Đối với Phó Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác chủ

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường thpt xuân mỹ (Trang 29 - 31)

III. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ

3.4.2Đối với Phó Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác chủ

công tác chủ nhiệm lớp.

Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm phù hợp với tình hình thực tế của trường mình và triển khai các lực lượng thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra đồng thời tìm ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Thường xuyên theo dõi tình hình nề nếp, ý thức chấp hành nội quy, ý thức thực hiện pháp luật của học sinh nên cuối mỗi tháng họp định kỳ một lần nhằm đánh giá tình hình trong tháng đồng thời triển khai kế hoạch từng tuần từng tháng đến giáo viên chủ nhiệm, Ban chấp hành đoàn, giáo viên phụ trách ngoài giờ lên lớp...

Theo dõi, nhắc nhở quản sinh, đoàn trường làm tốt vai trò ổn định nề nếp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xử lý học sinh vi phạm. Mỗi tuần sau buổi chào cờ

BCH Đoàn trường phải nộp lại P. Hiệu trưởng bảng tổng kết thi đua tuần trong đó ghi rõ những học sinh vi phạm nề nếp, ý thức học tập và rèn luyện kém. Từ đó có những chỉ đạo kịp thời cho GVCN kết hợp với Đoàn trường có những giải pháp xử lý kịp thời nhằm giúp các em nhận ra những sai phạm và sửa chữa.

Đồng thời đối với những học sinh ý thức chưa cao thường xuyên vi phạm nội quy của trường, của lớp thì giáo viên phải quan tâm nhiều hơn, nếu cần thiết thì mời phụ huynh lên trao đổi, cam kết có hướng quản lý, nhắc nhở con học tập tốt. Nếu trường hợp vi phạm nhiều lần giáo viên cũng đã tạo nhiều cơ hội để sửa đổi, đã mời phụ huynh lên làm việc mà vẫn tiếp tục vi phạm thì giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định đề nghị lên hội đồng kỷ luật của nhà trường.

Sau khi hội đồng kỷ luật họp xét hình thức kỷ luật tuỳ mức độ vi phạm mà học sinh phải chịu hình thức kỷ luật nặng hay nhẹ. Nếu phải buộc thôi học một tuần thì theo quy định của nhà trường thì một buổi học sinh đó phải đến trường làm lao động phạt còn một buổi còn lại thì ở nhà mượn vở của bạn cùng lớp chép và học bài của ngày hôm đó, sáng hôm đem lên cho Đoàn hoặc quản sinh kiểm tra và tiếp tục nhiệm vụ lao động phạt của ngày mới. Qua quan sát thì qua quá trình rèn luyện đó các em trưởng thành hơn, có ý thức hơn, chăm ngoan hơn.

Mỗi tháng GVCN phải nộp hồ sơ chủ nhiệm hai lần, trong hồ sơ chủ nhiệm gồm: biên bản sinh hoạt lớp của từng tuần; biên bản xử lý học sinh vi phạm; bản kiểm điểm của học sinh vi phạm; sổ chủ nhiệm, hai sổ đầu bài, sổ theo dõi học sinh trên lớp...qua đó sẽ nắm bắt được tình hình vi phạm nội quy, ý thức rèn luyện đạo đức, ý thức học tập của các em và kịp thời có những giải pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao nhận thức của các em trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức.

Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh, có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm.

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường thpt xuân mỹ (Trang 29 - 31)