Đa dạng hoá các hình thức cho vay, xây dựng kỳ hạn cho vay phù hợp với các khách hang doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – CN hoàn kiếm (Trang 45 - 47)

C hỉ tiêu cơ cấu, chất lượng

3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức cho vay, xây dựng kỳ hạn cho vay phù hợp với các khách hang doanh nghiệp

các khách hang doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hoạt động đa dạng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề nên nhu cầu, mục đích và thời gian vay vốn của các doanh nghiệp cũng rất phong phú. Vì vậy, để đạt được mục đích thu hút nhiều KHDN tiềm năng và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cần phải đa dạng hóa danh mục các sản phẩm tài trợ, cho vay để phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.Chi nhánh nên nghiên cứu để đưa ra một danh mục sản phẩm tín dụng riêng đối với một số doanh nghiệp. Ngoài các phương thức cho vay chủ yếu như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cần đẩy mạnh phát triển và quảng bá áp dụng các hình thức cho vay mới đối với KHDN như:

- Chiết khấu giấy tờ có giá: Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nắm giữ các giấy tờ có giá như: hối phiếu, tín phiếu, trái phiếu nhưng chưa đến thời gian đáo hạn. Nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu sử dụng vốn đột xuất thì họ có thể đem những giấy tờ này đến ngân hàng xin chiết khấu để có thêm vốn lưu động. Đây là một hình thức cho vay gián tiếp giúp các doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu về vốn đột xuất; tận dụng cơ hội kinh doanh trong khi vẫn được hưởng mức lãi suất cao từ các loại giấy tờ có giá. Tỷ lệ chiết khấu cao lên đến 100% giá trị của giấy tờ có giá.

- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: Sản phẩm này đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C, chuyển tiền bằng điện; giúp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thu được tiền ngay khi giao hàng với nhiều tiện ích vượt trội.

- Cho vay thấu chi dựa trên tài khoản: Doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời như: để trả lương, nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện thoại hoặc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu…trong khi chờ tiền thanh toán từ đối tác. Chi 45

nhánh sẽ cung cấp cho khác hàng một hạn mức thấu chi có thể chi vượt số tiền có trong tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của một cách nhanh nhất..

-Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu: Đây chính là giải pháp tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp về tài sản đảm bảo cho các khoản vay, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.

-Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng thế chấp L/C: với sản phẩm này, doanh nghiệp sẽ được đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các phương án làm hàng xuất khẩu có hợp đồng đầu ra với phương thức thanh toán bằng L/C.

3.2.3.Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Để kiểm soát chất lượng tín dụng,chi nhánh không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào việc tìm kiếm và phát triển những KHDN có hiệu quả hoạt động tốt, những ngành nghề ít rủi ro mà bản thân chi nhánh cũng cần có quy trình thẩm định khách hàng chính xác, chuyên nghiệp. Thẩm định, phân tích trước khi ra quyết định cấp tín dụng là một bước quan trọng cần phải thực hiện khi cấp tín dụng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Để nâng cao công tác thẩm định, ngân hàng cần:

- Thực hiện tốt công tác phân loại, phân tích thông tin khách hàng, dự báo tình hình kinh tế: Mục tiêu phát triển KHDN của BIDV Hoàn Kiếm không chỉ nhằm tăng số lượng các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh mà còn phải đảm bảo chất lượng khách hàng. Vì vậy, quan điểm của Ngân hàng là thận trọng trong việc cấp tín dụng với đối tượng khách hàng này, không cấp tín dụng đại trà mà có chọn lựa những khách hàng thực sự có năng lực hoạt động và năng lực trả nợ. Chính vì vậy, chi nhánh cần thực hiện tốt và thường xuyên công tác phân loại khách hàng để phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong từng thời kì. Đồng thời, hệ thống xếp hạng tín dụng cần được hoàn thiện trong tương lai gần để đảm bảo công tác phân loại khách hàng được hiệu quả hơn.

-Bên cạnh đó, hoàn thiện thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng, là các thông tin về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, báo cáo tài chính, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, lịch sử quan hệ với ngân hàng... Các thông tin này có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và quyết định chất lượng thẩm định. Thông thường, các thông tin về doanh nghiệp chủ yếu là do chính doanh nghiệp cung cấp nên còn thiếu tính trung thực khách quan, điều ảnh ảnh hưởng không tốt đến kết quả đánh giá doanh nghiệp và dẫn đến quyết định cho vay của chi nhánh có thế chứa đựng yếu tố rủi ro. Vì vậy, ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, chi nhánh cần nắm bắt thêm những thông tin về doanh nghiệp thông qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), thông qua các ngân hàng khác có mối quan hệ với doanh nghiệp đó hoặc thực tế kiểm tra hoạt động của khách hàng, kiểm tra đối chiếu sổ sách, chứng từ kế toán. Đây cũng là những nguồn thông tin hữu ích nhằm kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, phát hiện ra những biến động bất thường, những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ mà khách hàng có thể gặp phải nhằm nhận định và xác định chính xác khách hàng.

-Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng gồm: hoàn thiện quy trình thủ tục cấp tín dụng; nâng cao hoạt động thu hồi và xử lý nợ; mua bảo hiểm cho các khoản tiền vay; xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng;…

-Tăng cường công tác dự báo yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, lãi suất, tỷ giá,...

- Nâng cao trình độ cho chuyên viên Quản lý rủi ro, đội ngũ cán bộ này cần áp dụng tốt các kỹ thuật phân tích tín dụng,tuân thủ đúng các bước trong quy trình tín dụng và các hướng dẫn thẩm định theo món, theo hạn mức, theo ngành nghề do chi nhánh ban hành. Đây là những nội dung chủ yếu, quan trọng nhất khi thực hiện thẩm định và quản lý một khoản vay để đảm bảo được tính hiệu quả và chất lượng tín dụng

Hiện tại, khối Quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận khách hàng doanh nghiệp vẫn thuộc cùng chi nhánh, vấn đề thẩm định vẫn bị chi phối bởi nhiều yếu tố mang tính chất chủ quan, do đó, cần tách biệt 02 bộ phận này hướng đến mô hình phê duyệt tập trung tại Hội sở chính, việc phê duyệt tập trung mang tính khách quan, độc lập, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các Ngân hàng.

3.2.4.Tăng cường hoạt động tư vấn, tiếp thị đối với khách hang doanh nghiệp

Cần thành lập tổ tiếp thị, tư vấn chuyên sâu các sản phẩm dịch vụ ngay trong các phòng KHDN, chuyên viên quan hệ khách hàng là người chủ động tìm kiếm đến khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tư vấn giải pháp tài chính tối ưu nhất cho khách hàng để phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng cũng như khả năng trả nợ tăng lên.Điều này có tác dụng giúp ngân hàng thuận tiện trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp đồng thời tạo tính tập trung trong việc theo dõi quản lý các khoản vay của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – CN hoàn kiếm (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w