0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Trách Nhiệm Và Thành Phần Của Nhóm Sáp Nhập Và Hội Đồng Sáp Nhập

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DN HƯỚNG ĐI MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN (Trang 46 -53 )

Trong chức năng củangười cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp thì bộ phận sáp nhập phải đảm bảo một sự quản lý đạt tiêu chuẩn, hiệu quả và chuyên nghiệp đối với các dự án mua bán – sáp nhập.

Trách nhiệm của bộ phận sáp nhập bao gồm:

 Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết trong việc xác định mục tiêu, bên bán, mua tiềm năng, và các đối tác đáng tin cậy.

 Thay mặt công ty quản lý và kiểm soát thương vụ mua bán – sáp nhập.

 Thể hiện cái nhìn công tâm , khách quan và các ý kiến độc lập về các dự án mua lại – sáp nhập.

 Hỗ trợ các phân tích tài chính, định giá và tái cấu trúc sau sáp nhập.

 Hỗ trợ và tham gia vào thương vụ cũng như khi thương thảo hợp đồng.

 Đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách nội bộ của công ty và các quy định của pháp luật về mua bán – sáp nhập.

 Hỗ trợ hoàn thành các kiểm tra tình hình hoạt động và đạt tới các mục tiêu chiến lược của công ty

 Dự phòng và hỗ trợ các hồ sơ cần thiết và các hệ thống để quản trị các công ty con sau sáp nhập.

 Duy trì một cơ sở dữ liệu kiến thức về mua bán – sáp nhập phong phú, các tình huống thục tếđể đảm bảo luôn quản lý chuyên nghiệp và phù hợp các dự án M&A.

Bộ phận sáp nhập chịu trách nhiệm lập các báo cáo về tình hình mua bán –sáp nhập và được gửi về cho hội đồng quản trị của công ty.Điều này cho phép hội đồng quản trị có thể nắm bắt được tình hình của công ty.

Hội đồng sáp nhập cần gồm có các thành viên đến từ Phòng phát triển doanh nghiệp (chủ tịch hội đồng), bộ phận Tài chính (thành viên thường trực của Hội đồng sáp nhập) và các thành viên của các bộ phận có liên quan trực tiếp tới từng thương vụ sáp nhập cụ thể. Trách nhiệm và các chức năng cụ thể của Hội đồng sáp nhập được nêu ra trong phần dưới đây.

Hội đồng sáp nhập này sẽ gặp những bên được yêu cầu. Nhìn chung, quy trình ra quyết định sẽ được thực hiện theo điều lệ thuộc một thủ tục còn hiệu lực của công ty. Chủ tịch của hội đồng sáp nhập có nhiệm vụ phải báo cáo cho giám đốc và hội đồng quản trị của công ty biết về các vấn đề mua bán sáp nhập đang diễn ra tại công ty.

4.2.3

Các Chính Sách Và Thủ Tục Về Quy Trình Mua Bán – Sáp Nhập Cho Việc Sáp Nhập Hoặc Chia Tách (Xem phụ lục)

4.2.3.1 Giai đoạn tiền giao dịch

Giai đoạn này thường được khởi xướng bởi các bộ phận và được hỗ trợ bởi phòng Chiến lược thuộc bộ phận Phát triển doanh nghiệp và nhóm sáp nhập. Giai đoạn này bao gồm các phác thảo ban đầu các chiến lược mua lại, sáp nhập và chia tách, xác định các đối tác liên doanh, mục tiêu để mua lại, hoặc người mua tiềm năng trong trường hợp chia tách.

Toàn bộ các thỏa thuận ràng buộc pháp lý và không có tính chất pháp lý (như các thỏa thuận bí mật, thư chào mua, bản ghi nhớ, hợp đồng mua bán, liên doanh) phải được thương lượng và kết luận bởi các bộ phận có tham gia và nhóm sáp nhập. Đối với việc chia tách, nhóm sáp nhập cũng đảm đương trách nhiệm này. Việc chọn lựa và ký kết với Ngân hàng đầu tư nào cho các

dự án mua bán – sáp nhập là trách nhiệm của nhóm sáp nhập sau khi đã xem xét thảo luận với bộ phận tài chính – ngân sách.

