CNH,HĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 26 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2. CNH,HĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

1.1.2.1. Quan niệm về CNH, HĐH

Ở nước ta cụm từ CNH thường thiên về mặt kỹ thuật, được xem như một quá trình chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế công nghiệp. Nội dung cốt lõi của CNH là cải biến kỹ thuật tổng thể của nền kinh tế. Điều đó được phản ánh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế mà nông nghiệp vốn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cũng như

27

tổng lao động xã hội sang một nền kinh tế trong đó công nghiệp và dịch vụ mới là quan trọng. Mối quan tâm chính của chiến lược CNH được quy về sự lựa chọn thứ tự ưu tiên trong phát triển các ngành kinh tế. Cách hiểu như vậy thường bỏ qua quá trình cải biến xã hội, những biến đổi thể chế song hành với tiến trình cải biến kinh tế, kỹ thuật của CNH mà thiếu chúng quá trình CNH trở nên kém hiệu quả.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vị trí nền tảng của công nghiệp trong thời kỳ quá độ, đã có sự chuyển hướng chiến lược về công nghiệp hóa từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm. Từ đó đến nay, việc nhận thức về đường lối công nghiệp hóa được đưa ra từng bước phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Công nghiệp hóa có thể hiểu một cách cơ bản:

Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, áp dụng rộng rãi với hiệu quả cao những tiến bộ khoa học, công nghệ mới hiện đại, làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh, vững chắc của toàn bộ nền kinh tế - xã hội [45, 63].

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, HĐH là quá trình chuyển biến từ tính chất truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến, hiện đại. Về ý nghĩa kinh tế, HĐH được giải thích là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII đến nay và vẫn còn chưa kết thúc. Có người chia quá trình HĐH thành hai giai đoạn: HĐH lần thứ nhất tương ứng với thời kỳ CNH cổ điển, và HĐH lần thứ hai tương ứng với thời kỳ trí thức hóa.

Hiện nay, thường dùng cụm từ CNH, HĐH với cách hiểu là “CNH và HĐH

gắn kết với nhau trong cùng một quá trình, ngay từ đầu và suốt trong các giai đoạn phát triển”. Ở đây, CNH được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ giới hạn ở khía cạnh

kinh tế mà còn cả về mặt xã hội và văn hóa. HĐH theo nghĩa thông dụng, thời gian chỉ là thứ nguyên so sánh. Nói cách khác, chúng ta đang trong giai đoạn CNH, song không hoàn toàn như CNH kiểu cổ điển, chỉ chú ý phát triển công nghiệp để tăng tỷ

28

trọng công nghiệp trong tổn sản phẩm xã hội, mà đồng thời phát triển công nghệ, thực hiện tin học hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức, nghĩa là thực hiện “CNH

kiểu mới” hay nói như văn kiện Đại hội IX CNH theo hướng hiện đại.

Trong bối cảnh hiện nay CNH phải gắn liền với HĐH: “HĐH là quá trình

chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ thủ công là chính sang chỗ sử dụng một cách phổ biến những quy trình công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động, hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao”[48, 63].

CNH, HĐH là hai quá trình nhưng lại đan xen lồng ghép bổ sung cho nhau tạo nên sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1/1994) đã xác định nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH ở nước ta là: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện

các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [16, 65].

Như vậy, quan niệm về CNH, HĐH của Đảng ta đã phản ánh được phạm vi rộng lớn, xác định được vai trò quan trọng của công nghiệp và khoa học - công nghệ trong quá trình CNH, HĐH. Đó thực chất là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

29

1.1.2.2. Đặc điểm đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, đẩy mạnh CNH, HĐH trước hết và chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng

Công nghiệp nặng là đặc điểm nổi bật nhất của tỉnh, đồng thời cũng chính là nhân tố mang tính đột phá để Thái Nguyên đẩy mạnh CNH, HĐH . Việc đẩy mạnh CNH, HĐH ở Thái Nguyên trước hết và chủ yếu trong khu vực công nghiệp nặng bởi các yếu tố sau:

- Công nghiệp nặng là thế mạnh của tỉnh. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện có 34 loại hình khoáng sản, phân bố chủ yếu ở các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ,… Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng giàu về tài nguyên, khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn với nhiều chủng loại phong phú như các mỏ sắt, vàng, chì, kẽm... Điều này đã tạo nên lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn.

- Công nghiệp nặng, nhất là công nghiệp quốc phòng, được chú ý đầu tư phát triển bởi đây là lĩnh vực truyền thống của Thái Nguyên. Thái Nguyên được Trung ương đầu tư xây dựng trở thành một trong những thành phố công nghiệp trọng điểm của khu vực Bắc Bộ, cùng với các khu công nghiệp ở Việt Trì, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh,... Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên chính thức được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh từ năm 1959. Thêm nữa, Đảng và Nhà nước ta cũng đầu tư xây dựng tại Thái Nguyên nhiều cơ sở quốc phòng quan trọng bao gồm hệ thống các nhà máy (Z) chuyên sản xuất vũ khí, máy móc, chuyên dụng cho quân đội cùng với hàng loạt nhà máy, hầm mỏ, cơ sở tuyển quặng, than đã có từ trước với rất nhiều nhà máy cơ khí, vật liệu nổ, chế biến nông, lâm sản mới vừa được xây dựng, Thái Nguyên thực sự trở thành một trong những khu công nghiệp nổi tiếng khu vực Đông Bắc và trở thành cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp Việt Nam.

