Nguyên công III: Phun kim loạ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành cơ khí đóng tàu Lập quy trình sửa chữa động cơ YANMAR 6N18ALSV x 515KW (Trang 79 - 81)

- Dụng cụ: Chai gió, dụng cụ cầm tay, giẻ lau.

3.1.3.2.Nguyên công III: Phun kim loạ

* Yêu cầu kĩ thuật

Chuẩn bị phun kim loại :để nâng cao độ bám của lớp phun thì trước khi phun phải làm một số công việc sau

– Bề mặt phải được làm sạch và được chuẩn bị trước bằng các phương pháp thích hợp như gia công cơ khí, phun bi, gại điện

– Sau khi làm sạch và tạo độ nhấp nhô, khoảng 2 giờ sau phải tiến hành phun bởi nếu để lâu bề mặt được làm sạch sẽ bị oxi hóa bởi không khí

Các thông số khi phun:

– Độ cứng của lớp phun 200 HB – Đường kính dây phun φ=2,5 mm

– Ngọn lửa phun kim loại: đối với đầu phun bằng khí cháy axetilen và oxi phải chọn ngọn lửa trung tính do ngọn lửa khí có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của lớp kim loại phun

– Tỉ lệ khí oxi và C2H2 cần phải tránh đốt cháy kim loại khi phun nên ta chọn tỉ lệ : = 2 2 2 H C O 1,1÷1,2

– Công suất đầu phun 4Kg/h – Áp lực khí nén 7 at

– Chiều dày lớp phun δ=3 mm – Góc nghiêng đầu phun α=45o

– Khoảng cách từ đầu phun tới bề mặt chi tiết h=100 mm – Tốc độ dịch chuyển của súng phun 1,2 mm/v

– Tốc độ quay của chi tiết 10 v/p * Dụng cụ

– Máy phun kim loại – Đồ gá

* Trình tự tiến hành

– Các ống dẫn khí oxi và C2H2 và không khí có áp suất khoảng 6÷7 at. Hỗn hợp khí này cháy tạo ra ngọn lửa như ngọn lửa hàn khí

– Dưới tác dụng của ngọn lửa đầu dây kim loại bị đốt cháy, đồng thời không khí nén thổi lên giọt kim loại lỏng làm bắn ra những hạt kim loại lỏng nhỏ bay theo dòng khí nén với tốc độ rất nhanh khoảng 100÷200 (m/s) sau đó đập lên bề mặt vật đắp

Hình 3.5 Phun kim loại

1. Piston 2. Đầu phun 3. Dây phun

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành cơ khí đóng tàu Lập quy trình sửa chữa động cơ YANMAR 6N18ALSV x 515KW (Trang 79 - 81)