Một trách nhiệm kiểm soát sẽ được làm rõ và phân công cụ thể đối với từng dự án sáp nhập và được đảm nhiệm bởi phòng tài chính. Thêm vào đó, phòng tài chính cũng sẽ được phân công một trách nhiệm đặc biệt nữa. Người đại diện của phòng tài chính phải tuân thủ mọi chính sách tài chính có liên quan của toàn công ty. Các yêu cầu về các công việc chuyên môn từ nội bộ như là luật pháp, thuế, ngân sách, tài chính, kế toán, nhân sự sẽ được thực hiện bởi từng phòng ban và nhóm sáp nhập trong khoảng thời gian nhất định.

4.2.3.2 Cổng 1: Phê chuẩn bước đầu

Trên quyết định của một dự án mua lại – sáp nhậpvà bước đi trước tiên tới bấy kỳ sự giao kết hoặc không giao kết nào được thể bằng văn bản, bộ phận sáp nhập và bộ phận Kiểm Soát & Kế Hoạch tài chính phải tham gia vào thương vụ sáp nhập này để xem xét chiến lược, mức độ phù hợp tài chính cũng như là tái cấu trúc thương vụ giúp cho Hội đồng sáp nhập (“Cổng 1”). Hội đồng sáp nhập có thể để người ra quyết định tại Cổng 1 cho Hội đồng quản trị. Hội đồng sáp nhập hoặc hội đồng quản trị sẽ quyết định là có tiếp tục hay không tiếp tục dự án này nữa và có thể cung cấp các công cụ để tiếp tục với các thông số chắc chắn hay không. (Xem bảng 4.2)

4.2.3.3 Giai đoạn thực hiện giao dịch

Giai đoạn này là bước tiếp theo sau khi các phác thảo đầu tiên của dự án được thông qua tại cổng 1. Nếu thấy phù hợp với các công cụ tài chính được Hội đồng sáp nhập cung cấp, nhóm sáp nhập và các bộ phận sẽ tham gia như một Nhóm Quản Trị Dự Án. Nhóm này sẽ đảm bảo rằng quy trình này được tuân thủ chặt chẽ và có tất cả các bước cần thiết (như: thư chào mua, nghiên cứu công ty, định giá và thương lượng) được đảm nhận để quản lý hiệu quả thương vụ này theo một cách chuyên nghiệp nhất.

Nhóm sáp nhập có trách nhiệm làm rõ lợi ích của bên thứ ba, dẫn dắt quy trình nghiên cứu và định giá công ty. Nhóm sáp nhập cũng là người dẫn dắt quá trình thương thảo hợp đồng với bên đối tác.

4.2.3.4 Cổng 2: Phê chuẩn

Trước khi ký vào thỏa thuận cuối cùng hoặc một văn bản pháp lý nào đó cái mà cung cấp chi tiết về một thương vụ cụ thể, nhóm sáp nhập và bộ phận kiểm soát có trách nhiệm sẽ tham gia trình bày kết quả của các cuộc thương lượng cho Hội đồng sáp nhập phê chuẩn (“Cổng 2”). Ban lãnh đạo phải phê chuẩn các thương vụ có giá trị lớn, mức này là tùy thuộc vào quy mô của từng công ty áp dụng. Hội đồng sáp nhập sẽ đưa ra lời khuyên cho tất cả các thương vụ. Hội đồng sáp nhập có quyền phê chuẩn các thương vụ với giá trị nhỏ tới một mức nào đó tùy thuộc vào quy mô của từng công ty.

Giá trị của một thương vụ bao gồm toàn bộ số tiền phải trả hoặc nhận được trong một giao dịch cụ thể (như giá mua, hay số tiền thu được, nợ và số kiếm được tối đa) và không bao gồm chi phí của dự án (như phí tư vấn từ bên ngoài, chi phí bên trong doanh nghiệp và các chi phí tương tự khác).

4.2.3.5 Giai đoạn thực thi – Kết thúc bản ghi nhớ

Sau khi ký kết thúc một dự án mua bán – sáp nhập, Nhóm sáp nhập sẽ gửi một “Bản ghi nhớ” về việc kết thúc giao dịch tới Hội đồng sáp nhập và lập thành văn bản toàn bộ các liên kết pháp lý sau khi giao dịch kết thúc.

