu về xuất khẩu lao động, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

16. Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1/2005), Văn bản và tài liệu về xuất khẩu lao động, Nxb. Lao động và Xã hội, Hà Nội.

17. Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Thông báo về tình hình hoạt động xuất khẩu lao động 2004 và phương hướng nhiệm vụ 2005, Hà Nội.

18. Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo về tình hình hoạt động xuất khẩu lao động từ năm 1986-2008, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 41/CT- TW ngày 22/9/2998 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Hệ thống quy định pháp luật về lao động; các quy định pháp luật về lao động có yếu tố nước ngoài (2004), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 370/HĐBT ngày 09 tháng 11

của hội đồng Bộ trưởng về ban hành quy chế đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Hà Nội.

29. Trần Văn Hằng (1995), Các giải pháp đổi mới quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2010, luận án tiến sỹ Kinh tế, Viện Kinh tế học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội.

30. Paul Hersey (1995), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 31. Paul Hersey (1995), Chuẩn bị cho thế kỷ XXI, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 32. Lưu Văn Hưng (2005), Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị

trường khu vực Đông - Bắc Á - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33. Takeshi Inagami (1998), Chính sách thị trường lao động ở các nước Châu Á, TLO.

34. Keynes J.M (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi xuất và tiền tệ, Nxb. Giáo dục - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

35. Phan Văn Khải (2001), “Bài phát biểu tại hội nghị xuất khẩu lao động và chuyên gia ngày 10,11/9/2001”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (9). 36. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 37. Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt

Nam sang thị trường Châu Âu, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 38. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 24, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.

39. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 4, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 40. C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 41. Bùi Tiến Quý (chủ biên - 2000), Phát triển và quản lý Nhà nước về kinh

tế dịch vụ, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

42. Bùi Tiến Quý (2005), Quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại, Nxb. Lao động, Hà Nội.

43. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

44. Thời báo kinh tế Việt Nam (13/4/2006).

45. Trần Thị Thu (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

46. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động - thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ quản lý Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

47. Nguyễn Lương Trào (1993), Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu uản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 119 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)