Tổ chức điều hành xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu uản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tổ chức điều hành XKLĐ là tập hợp những nhiệm vụ mà Nhà nước phải thực hiện nhằm thiết lập hệ thống quản lý, hệ thống hoạt động XKLĐ và vận hành hệ thống đó theo định hướng đã đề ra. Nội dung tổ chức điều hành XKLĐ gồm: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ từ Trung ương đến địa phương; tổ chức hệ thống doanh nghiệp hoạt động XKLĐ; tổ chức phát triển nguồn lao động cho XKLĐ; vận hành hiệu quả bộ máy quản lý và hoạt động XKLĐ.

- Tổ chức bộ máy quản lý xuất khẩu lao động

Bộ máy quản lý XKLĐ là hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan, các bộ phận hợp thành nhằm bảo đảm việc quản lý nhà nước về XKLĐ.

Nhà nước thành lập cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ, quy định tên gọi, vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước về XKLĐ.

Tùy theo mục tiêu quản lý XKLĐ, vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý XKLĐ ở mỗi quốc gia khác nhau, ở mỗi thời kỳ cũng được quy định khác nhau. Bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động có thể được tổ chức từ Trung ương đến địa phương và có thể có đặt cơ quan quản lý lao động ở nước ngoài.

Nhà nước tuyển chọn, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý XKLĐ chuyên nghiệp, bao gồm cả cán bộ công chức nghiên cứu, hoạch định chính sách và công chức thực thi công vụ.

- Xây dựng doanh nghiệp và tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động

Tùy theo thỏa thuận song phương hoặc đa phương, Nhà nước thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức sự nghiệp hoạt động XKLĐ.

Doanh nghiệp XKLĐ là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được nhà nước cho phép hoạt

Doanh nghiệp hoạt động XKLĐ gồm: doanh nghiệp hoạt động dịch vụ XKLĐ; doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, doanh nghiệp thắng thầu các công trình ngoài đưa lao động đi thực hiện dự án hoặc doanh nghiệp đưa lao động đi ra nước ngoài thực tập nghề nghiệp. Doanh nghiệp XKLĐ hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật người Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tổ chức sự nghiệp hoạt động XKLĐ là cơ quan sự nghiệp của Nhà nước, hoạt động XKLĐ không vì mục tiêu lợi nhuận mà thực hiện thỏa thuận hợp tác lao động giữa các chính phủ. Đội ngũ cán bộ viên chức của tổ chức này được Nhà nước tuyển chọn, bổ nhiệm và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

- Phát triển nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Mặc dù còn có khác nhau về khái niệm thị trường lao động, nhưng đã là hàng hóa trên thị trường, thì sức lao động phải có giá trị sử dụng và giá trị. Người sử dụng thuê lao động, thực chất là thuê giá trị sử dụng của sức lao động. Mà giá trị của sức lao động biểu hiện ở chỗ: thể lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng phối hợp nhóm. Muốn đạt trình độ, kỹ năng làm việc nhóm, người lao động phải được đào tạo.

Nhà nước phải dự báo nhu cầu thị trường lao động để có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực và tổ chức đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Đồng thời, Nhà nước phải xây dựng chuẩn mực về thang bậc, trình độ kỹ năng nghề nghiệp để kiểm tra đánh giá chất lượng lao động. Đối với xuất khẩu lao động, ngoại ngữ và sự hiểu biết về văn hóa của nước tiếp nhận là một trong các yếu tố quan trọng trong làm việc nhóm và hội nhập với nước sở tại. Do đó, Nhà nước phải tổ chức nghiên cứu, cung cấp tài liệu và hướng dẫn đào tạo cho người lao động.

- Vận hành bộ máy quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người lao động tham gia XKLĐ.

Vận hành bộ máy quản lý Nhà nước, hệ thống doanh nghiệp XKLĐ và người lao động là làm cho mỗi bộ phận đó thực hiện đúng chức năng của mình và phối hợp với các bộ phận khác nhằm đạt mục tiêu của XKLĐ.

Nhà nước bố trí cán bộ lãnh đạo, tuyển dụng công chức làm công tác quản lý, chi ngân sách, bố trí nơi làm việc, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc quản lý điều hành nhà nước về XKLĐ. Đồng thời, Nhà nước ban hành quy chế làm việc, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý XKLĐ.

Để vận hành bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống doanh nghiệp và người tham gia XKLĐ trước hết phải tạo ra động lực cho các bộ phận đó theo định hướng; tiếp theo là phối hợp hoạt động giữa chúng nhằm đạt mục tiêu chung của XKLĐ với chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu uản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 80 - 82)