III. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ
3.3 Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể cũng như các lực
như các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường
Tại buổi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc, ngày 19-2-1959. Bác có lời dạy rằng: Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt thì nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau.
Do vậy nhà trường, gia đình và xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhau để giúp học sinh được hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống một cách tốt đẹp. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp cho nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
Giáo viên chủ nhiệm phải giữ mối quan hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh để nắm thông tin về học sinh và qua phụ huynh trao đổi thêm về kết quả học tập của học sinh, về đạo đức tác phong… để gia đình cùng cộng tác trong việc giáo dục, nhắc nhở các em trong học tập và rèn luyện
Phối hợp với giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm phải chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn để nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong từ đó có những hướng khắc phục phù hợp. Khi nhận được ý kiến phản ánh của giáo viên bộ môn thì phải nhanh chóng giải quyết, xử lý kịp thời học sinh vi phạm, tuyên dương những học sinh có thành tích tốt.
Trên bàn giáo viên của mỗi lớp phải có một cuốn sổ theo dõi, giáo viên bộ môn phản ánh tình hình của lớp vào trong cuốn sổ này. Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi lớp và xử lý kịp thời những học sinh vi phạm, tránh trường hợp giáo viên bộ môn phản ánh mà giáo viên chủ nhiệm không quan tâm xử lý nên học sinh vẫn cứ vi phạm. Nếu không khắc phục tình trạng này thì một điều chắc chắn sẽ xảy ra đó là lớp sẽ có biểu hiện sa sút trong học tập và rèn luyện.
Phối hợp cùng Đoàn thanh niên, quản sinh:
Kết hợp với đoàn thanh niên lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong tuần, tháng, học kỳ. Tìm hiểu Điều Lệ Đoàn, Học tập theo tấm gương Bác Hồ, tìm hiểu Luật Giao Thông, mỗi tuần một câu hỏi, văn nghệ (20/11), hội trại mừng xuân,….
Phối hợp cùng tập thể lớp lựa chọn những Đội viên ưu tú giới thiệu và kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn làm hạt nhân, nồng cốt thúc đẩy phong trào lớp đi lên cố gắng phấn đấu đạt tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt.
Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường
Căn cứ vào thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục, đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh. Căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm họp và bình bầu xét thi đua đề nghị nhà trường khen thưởng cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong hoạt động đảm bảo tính công bằng, dân chủ có sức thuyết phục đối với học sinh.
Đồng thời đối với những học sinh ý thức chưa cao thường xuyên vi phạm nội quy của trường, của lớp thì giáo viên phải quan tâm nhiều hơn, nếu cần thiết thì mời phụ huynh lên trao đổi, cam kết có hướng quản lý, nhắc nhở con học tập tốt. Nếu trường hợp vi phạm nhiều lần giáo viên cũng đã tạo nhiều cơ hội để sửa đổi, đã mời phụ huynh lên làm việc mà vẫn tiếp tục vi phạm thì giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định đề nghị lên hội đồng kỷ luật của nhà trường.
Sau khi hội đồng kỷ luật họp xét hình thức kỷ luật tuỳ mức độ vi phạm mà học sinh phải chịu hình thức kỷ luật nặng hay nhẹ. Nếu phải buộc thôi học một tuần