Nguyên nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu khảo sát đánh giá nguồn gene đậu tương kháng bệnh thối thân thối rễ do nấm phytopthora sojae gây nên bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 26 - 28)

Bệnh thối thân đậu tương do nấm Phytophthora sojae thuộc lớp nấm trứng (Oomycetes) gây ra. Phytophthora sojae thuộc giới Chromalveolata, lớp Oomycetes, bộ Pythiales, họ Pythiaceae, chi Phytophthora.

Trong điều kiện ẩm ướt mầm bệnh tạo bào tửđộng di chuyển trong nước và các du động bào tử của Phytophthora sojae bị thu hút bởi các chất isoflavone genistein và daidzein tiết ra từ rễđậu tương và hạt nảy mầm, động bào tử có thể bám vào rễ, nảy mầm và xâm nhiễm vào tế bào thực vật. Từ rễ, bệnh phát triển các tổn thương có thể lan lên thân cây và cuối cùng tiêu diệt toàn bộ cây (Tyler et al., 1998)

Phytophthora sojae là một tác nhân gây bệnh tồn tại như bào tử trứng trong đất và mảnh vụn thực vật, bào tử trứng có thể tồn tại trong một số năm trong một trạng thái không hoạt động, có thể chịu được khi bịđóng băng và tồn tại trong thời gian dài ở nhiệt độ thấp. Du động bào tử là hình trứng, phẳng ở hai bên, các du động bào tử thiếu vách tế bào và bơi bằng hai roi có chiều dài không bằng nhau, roi Whiplash đang hướng về phía trước và roi tinsel ngắn kéo dài phía sau, đây là nhóm các sinh vật sản xuất bào tử bơi (môi trường nước).

Hình 1.1a. Phytophthora sojae bọc bào tử nảy mầm

Hình 1.1b. Phytophthora sojaeđộng bào tửđang bơi trong nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của nấm Phytophthora sojae

Phytophthora sojae tồn tại trong đất như bào tử trứng có khả năng chịu được thời tiết lạnh trong mùa đông. Trong thực tế, bào tử trứng vẫn còn dưới đất trong nhiều năm trước khi nảy mầm. Trong điều kiện đất gần bão hòa, bào tử trứng sẽ nảy mầm thành sợi nấm mà sau đó sản xuất các túi bào tử. Túi bào tử chín rất nhanh và khi đất trở nên bão hòa, du động bào tửđược phóng ra để lây nhiễm rễ chủ. Một khi bào tử đã xâm nhập được vào trong vật chủ, nó phá vỡ các tế bào thực vật với enzyme phân hủy protein và bắt đầu nảy mầm, sợi nấm sẽ bắt đầu phát triển thông qua các khoang gian bào của các tế bào thực vật, sau khi thiết lập giác mút của nó đối với các chất dinh dưỡng, nhiều bào tử trứng sẽ bắt đầu hình thành trong các tế bào vỏ của rễ. Vật chủ sẽ bắt đầu có các triệu chứng phụ như loét thân, héo, úa vàng và cũng nhưPhytophthora sojae tiếp tục sinh sản. Sinh sản liên tục này gây ra chết vật chủ vào các giai đoạn tiếp theo. Các bào tử trứng này sau đó vẫn tồn tại để qua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 mùa đông trong mảnh vụn của vật chủđã chết và đất, chu kỳđược lặp đi lặp lại một lần nữa vào mùa xuân khi điều kiện môi trường thuận lợi.

Phytophthora sojaeđược coi là một tác nhân gây bệnh đơn vòng và nhiễm trùng hiệu quả trong chu kỳ của nó. Điều này là do các bào tử trứng không nảy mầm với nhau tại cùng một thời điểm, chứ không phải có điều kiện riêng biệt cho từng loại do đó nó sẽ bắt đầu nảy mầm từ bào tử trước.

Một phần của tài liệu khảo sát đánh giá nguồn gene đậu tương kháng bệnh thối thân thối rễ do nấm phytopthora sojae gây nên bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 26 - 28)