Phương pháp đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, năng suất và khả

Một phần của tài liệu khảo sát đánh giá nguồn gene đậu tương kháng bệnh thối thân thối rễ do nấm phytopthora sojae gây nên bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 32)

năngkháng sâu bệnh

Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đặc điểm nông sinh học được áp dụng theo hướng dẫn trong tiêu chuẩn ngành QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 a. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển

- Thời gian từ gieo đến ra hoa: khoảng 50% số cây/ô có ít nhất 1 hoa nở. - Thời gian sinh trưởng từ gieo đến chín: khoảng 95% số quả trên ô có vỏ quả chuyển màu nâu hoặc đen.

Nhóm giống dài ngày: thời gian sinh trưởng > 100 ngày.

Nhóm giống trung ngày: thời gian sinh trưởng từ 85 đến 100 ngày. Nhóm giống ngắn ngày: thời gian sinh trưởng < 85 ngày.

- Chiều cao cây (cm): đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 10 cây mẫu/ô ở giai đoạn thu hoạch.

- Số cành cấp 1/cây: đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô ở giai đoạn thu hoạch.

b. Đánh giá một sốđặc điểm hình thái - Kiểu sinh trưởng: hữu hạn, vô hạn. - Dạng cây: đứng, nửa đứng, ngang. - Màu hoa: tím, trắng.

- Màu sắc vỏ hạt (trừ rốn hạt): vàng, xanh vàng, xanh, nâu, nâu nhạt, nâu sẫm, đỏ, đen.

- Màu sắc rốn hạt: xám, vàng, nâu, đen. c. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số quả chắc/ cây (quả): đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây. - Số hạt chắc/ quả (hạt): đếm số hạt chắc trên 10 quả, tính trung bình 1 quả. - KL 1000 hạt (g): xác định khối lượng 1000 hạt ởđộẩm khoảng 12%; cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ởđộẩm khoảng 12%.

- Tính năng suất lý thuyết

NSLT (tạ/ha)=(quả chắc/cây x hạt chắc/quả x khối lượng 1000 hạt x mật độ)/10000 d. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt, sương mai, thối thân ngoài đồng ruộng

Bệnh gỉ sắt Phakopsora pachyrhizi Sydow

Triệu chứng: Bệnh hại nặng nhất ở lá, có thể có trên thân cành và quả. Lúc ban đầu ở mặt dưới lá vết bệnh hình thành dưới dạng những chấm nhỏ màu vàng trong, đường kính từ 0.2 – 0.3 đến hơn 1mm. Sau đó, vết bệnh nổi lên trên mặt lá có màu vàng nâu, biểu bì lá nát ra để lộổ bào tử có mầu nâu vàng (màu gạch non).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Mức độ biểu hiện: Đánh giá ở thời kỳ trước thu hoạch

Cấp 1: Rất nhẹ <1% diện tích lá bị hại Cấp 3: Nhẹ 1- 5% diện tích lá bị bệnh

Cấp 5: Trung bình 6- 25% diện tích lá bị bệnh Cấp 7: Nặng >25- 50% diện tích lá bị bệnh Cấp 9: Rất nặng >50% diện tích lá bị bệnh

Bệnh sương mai Peronospora manshurica

Triệu chứng: Bệnh hại các bộ phận lá, thân, qủa; hại lá là chủ yếu. Trên lá bệnh xuất hiện đầu tiên những chấm nhỏ màu xanh vàng xám dần, vết bệnh mở rộng hình thành đa giác, hình không cốđịnh. Vết bệnh rải rác trên lá nhưng thường ở dọc các gân lá, cuối cùng vết bệnh có màu nâu vàng, khô cháy. Mặt dưới vết bệnh có lớp mốc trắng xám, hơi xốp đó là các bào tử của nấm gây bệnh. Bóc quả bị bệnh thấy bên trong cũng có lớp nấm mốc trắng xám, hạt lép.

Mức độ biểu hiện: Đánh giá ở thời kỳ trước thu hoạch Cấp 1: Rất nhẹ <1% diện tích lá bị hại

Cấp 3: Nhẹ 1-5% diện tích lá bị bệnh

Cấp 5: Trung bình 6-25% diện tích lá bị bệnh Cấp 7: Nặng >25-50% diện tích lá bị bệnh Cấp 9: Rất nặng >50% diện tích lá bị bệnh

Bệnh thối thân thối rễPhytophthora sojae

Triệu chứng: Cây con bị nhiễm bệnh thường chết trước khi cây nhô ra khỏi mặt đất, hoặc thân bị úng, lá héo vàng và chết ngay sau đó. Cây lớn hơn thân cây và phần thân cách nhánh dưới có màu nâu sau đó vết bệnh lan dần làm cây chết.

Mức độ biểu hiện: Đánh giá thời kỳ trước thu hoạch Cấp 1: Không bị bệnh

Cấp 3: Nhẹ < 20% diện tích thân, rễ nhiễm bệnh

Cấp 5: Trung bình 20-50% diện tích thân, rễ nhiễm bệnh Cấp 7: Nặng >50-70 % diện tích thân, rễ nhiễm bệnh Cấp 9: Rất nặng >70% diện tích thân, rễ nhiễm bệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát đánh giá nguồn gene đậu tương kháng bệnh thối thân thối rễ do nấm phytopthora sojae gây nên bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 32)