Một vài trường hợp thành công – thất bại trong thực tế

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán và sáp nhập DN hướng đi mới của thị trường tài chính VN (Trang 31 - 33)

Giới kinh doanh toàn cầu hiện đang chứng kiến không ít những vụ đổ bể của các thỏa thuận sáp nhập trước đó từng diễn ra tốt đẹp, hứa hẹn một tương lai mới cho ngành.

Ngày 4/10 năm 2007 vừa qua, hãng sản xuất ôtô số một nước Đức DaimlerChrysler AG đã quyết định đổi tên thành Daimler, trút bỏ những tàn tích cuối cùng của vụ mua lại hãng Chrysler vào năm 1998 với giá 40 tỷ USD. Mặc dù tiếp tục duy trì cổ phần 19,9% trong Chrysler, các cổ đông của Daimler hẳn sẽ rất vui mừng được quên đi quãng thời gian “sống chung” này - một thời kỳ đầy rẫy những kiện tụng liên quan đến thỏa thuận mua lại, thiếu

những mẫu xe thu hút, sự xung đột về văn hóa và cách thức điều hành giữa các nhà quản lý của phía Mỹ và phía Đức, cũng như thâm hụt tài chính nặng nề. Tình hình kinh doanh tồi tệ, mặc dù với các nhãn hiệu truyền thống của Daimler vẫn có một mức tăng trưởng đáng kể ở các dòng xe Mercedes, tuy nhiên Daimler luôn phải gánh chịu những khoản lỗ khổng lồ từ công ty Mỹ, làm cho tình hình tài chính chung bị ảnh hưởng nặng nề.

Tháng 5/2007 vừa qua, Daimler đã đồng ý bán lại phần lớn cổ phần của tập đoàn cho một công ty đầu tư tư nhân ở Mỹ có tên Cerberus Capital Management với giá chỉ 6 tỷ USD. Qua thỏa thuận này, 80% cổ phần tại Chrysler sẽ thuộc quyền kiểm soát của quỹ đầu tư này. Ngay lập tức báo cáo kết quả kinh doanh sơ bộ cuối năm 2007 của Daimler có những chuyển biến quan trọng khi mà doanh thu không thay đổi bao nhiêu so với mức 99,222 tỷ euro, nhưng EBIT của năm 2007 đã tăng 75% từ 5 tỷ euro năm 2006 lên thành 8.71 tỷ euronăm 2007. Đây làm một mức tăng chưa từng có trong lịch sử của hãng sản xuất ô tô lớn thứ 2 thế giới này.

Tương tự như thương vụ thất bại của Daimler ngày 1/10/2007, trang web bán đấu giá trực tuyến lớn nhất thế giới eBay thừa nhận là mình đã trả “hớ” trong thỏa thuận trị giá 2,6 tỷ USD mua lại công ty dịch vụ điện thoại Internet Skype vào năm 2005. eBay cho biết, họ đã phải chi tới 1,4 tỷ USD chothương vụ này, và những người sáng lập ra Skype là Niklas Zennström và Janus Friis ra đi với không một lời từ biệt những ngườitrước đó đã từng “ve vãn” họ.

Mặt khác cũng không thể phủ nhận thực tế rằng, đã có không ít những thỏa thuận lớn đã đem lại những kết quả tuyệt vời. Một trong những thỏa thuận tốt đẹp nhất là thỏa thuận năm 1965 sáp nhập Pepsi-Cola và Frito-Lay để tạo thành PepsiCo.. Trong những thập kỷ sau đó, Pepsico đã trở thành một người khổng lồ toàn cầu với 15 thương hiệu, mỗi thương hiệu đạt doanh thu trên 100 triệu USD mỗi năm.

Vào tháng 7/2005, nhiều người đã nghi ngờ sự thành công khi tập đoàn truyền thông News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch bỏ ra 580 triệu USD để mua lại mạng xã hội ảo MySpace, tuy nhiên, các nhà phân tích tính toán rằng, hiện nay, MySpace có giá khoảng 10 tỷ USD. Như vậy, rõ ràng là tỷ phú truyền thông Murdoch đã giành được khoản hời lớn.

Tuy nhiên, không vì những thất bại này mà thị trường mua bán – sáp nhập sẽ trở lên kém sôi động hơn, mà ngược lại thị trường này sẽ luôn phát triển để đáp ứng các nhu cầu cần mở rộng hoặc tái cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.

Qua những thương vụ thành công, thất bại được kể trên đây, thì đâu là lý do chính của những thất bại này, Việt Nam sẽ học được gì từ những thất bại đó, vì theo quan điểm của mình, chúng ta học được nhiều điều từ thất bại hơn là từ thành công. Chúng ta sẽ tránh được nhiều cạm bẫy hơn khi nghiên cứu nguyên nhân từ những thất bại này.

Chương 3: BÀI HỌC TỪ CÁC THƯƠNG VỤ MUA BÁN – SÁP

NHẬP TRÊN THẾ GIỚI CHO THỰC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1 CÁC YẾU TỐ DẪN TỚI VIỆC THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI CỦA

MỘT THƯƠNG VỤ MUA BÁN – SÁP NHẬP

Ở phần trên, chúng ta đã biết được muốn gia tăng giá trị cho doanh nghiệp sau sáp nhập thì việc quan trọng nhất đó là phải xác định được giá trị của bên bán và giá trị cộng hưởng được tạo ra làm gia tăng giá trị cho thương vụ, từ đó bên mua đề xuất được một giá mua hợp lý. Đó là tiền đề cho một thương vụ sáp nhập thành công. Tuy nhiên, thành công hay thất bại của một thương vụ M&A không chỉ dừng lại ở đó, mà chính các chính sách quản trị trong việc thay đổi nhấn mạnh tới con người sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một cuộc mua bán – sáp nhập.

Phần này, đề tài sẽ đề cập đến các nguyên nhân có thể dẫn tới thất bại của một cuộc mua bán hoặc sáp nhập. Tuy nhiên vấn đề này nên được hiểu rộng hơn một chút nữa, những nguyên nhân này nếu được giải quyết tốt thì cũng chính là con đường đưa tới thành công của doanh nghiệp trong quá trình hợp nhất. Sau phần này, chương sẽ là các kinh nghiệm của các nhà quản trị trên thế giới giải quyết vấn đề này như thế nào, trong quá trình tái cấu trúc sau hợp nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán và sáp nhập DN hướng đi mới của thị trường tài chính VN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)