7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Quá trình thực hiện vai trò của GCCN ở Thái Nguyên
Thứ nhất, GCCN ở Thái Nguyên ra đời rất sớm và thực hiện vai trò của nó phù hợp với vị trí địa kinh tế, địa chính trị của tỉnh.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ với diện tích tự nhiên 3.545,55 km² chiếm 1.07% diện tích tự nhiên cả nước, có địa giới hành chính chung với 6 tỉnh trong cả nước. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Đông Nam giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Đông Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội; Tây Nam giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang. Nhờ vị trí như vậy, Thái Nguyên có thể phát huy những lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục- đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đại hình mang đặc trưng ba vùng: vùng trung du gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình; vùng núi gồm huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ; vùng cao là huyện Võ Nhai. Chính đặc điểm địa hình tự nhiên vừa miền núi vừa trung du nên tiềm năng đất đai rất đa dạng cả về đất nông nghiệp, công nghiệp và đất rừng. Đặc biệt, Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng giàu về tài nguyên, khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn với nhiều chủng loại phong phú như các mỏ sắt, vàng, chì, kẽm....Từ lâu đã là nguồn hấp dẫn đối với nhiều nhà khai khoáng trong và ngoài nước. `
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bổ tương đối đều, trong đó lớn nhất là sông Cầu và Sông Công nên hệ thống giao thông của Thái Nguyên tương đối đa dạng, ngoài đường thuỷ Thái Nguyên có đường bộ khá hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có cả sông Rong bắt nguồn từ vùng núi huyện Võ Nhai đổ vào lưu vực sông Thương ở
50
Hữu Lũng – Lạng Sơn. Với vị trí thuận lợi về giao thông gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy.Thái Nguyên có 3 quốc lộ: Quốc lộ 3 chạy suốt chiều dài tỉnh Thái Nguyên từ Nam (Cầu Đa Phúc) lên Bắc (Phú Lương) qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng (trên 300 km). Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên đến Lạng Sơn; quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hòa (Bắc Giang) sang Thái Nguyên, với tổng chiều dài trên 500 km. Tỉnh quản lý 275,2 km. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 tuyến đường sắt: Hà Nội - Quán Triều - Núi Hồng, và Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) - Uông Bí - Quảng Ninh với tổng chiều dài tỉnh quản lý 167,5 km.
Tỉnh Thái Nguyên là một địa danh nằm trong Căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, là Trung tâm của Thủ đô kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Lực lượng GCCN của tỉnh Thái Nguyên ra đời sớm, gần như đồng thời với sự hình thành của GCCN Việt Nam. Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, GCCN cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa đạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh GCCN với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
Những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị thế chiến lược của một vùng đất địa chính trị, địa kinh tế thúc đẩy sự ra đời sớm GCCN ở Thái Nguyên, và đã tạo cho tỉnh có đầy đủ các điều kiện để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020.
