- Chính sách quan hệ đối tác
b. Hoàn thiện công tác định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu
4.3.2 Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa
marketing thu hút khách du lịch nội địa
4.3.2.1 Kiến nghị với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch
* Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý phát triển kết cấu hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm. Đặc biệt là nâng cấp hệ thống giao thông đến các điểm đến du lịch, ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triên du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,... trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, kết hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phân kinh tế theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, tổ chức tốt việc thực hiện luật Du lịch 2005, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương nhằm khuyến khích, huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế đầu tư cho việc phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan tới tham quan, xuất nhập cảnh; ban hành chính sách hỗ trợ cho các công ty kinh doanh du lịch; tạo điều kiện cho ngành du lịch liên kết với các ngành khác đặc biệt là ngành thương mại và vận tải.
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, bảo vật, cổ vật quốc gia nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng, làm thay đổi những giá trị văn hóa vốn có của nó.
- Nhà nước cần tổ chức đào tạo cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn. Đối với các công ty tham gia kinh doanh du lịch, cần định hướng tiêu chuẩn chuyên môn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của Ngành về trình độ lao động trong lĩnh vực lữ hành và lưu trú du lịch.
- Nhà nước cần có chính sách điều tiết giá ổn định để tạo tâm lý an toàn cho các công ty kinh doanh du lịch cũng như du khách. Nhà nước cần hội nhập sâu rộng, chủ động tham gia các tổ chức du lịch trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, đem lại hiệu quả thực sự cho ngành du lịch.
* Đối với Tổng cục Du lịch
- Tổng cục Du lịch cần xây dựng chính sách có kế hoạch hơn trong việc truyền quảng bá vĩ mô về du lịch Việt Nam trên quy mô quốc tế, giữ vững mối quan hệ với các thị trường truyền thống và mở rộng ra một số thị trường tiềm năng khác.
- Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư, công tác quy hoạch, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất khu du lịch, chỉ đạo cán bộ văn hóa thông tin kết hợp chính quyền địa phương
quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đảm bảo trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tại điểm đến.
- Đưa nhiều thông tin về du lịch Việt Nam lên kênh truyền hình Du lịch với mục đích giới thiệu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về du lịch; quảng bá điểm đến Việt Nam, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch; góp phần khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; tạo môi trường, cơ hội cho các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch; cung cấp thông tin, dịch vụ, giới thiệu sản phẩm du lịch tới khách du lịch; góp phần nâng cao số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của ngành du lịch đề ra trong giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.
- Bên cạnh đó, tổng cục du lịch cần tăng cường đẩy mạnh giám sát việc đào tạo, giảng dạy về chuyên ngành Khách sạn - Du lịch tại các trường Đại học, Cao đẳng cũng như tại các trung tâm dạy nghề để đảm bảo nguồn nhân lực đầu vào cho ngành du lịch đều có trình độ chuyên môn cần thiết.
4.3.2.2 Kiến nghị với Thủ đô Hà Nội
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tiến hành quy hoạch phát triển du lịch khai thác các điểm đến du lịch của thành phố Hà Nội để hình thành các chương trình du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Đồng thời, tạo điều kiện cho các công ty khuyếch trương sản phẩm của mình ra thị trường trong nước và quốc tế.
- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội tỉnh cần chủ động đề xuất cơ chế hỗ trợ tư vấn, xây dựng kế hoạch tổng thể tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch rộng rãi tại các thị trường mục tiêu trong và ngoài nước. Chú trọng thị trường khách nghỉ dưỡng cuối tuần tại Hà Nội, khách du lịch văn hóa tâm linh
- Chú trọng khai thác các sản phẩm có ưu thế, nổi bật và đặc thù của tỉnh về văn hóa, lịch sử, tự nhiên. Đồng thời chính quyền địa phương tại các điểm đến phải đưa ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng chèo kéo khách, chặt chém giá, móc túi, cướp giật,... Các tổ chức chính quyền địa phương cần nâng cao ý thức cộng đồng dân cư tại địa phương để người dân có thái độ tích cực đối với du khách.
- Thủ đô cần tập trung hoàn thiện quá trình chỉnh trang đô thị bởi cho đến nay vẫn còn nhiều tồn tại bất cập trên vỉa hè bị đào bới dở dang, các công trình xây dựng ngổn ngang, lấn chiếm hành lang vỉa hè,... Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng nên cải tạo một số tuyến đường để hạn chế ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
- Tằng cường công tác vệ sinh môi trường tại các điểm đến tạo không khí trong lành để tiếp đón khách. Đồng thời, tạo điều kiện để các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình với du
khách. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tiến hành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, đem lại hiệu quả thực sự cho ngành du lịch. Tránh hiện tượng giảm giá làm giảm chất lượng các dịch vụ dẫn đến giảm uy tín của ngành và giảm doanh thu.