30

- Thời gian qua, Thái Nguyên đã có bước tiến dài trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cho Thái Nguyên một diện mạo mới, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp nặng. Dấu ấn đánh dấu sự hình thành của ngành công nghiệp nặng ở Thái Nguyên là sự ra đời của 2 trung tâm công nghiệp nặng: Gang thép Thái Nguyên và Cơ khí Gò Đầm. Có thể khẳng định, Thái Nguyên là tỉnh phát triển công nghiệp nặng sớm nhất toàn quốc với ngành công nghiệp luyện kim đen, kim loại màu, cơ khí, chế tạo máy,…

Thứ hai, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH diễn ra phổ biến trong điều kiện

trình độ công nghệ lạc hậu

Thái Nguyên tiến hành CNH, HĐH trên một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, một vị trí địa chính trị quan trọng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Thái Nguyên đã được Trung ương đầu tư xây dựng trở thành một trong những thành phố công nghiệp trọng điểm của khu vực Bắc Bộ. GCCN ở Thái Nguyên phát triển nhanh chóng gắn liền với sự ra đời khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên và trở thành cánh chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, hệ thống dây chuyền sản xuất ở Thái Nguyên được đầu tư từ thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay đã lạc hậu, một vài nơi được đầu tư mới cũng được 15 – 20 năm, công nghệ lạc hậu tiêu tốn năng lượng vật tư, thiết bị chủ yếu là của Liên Xô, Trung Quốc và của các nước Đông Âu cũ. Trong những năm gần đây, việc đầu tư công nghệ cũng được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú ý như đưa chương trình số vào dây chuyền sản xuất song còn chậm, tốc độ đổi mới công nghệ vẫn còn ở mức thấp, thiếu các thiết bị phân tích kiểm tra. Đặc biệt, phần lớn các doanh nghiệp ở Thái Nguyên đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, điểm xuất phát thấp, sức cạnh tranh yếu, một số doanh nghiệp đang trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi. Một số chuyển sang công ty cổ phần đều chịu sự tác động của quá trình thực hiện chuyển đổi cũng như giải quyết các vấn đề hậu cổ phần hoá…

Có thể nói, khoa học và công nghệ ở Thái Nguyên chưa thực sự như một yếu tố của quá trình CNH, HĐH và bản thân khoa học và công nghệ cũng chưa đáp ứng

31

được với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Trình độ khoa học và công nghệ còn yếu và còn thiếu. Do đó để tiến hành CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh thành công thì đòi hỏi phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất mọi nguồn lực sẵn có, tranh thủ tất cả những nguồn lực bên ngoài, đồng thời ra sức tạo dựng thêm những nguồn lực mới, trong đó có nguồn lực khoa học – công nghệ.

Khi tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại được đầu tư phục vụ cho sản xuất thì mâu thuẫn giữa trình độ hiện đại của trang thiết bị, kỹ thuật – công nghệ với trình độ lạc hậu của người sử dụng xuất hiện. Người quản lý, sử dụng công nghệ có trình độ thấp hơn công nghệ thì không thể tiếp thu, càng không thể khai thác có hiệu quả công nghệ, nên làm giảm hiệu suất của vốn đầu tư. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại máy móc tiên tiến được đưa vào ứng dụng trong quá trình sản xuất ngày càng đa dạng và phức tạp. Điều đó đòi hỏi công nhân Thái Nguyên phải được đào tạo bài bản với chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được sự phát triển của khoa học và công nghệ mới.

Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đặt ra cho đội ngũ công nhân Thái Nguyên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ mọi mặt, trở thành những người “công nhân trí thức”, “công nhân trí tuệ”, chỉ có như vậy mới đủ sức tiếp cận với công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, mới có đủ khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Như vậy, phát triển công nghiệp và CNH, HĐH muốn thành công thì điều kiện bắt buộc phải tiếp cận, ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ và nâng cao năng lực của chủ thể thực hiện quá trình này.

Thứ ba, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề với quy mô nhỏ và trung bình

Trong quá trình hội nhập quốc tế và CNH, HĐH của tỉnh, sự phát triển lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII (2010) khẳng định: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn”, đặc biệt trong lĩnh

32

vực công nghiệp: “Phát triển công nghiệp đa ngành, chú trọng chất lượng tăng

trưởng; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp vùng nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề” [21, 32].

Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 11%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm phát triển và đã có những đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thu nhập từ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hàng năm lên tới nhiều tỷ đồng. Tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 120 làng nghề hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp với 4 nhóm ngành nghề chính là sản xuất, chế biến nông sản; may - thêu ren, dệt thổ cẩm; đồ gỗ, mây tren đan, mành cọ; sản xuất vật liệu xây dựng. Thực hiện phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2010 - 2015, Thái Nguyên đặc biệt coi trọng, tăng cường hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp - làng nghề khu vực nông thôn phát triển. Tỉnh có kế hoạch dành khoảng 200 tỷ đồng cho hoạt động khuyến công, hỗ trợ các cơ sở sản xuất; lồng ghép các dự án phát triển kinh tế - xã hội với các đề án của chương trình khuyến công để tăng thêm nguồn lực cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Chính quyền địa phương và các ngành Nông nghiệp, Khoa học - công nghệ... tiếp tục triển khai các dự án phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ - thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực..., góp phần để tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển nhanh, bền vững.

Thực hiện chương trình phát triển tổng thể tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nông lâm sản - thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp gia công cơ khí, dệt may, da giày, sản xuất vật liệu xây dựng... Thái Nguyên tập trung triển khai nhiều giải pháp đưa tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trở thành nguồn lực kinh tế mạnh với mục

33

tiêu: “nâng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đến năm 2015 đạt trên 4.100 tỷ đồng, đảm bảo mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 26% trở lên, tạo thêm việc làm mới cho 18.000 lao động nông thôn”.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)