Xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể đoàn kết, tự quản và học tập

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường thpt xuân mỹ (Trang 25 - 27)

III. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ

3.2.3Xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể đoàn kết, tự quản và học tập

học tập tốt:

Đây là một trong các nội dung quan trọng của công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là hạt nhân trung tâm, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của lớp, gắn kết lớp thành một khối thống nhất, đoàn kết. Bởi muốn thành công thì không thể thiếu yếu tố đoàn kết. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Muốn được kết quả như vậy thì giáo viên chủ nhiệm cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

Trước tiên, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, uy tín và nhiệt tình để điều hành tổ, lớp hoạt động tốt, hiệu quả.

Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên tìm hiểu, liên hệ với cán bộ lớp, các tổ trưởng để giúp đỡ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và sự phản ánh về sự khó khăn trong lúc điều hành tổ, lớp.

Thứ ba, thông qua tổ chức đoàn, quản sinh, giáo viên bộ môn giáo viên chủ nhiệm nắm rõ tình hình của lớp và phải kịp thời giải quyết những vướng mắc của lớp.

Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo tính công bằng, khách quan trong đánh giá, nhận xét, xử lý học sinh vi phạm từ đó sẽ đã tạo được niềm tin, sự kính phục trong học sinh thì công tác chủ nhiệm mới có kết quả tốt.

Trong nhà trường những lớp có giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp tốt, tinh thần tập thể và đoàn kết cao thì không thấy hiện tượng đánh nhau, không chia bè kết phái trong lớp quậy phá mà luôn đạt kết quả cao trong học tập, thi đua, phong trào như lớp 10A1, 10A2, 10A7, 11A1, 11A5, 12A4...ngược lại có những lớp thời gian đầu thì tương đối tốt nhưng qua một thời gian trở nên sa sút, quậy phá, học sinh lơ là trong việc học bởi do một nguyên nhân là lớp thiếu đoàn kết dẫn đến tinh thần tự quản không cao và điều tất nhiên sẽ đến đó là kết quả học tập đi xuống như lớp 10A6, 12A3, 12A9...

Thực tế trong một số trường, xuất phát từ cách quản lý không chặt chẽ, xử lý học sinh không công bằng, dùng những từ ngữ không cho phép, thiếu tính giáo dục của số ít giáo viên chủ nhiệm mà đã gây ra hậu quả đáng tiếc cho học sinh lớp mình chủ nhiệm.

Tóm lại, trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tận tâm, thương yêu, tôn trọng học sinh. Trong công tác giáo dục học sinh cần phải có sự kiên trì, bền bỉ, phải khéo léo trong mọi tình huống, phải lấy giáo dục làm đầu để uốn nắn các em trở thành người tốt. Phải tạo sự gần gũi, lòng tin yêu để học sinh xem giáo viên chủ nhiệm như một người thân trong gia đình và các em có thể gởi gấm tâm tư, nguyện vọng của mình vào người giáo viên chủ nhiệm.

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường thpt xuân mỹ (Trang 25 - 27)