Thứ hai, vai trò của GCCN ở Thái Nguyên thể hiện rõ trong quá trình phát triển của khu căn cứ địa cách mạng Việt Bắc
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Thái Nguyên đặc biệt trước sự lớn mạnh của GCCN ở Thái Nguyên Đảng cộng sản Đông Dương đã đặt ra nhiệm vụ
51
phải sớm xây dựng cho được chi bộ cơ sở Đảng ở Thái Nguyên nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển đúng hướng. Mùa xuân năm 1937 chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở huyện Võ Nhai. Bắt đầu từ thời gian đó, cùng với nhiều chi bộ cơ sở Đảng đội ngũ công nhân dần được giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh dũng cảm đấu tranh chống sự áp đặt và thống trị của thực dân Pháp
Sau ngày tuyên bố độc lập một thời gian, Hồ Chủ tịch và Thường vụ Trung ương Đảng đã chủ trương tích cực củng cố căn cứ địa Việt Bắc để nếu bắc buộc chúng ta phải kháng chiến, các cơ quan lãnh đạo Trung ương có thể sẽ chuyển trở lại Việt Bắc. Quá trình kháng chiến, cơ quan Trung ương, cơ quan của Bác, cơ quan Chính phủ, cơ quan Bộ tổng tư lệnh, Bộ Quốc phòng di chuyển nơi này nơi khác một thời gian ngắn, nhưng trung tâm vẫn dựa vào các huyện nói trên, đặc biệt là huyện Định Hóa không một nhà dân nào không có cơ quan ở. Trên cơ sở đó, Thái Nguyên đã được Trung ương Đảng và Bác Hồ lựa chọn trở thành căn cứ địa trong cuộc vận động cách mạng tháng 8 năm 1945. Đảng viên, cán bộ, nhân dân Thái Nguyên son sắc một lòng theo cách mạng, che chở, nuôi dưỡng, giúp đỡ bảo vệ TW Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến đi đến thắng lợi. Trong lực lượng cách mạng đó GCCN Thái Nguyên có đóng góp hết sức quan trọng trong sản xuất và trong chiến đấu. Thái Nguyên là Thủ đô của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân xâm lược Pháp. Nhiều chủ trương, đường lối kháng chiến, kiến quốc được quyết định ở đây và từ đây Trung ương Đảng, Bác Hồ, Chính phủ lãnh đạo toàn quốc thực hiện.
Thứ ba, vai trò “cánh chim đầu đàn” của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam cùng với sự hình thành, phát triển của khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên.
Thái Nguyên vinh dự được Trung ương Đảng và Chính phủ chọn để xây dựng Khu công nghiệp luyện kim đầu tiên của Tổ quốc. Năm 1959, tại thành phố Thái Nguyên, đã khởi công xây dựng Khu Gang thép Thái Nguyên. Hơn thế nữa, Đảng và Nhà nước ta cũng đầu tư xây dựng tại Thái Nguyên nhiều cơ sở quốc
52
phòng quan trọng bao gồm hệ thống các nhà máy (Z) chuyên sản xuất vũ khí, máy móc, chuyên dụng cho quân đội cùng với hàng loạt nhà máy, hầm mỏ, cơ sở tuyển quặng, than đã có từ trước với rất nhiều nhà máy cơ khí, vật liệu nổ, chế biến nông lâm sản mới vừa được xây dựng, Thái Nguyên thực sự trở thành một trong những khu công nghiệp nổi tiếng khu vực Đông Bắc. Trong giai đoạn 1965 - 1975, công nhân vừa sản xuất vừa phục vụ chiến đấu và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho miền Nam thân yêu đến ngày thắng lợi, thống nhất Tổ quốc. Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, công nhân Thái Nguyên đã chi viện sức người, sức của, tham gia chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, lực lượng GCCN thành phố phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò vị trí của mình trong hệ thống chính trị - xã hội của Thành phố và của tỉnh.
Thứ tư, trong thời kỳ đổi mới, GCCN ở Thái Nguyên khẳng định được vai trò đi đầu trong việc thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển nhanh sang cơ chế mới.
Bước vào thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý GCCN, viên chức, lao động Thành phố đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, thích nghi với cơ chế mới, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cũng như các tỉnh phía Bắc công nhân Thái Nguyên hoạt động trong cơ chế bao cấp kéo dài khi chuyển sang cơ chế mới, lúc đầu công nhân Thái Nguyên cũng không tránh khỏi lúng túng nhưng từ khi Đảng phát động công cuộc đổi mới toàn diện (1986), công nhân Thái Nguyên có bước chuyển nhanh sang cơ chế mới.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 11,11%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 17,5 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,7%/năm, đến năm 2010 đạt trên 12.000 tỷ đồng, nằm trong TOP 10 địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất toàn quốc. Dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình, bình quân tăng trưởng 11,86%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,12%, vượt 2,12% so với mục tiêu.
53
Như vậy, trong những năm qua GCCN đã đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp. Tăng tỷ trọng giá trị cây công nghiệp, nhất là cây chè, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; tăng cường trang bị máy móc, phương tiện và kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn so với trước đây.