4.2.3.6 Giai đoạn sau giao dịch

Nhận thức rõ một khái niệm hợp nhất là một phần không thể thiếu của giai đoạn sao giao dịch và trách nhiệm này là của phòng Chiến Lược thuộc bộ phận Phát triển của doanh nghiệp và của chính bộ phận mới được sáp nhập.

Nhóm sáp nhập chịu trách nhiệm quản lý các công việc sau khi thương vụ kết thúc, ví dụ như việc tái cấu trúc, các vấn đề tuân thủ luật pháp (như đảm bảo cổ tức và quyền bổ nhiệm ban lãnh đạo), các vấn đề khác và chắc chắn rằng các công việc phải phù hợp và đúng thời gian được giao cho các phòng ban liên quan.

Một quy trình đánh giá sau giao dịch có thể diễn ra trong vòng 18 tháng sau ngày ký hoặc ngày kết thúc một thương vụ M&A. Nó sẽ dựa trên những thông tin bao gồm cả sự phê chuẩn tại cổng 2 và có một kế hoạch được so sánh với thực tế đạt được về chiến lược và các mục tiêu kinh tế cũng như khái niệm thống nhất. Quá trình đánh gia sau giao dịch được giao cho bộ phận Phát triển doanh nghiệp đứng đầu cùng với sự trợ giúp từ bộ Kiểm soát & Kế hoạch tài chính và nhóm sáp nhập. Kết quả của quá trình đánh giá này được báo cáo bằng văn bản tới Hội đồng sáp nhập của công ty.

4.2.3.7 Tiếp tục các báo cáo

Nhóm sáp nhập duy trì một cơ sở dữ liệu phong phú và đầy đủ về các thương vụ đã qua để cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về tất cả các dự án mua bán – sáp nhập của công ty và trạng thái hiện nay của nó. Bức tranh toàn cảnh của tất cả các thương vụ mua bán – sáp nhập này sẽ được gửi đến các thành viên thường trực của Hội đồng sáp nhậpthường xuyên.

4.2.4

Các Chính Sách Và Thủ Tục Thể Hiện Quy Trình Phê Chuẩn Cho Sự Hình Thành, Mua Lại Và Giải Phóng Công Ty Con

4.2.4.1 Hướng dẫn thay đổi trong các công ty con.

Trước khi thực hiện bất kỳ công việc tái cấu trúc công ty con nào trong tập đoàn, như một vài mẫu điển hình sau:

 Hợp nhất toàn bộ quy định mới (bao gồm cả việc tái thành lập của một công ty ngừng hoạt động)

 Sáp nhập và xác định lại vị trí của công ty con và

 Giải tán hoặc đóng cửa các chi nhánh

Phòng quản lý các công ty mua lại và sáp nhập phải được giao kiểm tra lại vấn đề này và đồng ý với những đề xuất hợp lý. Một mẫu đề nghị đặc biệt sẽ được nhóm sáp nhập cung cấp.

4.2.4.2 Quy trình phê chuẩn

Nhóm quản lý các công ty được mua lại và sáp nhập sẽ đảm bảo sự ưng thuận hợp lý từ các chuyên gia bên trong công ty như là các phòng pháp lý, thuế, ngân sách, kế toán và tài chính được ưu tiên nhận trước để nộp những yêu cầu này cho Hội đồng sáp nhập.

Nhóm quản lý các công ty sáp nhập và phòng tài chính sẽ tham gia thuyết trình những yêu cầu này tới các thành viên thường trực của Hội đồng sáp nhập. Hội đồng này có quyền phê chuẩn giao dịch có giá trị nhất định đã được hội đồng quản trị của công ty thông qua bằng điều lệ công ty.

4.2.5

Trách Nhiệm Và Các Trợ Giúp Của Nhóm Quản Lý Công Ty Sáp Nhập

Cùng với các bộ phận, nhóm quản lý công ty được sáp nhập sẽ tái kiểm tra cấu trúc doanh nghiệp trên một cơ sở thông thường để ấn định những thứ tiếp tục phù hợp với các yêu cầu kinh doanh và cần thiết duy trì toàn bộ hoặc các thực thể pháp lý chắc chắn với mục tiêu hỗ trợ một cấu trúc doanh nghiệp gọn nhẹ và sử dụng chi phí yếu quả.

