0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nhóm giải pháp về tiếp tục phát triển, phát huy nguồn nhân lực, tạo việc

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (Trang 67 -73 )

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nhóm giải pháp về tiếp tục phát triển, phát huy nguồn nhân lực, tạo việc

việc làm và thu nhập.

Thứ nhất, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

GCCN ở Thái Nguyên là lực lượng trực tiếp gắn bó với nền sản xuất công nghiệp, song trên thực tế do những điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là việc tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại còn rất hạn chế làm cho GCCN ở Thái Nguyên chưa thực sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Do đó phát triển GCCN không thể không đẩy mạnh sản xuất theo hướng hiện đại hoá trên tất cả mọi khu vực kinh tế, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đẩy mạnh quá trình sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm mới có năng suất cao. Các ngành sản xuất được

68

hình thành đa dạng, tạo nên sự phong phú trong cơ cấu công nghiệp. Mặt khác, sẽ làm tăng số lượng công nhân lao động ở các lĩnh vực khác nhau, trình độ ngày càng được nâng cao và mở rộng theo hướng tăng dần trí tuệ kết tinh trong sản phẩm lao động. Không thể không đẩy mạnh CNH, HĐH và GCCN lớn mạnh nếu không đẩy nhanh, đẩy mạnh nền sản xuất xã hội theo hướng hiện đại.

Bước vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại với sự xuất hiện và biến đổi nhanh chóng của một loạt công nghệ mới như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử... đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế giới với những mức độ khác nhau, đem lại những thành quả cực kỳ to lớn cho nhân loại, đồng thời cũng gây ra những hậu quả xã hội hết sức sâu sắc. Đặc biệt đối với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi tận gốc, từ công cụ lao động đến đối tượng lao động, từ cách thức sản xuất đến phương pháp quản lý.... Công nghệ thông tin đang là nhân tố cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn phát triển mới về chất của sản xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ chiếm tỷ phần chủ yếu của sản phẩm. Nền công nghiệp hiện đại đã làm cho trình độ của lực lượng sản xuất ngày một tăng lên, những người công nhân – lực lượng sản xuất chính cũng vì vậy được nâng cao cả tri thức hiểu biết lẫn trình độ tay nghề. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh sản xuất theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của công nhân, phát triển lực lượng sản xuất được coi là một trong những giải pháp có tính chất cấp bách cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

Thứ hai, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân.

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đặt ra yêu cầu bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Vì vậy, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân đang là đòi hỏi bức thiết, trước mắt và cũng là nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong

69

việc xây dựng GCCN ở Thái Nguyên. Thực tế hiện nay, trình độ học vấn, tay nghề của công nhân Thái Nguyên còn thấp, thiếu cân đối, phân bố không đều. Tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo còn cao trong khi số được đào tạo lại không đáp ứng được đỏi hỏi của thực tiễn sản xuất. Sự thiếu hụt công nhân đã qua đào tạo, đủ khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh muốn mở rộng sản xuất và cải tiến công nghệ mới. Ngày hội việc làm tỉnh Thái Nguyên hàng năm được tổ chức song bản thân các doanh nghiệp không tìm được quá 50% nhân lực cần tìm, bản thân người lao động chỉ có 39% tìm được việc làm như ý muốn, chủ yếu là lao động giản đơn.

UBND tỉnh đã tổ chức xây dựng và triển khai “Đề án phát triển Giáo dục và

Đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”. Trong đó rất chú trọng đến vấn

đề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung chất lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng lên nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Do vậy nâng cao trình độ học vấn tay nghề cho công nhân là một nhiệm vụ cấp bách, nếu chậm giải quyết sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để nâng cao trình độ mọi mặt cho GCCN, hiện nay cần phải đổi mới và nâng cao về nội dung, phương pháp, phương tiện đào tạo.

Tỉnh phải tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, qui mô đào tạo công nhân trong các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện tại Thái Nguyên có nhiều trường Đại học, trường Cao đẳng và THCN dạy nghề nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thấp kém, các thiết bị dùng cho học tập, thực hành nghề quá cũ không phù hợp với thực tế sản xuất.

Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp công nhân về ý nghĩa của việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề cho công nhân.Vận động mọi tầng lớp nhân dân nhất là đội ngũ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trọng điểm trên địa bàn tham gia vào quá trình xã hội hoá quá trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GCCN, khuyến khích mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, đào tạo

70

lại với đủ các loại hình cả dài hạn, ngắn hạn, chuyên sâu chú trọng đào tạo nghề và công nghệ trực tiếp tại công ty, xí nghiệp với hình thức liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nhằm trang bị cho công nhân những kiến thức kỹ thuật công nghệ cập nhật gắn liền với quá trình sản xuất. Cùng với việc mở rộng qui mô đào tạo cũng cần đầu tư, đào tạo chuyên sâu đội ngũ công nhân có trình độ cao thực hiện “Trí

thức hoá công nhân ”, hình thành đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao.

Tham vấn với các địa phương khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân qua nhiều con đường khác nhau nhằm nâng dần trình độ công nhân tỉnh lên ngang tầm với công nhân ở các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển giao kinh nghiệm đào tạo, có hướng liên doanh đào tạo, dạy nghề với nước ngoài để có thể tận dụng vốn, kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao trình độ cho GCCN Thái Nguyên.

Thứ ba, chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng và các vấn đề bức xúc phát sinh trong thực tiễn lao động sản xuất, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân.

Nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định trong doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 22/CT ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo Công đoàn trong các doanh nghiệp thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-TLĐ ngày 18/6/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khoá X) về “Đổi mới, nâng cao chất lượng thoả ước lao động tập thể trong các cấp công đoàn”. Kết quả đến nay đã có 185/210 doanh nghiệp (có tổ

chức công đoàn) xây dựng thỏa ước lao động tập thể đạt 88%. Phối hợp cùng phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các sở ngành tổ chức 4 cuộc Hội thảo “Tăng cường công tác xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến

bộ trong doanh nghiệp” cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đông

công nhân viên chức trên địa bàn. Hoạt động của hội đồng hoà giải cơ sở phát huy hiệu quả, chính vì vậy mà trong thời gian qua, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn từng bước được ổn định, từ 2008 đến nay trên địa bàn tỉnh Thái nguyên mới chỉ xảy ra 07 vụ ngừng việc tập thể, Liên đoàn Lao động tỉnh, chính quyền các địa

71

phương đã kịp thời phối hợp với các ngành chức năng, trực tiếp đối thoại với người sử dụng lao động và người lao động để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Đối với vấn đề giải quyết việc làm và điều kiện việc làm cho công nhân

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh; quy mô mở rộng và chất lượng nâng cao, tạo thêm nhiều việc làm, thu hút một lực lượng lao động lớn chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 3318 doanh nghiệp đang hoạt động với 8,6 vạn công nhân viên lao động. Đây là một lực lượng lao động góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Mặt khác, vấn đề việc làm cũng cần phải được tỉnh chú ý khi gắn với thị trường lao động. Thị trường lao động là một bộ phận của thị trường, nó góp phần vào việc phát triển kinh tế thị trường theo hướng bền vững, vì nó liên quan đến con người, giải phóng và phát huy triệt để vốn con người, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hợp tác, hài hòa, đồng thuận xã hội.

Phát triển thị trường lao động trong tỉnh là biện pháp quan trọng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sức lao động, của sản phẩm, của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Song song với quá trình này, cần phải xây dựng chiến lược và tăng đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước, các khu vực phù hợp với lao động của tỉnh, tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu, nhất là đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, ngoại ngữ, văn hóa, pháp luật của Nhà nước mà lao động của tỉnh sẽ sang làm việc, hoàn thiện pháp luật về xuất khẩu lao động, đảm bảo các bên giao dịch việc làm theo hợp đồng được thuận lợi, chống tiêu cực. Sắp xếp đổi mới lại một số trung tâm giới thiệu việc làm, doanh nghiệp xuất khẩu lao động như trung tâm xúc tiến thương mại và giới thiệu việc làm của trường Cao đẳng nghề Thái Nguyên, trung tâm giới

72

thiệu việc làm của Sở lao động thương binh - xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh… đủ năng lực cạnh tranh và đủ sức cạnh tranh quốc tế.

Ở Thái Nguyên, môi trường và điều kiện việc làm của công nhân còn kém, tai nạn nghề nghiệp còn nhiều, sức cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế cũng như vấn đề về lợi ích kinh tế khiến các doanh nghiệp tăng cường độ lao động, thời gian lao động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng sức khỏe của người công nhân. Do đó, cần có những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người công nhân, có như vậy họ mới yên tâm sản xuất. Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cần phải chấp hành các quy định về an toàn lao động và trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, cũng như các điều khoản trong Luật lao động và Luật Công đoàn…. Cùng với đó, các cơ quan quản lý cũng cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các quy định về môi trường lao động, an toàn lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đối với vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiền lương

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 thu nhập bình quân là 1,7 triệu đồng, năm 2012 là 3,4 triệu đồng, tăng 15 – 20 % mỗi năm. Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, duy trì sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tạo đủ việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên trong năm 2011-2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình trạng giá cả, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn. Đời sống của một bộ phận công nhân viên lao động cũng bị ảnh hưởng do thiếu việc làm, tiền lương thu nhập không ổn định, đã có 2.447 lượt công nhân lao động thiếu việc làm thường xuyên, tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với vấn đề về nhà ở cho công nhân

Thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/04/2009 của Chính phủ về chương trình nhà ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, nhà ở cho sinh viên và nhà ở cho người có thu nhập thấp; với sự nỗ lực vận động các cấp, các ngành chung tay giải quyết những vấn đề bức xúc trong công nhân lao động. Một số

73

doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng khu nhà ở tập chung cho công nhân lao động như: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim loại mầu Thái Nguyên, Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn.... Trong đó nổi bật là công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG với trên 250 phòng cho trên 1000 công nhân ở với giá ưu đãi và điều kiện an ninh đảm bảo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan tâm hơn đến văn hóa doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hội trường, phòng đọc sách, nhà thi đấu thể thao, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao cho người lao động. Đầu tư xây dựng, trang bị hiện đại cho nhà ăn ca, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Những đơn vị tiêu biểu như: Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy luyện thép Lưu Xá (công ty Cổ phần Gang thép Thái nguyên), công ty Kim loại màu,...

Để giải quyết vấn đề nhà ở một cách triệt để cho công nhân lao động cần duy trì tổ chức Hội nghị liên tịch giữa Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh và lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh để hàng năm đánh giá mối quan hệ phối hợp chỉ đạo. Đồng thời, tích cực đề xuất với các cơ quan chức năng của Nhà nước xem xét giải quyết các kiến nghị của công nhân và doanh nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân, đặc biệt là nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp tập trung có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (Trang 67 -73 )

×