Cách tiến hành thực nghiệm theo một số thông số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc tính công nghệ hấp hạt điều bằng hơi bão hoà và thời gian lưu trữ sau hấp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình chế biến hạt điều (Trang 68 - 70)

Hạt điều đƣợc hấp trên cùng một thiết bị, mỗi mẻ hấp sẽ có khối lƣợng là 5kg và thời gian hấp quy định là 29 phút, nhiệt độ hấp 100oC. Hạt điều sau hấp sẽ đƣợc lƣu lại trong nồi hấp để tiến hành hút chân không và sấy. Sau khi sấy xong hạt điều sẽ đƣợc đƣa ra ngoài tiến hành quá trình ủ. Quá trình hấp đƣợc thực hiện lặp lại cho đến khi thực hiện thực nghiệm xong quá trình sấy và ủ. Đối với một thông số quá trình sẽ đƣợc thực hiện ba lần. Sau khi tiến hành thực nghiệm xong ở khối lƣợng 5 kg ta sẽ tiến hành xử lý số liệu và chọn ra chế độ tối ƣu nhất để tiến hành hấp thực nghiệm ở 50 kg.

Toàn bộ quá trình hấp đƣợc sinh viên tiến hành thực hiện dƣới sự giám sát của quản đốc khâu xử lý tách vỏ cứng Phạm Thị Yến. Tiến trình hấp đƣợc thực hiện theo sơ đồ (hình 6.1). Các thông số về nhiệt độ hấp, thời gian hấp, thời gian hút chân không đƣợc giữ cố định. Các thông số về nhiệt độ sấy, thời gian sấy và thời gian ủ sẽ đƣợc thay đổi độc lập từng thông số qua mỗi thí nghiệm. Thí nghiệm đầu tiên đƣợc tiến hành với các thông số: thời gian hấp 29 phút, nhiệt độ hấp 100oC, thời gian hút chân không 9 phút, nhiệt độ sấy 60oC, thời gian sấy 20 phút, thời gian ủ 2 giờ. Các thí nghiệm tiếp theo ta giữ nguyên các thông số về hấp và sấy, tăng thời gian ủ lên 4 giờ, 8 giờ và 16 giờ. Sau khi tiến hành đầy đủ các thí nghiệm về thông số thời gian ủ tƣơng ứng với nhiệt độ sấy 60o

C, thời gian sấy 20 phút ta tăng thời gian sấy lên 30 phút, vẫn giữ nguyên các thông số về hấp, thời gian hút chân không và nhiệt độ sấy để tiến hành các thí nghiệm thay đổi thông số thời gian ủ nhƣ các thí nghiệm đƣợc tiến hành ở trên. Tƣơng tự, ta tiến hành các thí nghiệm thay đổi thông số thời gian ủ khi tăng thời gian sấy lên 40 phút. Sau khi tiến hành đầy đủ các thí nghiệm về thông số thời gian ủ (2 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 16 giờ) tƣơng ứng với nhiệt độ

64

sấy 60oC, thời gian sấy 20 phút, 30 phút và 40 phút ta tăng nhiệt độ sấy lên 70oC rồi lại tiến hành các thí nghiệm thay đổi thời gian sấy và thời gian ủ nhƣ đã thực hiện ở nhiệt độ sấy 60oC. Ta cũng tiến hành các thí nghiệm thay đổi thời gian sấy và thời gian ủ tƣơng tự khi tăng nhiệt độ sấy lên 800C. Tổng các thí nghiệm đƣợc thực hiện là 108 thí nghiệm. Khối lƣợng hạt điều đƣợc tiến hành thí nghiệm là 540 kg. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 27 ngày.

Toàn bộ quá trình cắt tách vỏ cứng đƣợc tiến trành bởi công nhân Trần Thị Chiền (ngƣời có khả năng cắt tốt và ổn định nhất tại nhà máy chế biến hạt điều Phú An). Hạt điều đƣợc tiến hành cân đạt 5kg bằng cân Nhơn Hòa (độ chi nhỏ nhất 100g) trƣớc khi tiến hành cắt tách vỏ. Quá trình cắt đƣợc tiến hành lấy thời gian bằng đồng hồ bấm giờ. Nhân nguyên đƣợc để riêng, nhân bể đƣợc để riêng. Sau khi kết thúc quá trình cắt vỏ cứng, cả nhân nguyên và nhân bể đều đƣợc cân bằng cân Nhơn Hòa (độ chi nhỏ nhất 10g) để lấy khối lƣợng nhân nguyên và khối lƣợng nhân bể trên một mẻ hấp 5 kg.

Tỉ lệ bể vỡ đƣợc tính toán thông qua khối lƣợng nhân nguyên và khối lƣợng nhân bể. Năng suất cắt đƣợc tính toán thông qua khối lƣợng hạt điều và thời gian cắt.

- Công thức tính tỉ lệ bể vỡ:

65

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc tính công nghệ hấp hạt điều bằng hơi bão hoà và thời gian lưu trữ sau hấp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình chế biến hạt điều (Trang 68 - 70)