C hỉ tiêu cơ cấu, chất lượng
3.2.5. Đào tạo, nâng cao chuyên môn đội ngũ chuyên viên
Chuyên viên quan hệ khách hàng là người trực tiếp tiếp cận, khai thác nhu cầu và bán hàng tư vấn cho khách hàng. Với việc quản lý một danh mục khách hàng và tổng dư nợ tương đối lớn như hiện tại, các chuyên viên này đang thực sự quá tải trong công việc. Họ chỉ có thể chăm sóc tốt một lượng nhỏ khách hàng có giao dịch lớn với ngân hàng mà không có thời gian chào bán cũng như tiếp cận các khách hàng tiềm năng khác để phân tán rủi ro.
Còn chuyên viên thẩm định là người trực tiếp thẩm định các khoản vay của khách hàng; kinh nghiệm, khả năng phân tích đánh giá thẩm định chính xác góp phần ra quyết định cho vay và mang lại thêm thu nhập cho ngân hàng. Trước sức ép từ phía khách hàng, từ phía bộ phận kinh doanh, đôi khi đội ngũ chuyên viên này hoàn toàn dựa vào báo cáo đề xuất của bộ phận kinh doanh mà không có thời gian để thẩm định độc lập. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng.Chính vì vậy, để có một đội ngũ chuyên viên tốt, ngân hàng cần tiếp tục thực hiện:
- Đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng.
- Công tác tuyển chọn cán bộ từ ban đầu phải đảm bảo lựa chọn được đúng người, có trình độ và đảm bảo làm được việc
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng cán bộ, từng đối tượng công việc: tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, cử cán bộ đi học, đi tập huấn nghiệp vụ...
- Đi đôi với công tác đào tạo bồi dưỡng, ngân hàng cũng phải chú trọng tới việc phân công, sắp xếp công việc hợp lý, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mỗi người, bên cạnh đó cần có chế độ khen thưởng kịp thời, thỏa đáng, kích thích tinh thần làm việc của cán bộ. Tổ chức các đợt thi chuyên môn và nghiệp vụ để cán bộ trau dồi nghiệp vụ và kinh nghiệm.