Nhóm quản lý công ty được sáp nhập sẽ duy trì các văn bản được yêu cầu để xuất bản thông tin trên các công ty con của tập đoàn. Thêm vào đó, dựa trên một cơ sở thông thường, phòng ban này cũng sẽ gửi chứng cứ rõ ràng bằng văn bản được yêu cầu để chứng nhận sở hữu của công ty mẹ đối với công ty con.

Nhóm quản lý công ty được sáp nhập cũng đưa ra các chỉ đạo cho công ty con để giải quyết tốt nhất các vấn đề doanh nghiệp còn tồn tại khi tiến hành sáp nhập, và tiến trình khôi phục hoạt động sau sáp nhập.

4.3 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN

– SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM

4.3.1

Tầm Quan Trọng Của Pháp Luật Đối Với Trào Lưu Mua Bán Và Sáp Nhập

Liên minh châu Âu EU đã tiến hành kiểm tra lại toàn bộ Luật sáp nhập công ty sau khi Toà án châu Âu bác bỏ 3 lệnh cấm sáp nhập mà EU thông qua, đồng thời bổ sung một số điều luật mới hướng đến mục tiêu cải thiện quá trình sáp nhập các công ty trên lãnh thổ châu Âu, đảm bảo tính nghiêm túc đối với các quyết định sáp nhập của EU và bảo vệ các cuộc sáp nhập trước Toà án châu Âu.

Uỷ ban cạnh tranh của EU đã thảo luận với Cơ quan chống độc quyền Mỹ về các biện pháp để hoạt động cạnh tranh giữa châu Âu và Mỹ được hợp lý hơn, thông qua việc hai châu lục này sẽ thường xuyên trao đổi thông tin về các vụ sáp nhập nhằm giảm thiểu những rủi ro ảnh hưởng

đến lợi ích của các công ty cũng như của người tiêu dùng. Monti cũng cho rằng cần phải tăng cường tính minh bạch thông tin về các công ty mua bán, sáp nhập, đồng thời việc tạo ra hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng cho việc mua bán, sáp nhập công ty là rất cần thiết.

4.3.2

Để Phát Triển Hoạt Động Mua Bán – Sáp Nhập ở Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều ngang và chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, sẽ có doanh nghiệp phá sản, bị thôn tính lại... Và tất yếu sẽ hình thành nhu cầu cần mua, cần bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp đẻ lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên, như đã đề cập, mua bán doanh nghiệp không đơn giản như mua bán một sản phẩm hàng hóa thông thường. Một thương vụ sáp nhập thành công hay không phụ thuộc vào vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu sáp nhập...

Hiện nay các văn bản pháp lý thực sự để điều chỉnh hoạt động mua bán – sáp nhập ở Việt Nam còn rất ít, hầu hết tất cả còn rất chung chung, mơ hồ. Nên muốn có một thị trường mua bán – sáp nhập phát triển Việt Nam cần tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán sáp nhập có thể thực hiện thành công giao dịch này, để điều này xảy ra cần đảm bảo những điều kiện sau:

Thứ nhất,Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nhu cầu M&A của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Ngoài ra, cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trường, trong môi trường kinh doanh đó phải có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Đó chính là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, có doanh nghiệp bị phá sản, thôn tính... Tất yếu, môi trường đó sẽ hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn.

Thứ hai, bộ tài chính và ủy ban chứng khoán nhà nước cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động mua bán – sáp nhập nói riêng, bởi vì trong hoạt động mua bán – sáp nhập, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị, con người... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, không minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Cũng như các thị trường khác, thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hoạt động có tính dây truyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể giá cổ phiểu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo, từ đó kéo theo hệ lụy cho cả nền kinh tế nếu một trong hai công ty sáp nhập là một tập đoàn lớn cỡ như

các tổng công ty của nhà nước. Hơn nữa, hoạt động M&A hàm chứa rất nhiều yếu tố rủi ro, tình trạng độc quyền có thể tạo ra khi mà các thương vụ lớn trong một ngành được tiến hành,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DN HƯỚNG ĐI MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VN (Trang 46 -53 )

×